Hệ sinh thái biển là nền tảng để phát triển kinh tế - xã hội Hệ sinh thái biển là nền tảng để phát triển kinh tế - xã hội Hệ sinh thái (HST) biển Việt Nam đa dạng và phong phú, về cơ bản mang đặc điểm của HST biển nhiệt đới gió mùa, tính chất mùa thể hiện rõ cho từng vùng, tuy nhiên có bốn nhóm HST đặc trưng là cơ sở nền tảng cho phát triển kinh tế-xã hội. Hệ sinh thái rạn san hô (coral reef) Rạn san hô là một trong những HST đặc sắc của biển Việt Nam, thường phân bố trong các vùng nước biển nông ven bờ và quanh các hải đảo của nước ta, với hơn 200 điểm có tổng diện tích khoảng 110.000 ha. Rạn san hô phân bố tập trung ở các vùng biển quanh quần đảo Cô Tô, Hạ Long (Quảng Ninh); Cát Bà, Bạch Long Vĩ (Hải Phòng); đảo Cù Lao Chàm (Quảng Nam); vịnh Văn Phong, vịnh Nha Trang (Khánh Hoà); ven bờ Ninh Hải (Ninh Thuận); vịnh Cà Ná, đảo Phú Quý (Bình Thuận); Quần đảo Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu); và đảo Phú Quốc, Nam Du (Kiên Giang). Đây là những vùng giàu tiềm năng trong bảo tồn đa dạng sinh học, nguồn giống hải sản tự nhiên, nguồn lợi sinh vật biển và phục vụ phát triển du lịch sinh thái. Trong các HST rạn san hô ở nước ta, đã ghi nhận, phát hiện được hơn 1.780 loài, trong đó, cá là nhóm có tính đa dạng sinh học cao nhất; nhóm động vật thân mềm khoảng hơn 400 loài. Rạn san hô là một trong những HST đặc sắc của biển Việt Nam. (Ảnh minh họa) Rạn san hô là một trong những HST đa dạng nhất và cũng mang lại nhiều dịch vụ HST cho con người. Các dịch vụ rạn san hô mang lại có thể kể đến: Hải sản, bảo vệ bờ biển (shoreline protection), duy trì đa dạng sinh học, chế biến dược phẩm (thuốc), và nhiều tiềm năng dịch vụ khác thúc đẩy mạnh mẽ nền công nghiệp du lịch và giải trí. Ví dụ như, hơn 150.000 km bờ biển của hơn 100 quốc gia đang được bảo vệ bởi rạn san hô [Burke et al, 2011]; nhiều nghiên cứu vào thế kỷ 21 cho thấy, rạn san hô là dược liệu vô cùng công hiệu với hơn một nửa các nghiên cứu về thuốc chữa ung thư mới tập trung vào các sinh vật biển [Fennical, 1996], rạn san hô còn từng được sử dụng để điều trị ung thư, HIV, tim mạch và các bệnh lý khác. Tại các nước đang phát triển, khu vực rạn san hô cung cấp khoảng một phần tư lượng cá bắt được và cung cấp thức ăn cho khoảng 1 tỉ người châu Á [Monre, 2001]. Về giá trị kinh tế, dịch vụ hệ sinh thái rạn san hô cung cấp các sản phẩm và dịch vụ có giá trị ước tính trung bình khoảng 375 tỉ USD/năm cho hàng triệu người [Costanza Robert et al,1997]. Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về giá trị kinh tế của rạn san hô tại các khu bảo tồn biển. Nama et al (2005) đã đánh giá giá trị của 128 ha rạn san hô tại khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang; các hoạt động giải trí du lịch như lặn, chèo thuyền…đã tạo ra lợi nhuận 4,25 triệu USD tương đương 332 USD/ha/năm, bao gồm lượng tiêu thụ của du khách là 2,402,105 USD, trong đó, giá trị bổ sung từ tiêu dùng trực tiếp là 589,011 USD, giá trị từ tiêu dùng gián tiếp là 642,528 USD. Theo đánh giá của Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển cộng đồng, tổng giá trị các sản phẩm dịch vụ của HST rạn san hô của nước ta ước tính vào khoảng 100 triệu USD/năm, trong đó 1 km2 rạn san hô có thể cung cấp lượng hải sản đánh bắt lên tới 10.000 USD. Đối với ngành công nghiệp đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản tại địa phương, tổng giá trị bổ sung từ chức năng hỗ trợ của rạn san hô tại Khu bảo tồn Hòn Mu được ước tính vào khoảng 2 triệu USD [Khan Nam et al., 2005]. Hệ sinh thái rừng ngập mặn Rừng ngập mặn (RNM) là quần thể thực vật được phân bố dọc bờ biển, vùng cửa sông và vùng nhiệt đới trên thế giới. Đây là HST thái có trữ lượng carbon cao với phần lớn carbon tập trung trong đất. Theo thống kê, năm 2015, cả nước có 57.211 ha RNM trải dài ở 28 tỉnh, thành phố ven biển. RNM đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho nhân dân trong vùng các loại lâm sản như gỗ, thức ăn…; Đây cũng là nơi lưu trú, sinh sản, kiếm ăn của các loài sinh vật, thủy sản có giá trị như chim nước, chim di cư. Ngoài ra, RNM còn có chức năng to lớn trong việc bảo vệ đường bờ sông, bờ biển khỏi xói lở, bảo vệ đê điều, ruộng vườn, nhà cửa, làng mạc, đồng thời điều hóa khí hậu cho khu vực. Vì vậy, RNM đang thực hiện những chức năng và vai trò sinh thái to lớn đối với tài nguyên, môi trường và sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chúng đem lại sinh kế, nguồn thức ăn và những lợi ích lâu dài khác cho đời sống của hàng ngàn người dân sống trong khu vực [Nguyễn Xuân Hòa và đồng nghiệp, 2010]. Bên cạnh đó rừng ngập mặn còn đóng vai trò tích cực trong việc hấp thụ CO2, một khu RNM 15 năm tuổi có thể hấp thụ 90.24 tấn CO2/ha/năm [Jim Enright, 2000], góp phần đáng kể trong việc giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu. Những cơn bão đổ bộ vào Việt Nam trong ba năm qua, những nơi nào có RNM được bảo vệ tốt thì đê biển mặc dù chỉ được xây dựng bằng đất nện vẫn đứng vững vàng. Ngược lại, các đê biển bằng bê-tông hoặc kè đá ở những khu vực không có RNM hoặc rừng bị chặt phá thì đê biển đều bị phá vỡ. Kết quả khảo sát ở những quốc gia có sóng thần cũng cho thấy các dải RNM có thể làm giảm cường độ của sóng thần từ 50% đến 90% nên các làng mạc sau RNM ít bị ảnh hưởng. Ví dụ như RNM ven biển đồng bằng sông Cửu Long có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ hơn 7 nghìn km đê biển, đê cửa sông ven biển, bờ bao, bảo vệ cuộc sống và sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển. Trong khi đó, giá trị ước tính của 3.100 ha RNM ở Vườn quốc gia (VQG) Xuân Thủy, tỉnh Nam Định khoảng 2,6 triệu đồng/ha/năm, với chức năng bảo vệ 10,5 km hệ thống đê điều [Thúy Ngọc, 2014]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Minh Huyền và cộng sự (2010), Nguyễn Quang Hùng và cộng sự (2013), giá trị kinh tế của HST rừng ngập mặn trong khoảng tử 0.204 đến 1.67 tỉ/ha/năm; Của HST rạn san hô là 1.71 đến 11.42 tỉ VNĐ/ha/năm và HST thảm cỏ biển là 0.656 tỉ VNĐ/ha/năm. Trong khi đó, nghiên cứu của Trần Đình Lân và cộng sự (2015) đã định giá sản phẩm và dịch vụ của HST đảo Bạch Long Vĩ là khoảng 599 tỉ VNĐ/năm (26,62 triệu USD) tương đương với 94,3 triệu VNĐ/ha/năm; đảo Bạch Long Vĩ là 267,5 tỉ VNĐ/năm (12 triệu USD) tương đương với 30,742 triệu/ha/năm; đảo Thổ Chu là 562,2 tỉ/năm (khoảng 25 triệu USD) tương đương với 125,47 triệu/ha/năm. Hệ sinh thái cỏ biển (seagrass) HST cỏ biển tập trung chủ yếu ở khu vực biển ven bờ có độ sâu từ 0 – 20 m thuộc một số khu thủy vực ven bờ, đầm thủy triều cửa sông nhỏ và ven các đảo Việt Nam, quanh đảo Phú Quốc và một số vùng cửa sông, đầm phá ở khu vực miền Trung như đầm Tam Giang - Cầu Hai, đầm Thủy triều,... Hiện nay đã xác định được diện tích phân bố thảm cỏ biển ở Việt Nam là hơn 20.000 ha. Trong đó phân bố ở khu vực ven bờ chiếm khoảng 50% tương đương 10.000 ha. Số lượng các quần xã sinh vật trên thảm cỏ biển ở Việt Nam là gần 1500 loài với hơn 1000 loài là các thảm cỏ biển ven bờ [Nguyễn Thị Thu và cộng sự, 2011]. HST cỏ biển cũng đem lại nhiều giá trị tiềm năng để phát triển kinh tế biển. (Ảnh minh họa) Do đặc trưng khí hậu môi trường biển Bắc Nam khác nhau ở nước ta, nên cũng như sinh vật biển nói chung, thành phần loài cỏ biển cũng khác nhau giữa hai vùng phía Bắc (từ Quảng Ninh tới Đà Nẵng) và phía Nam (từ Đà Nẵng tới vịnh Thái Lan).Cũng như nhiều HST khác, HST cỏ biển cũng đem lại các giá trị tiềm năng đáng ghi nhận. Cỏ biển là nơi cư trú của các loài sinh vật biển. Bên cạnh đó, HST cỏ biển còn có giá trị dịch vụ HST đối với vùng bờ biển như cung cấp bãi đánh bắt cá, chắn sóng biển, cung cấp oxy và giúp chống xói mòn ven biển. Mỗi m2 cỏ biển có thể tạo ra 10 lít O2 hòa tan, góp phần cân bằng O2 và CO2 trong nước, làm giảm hiệu ứng nhà kính khi hấp thụ CO2 vào nước. Trong thời gian một năm, 0,44 ha cỏ biển có thể tạo ra 10 tấn lá làm nguồn thức ăn, sinh cảnh và nơi sinh sản của nhiều loài động vật không xương sống, có xương sống cả ở giai đoạn con non và trưởng thành. Các loài cỏ biển cũng đóng góp vào mạng lưới thức ăn, hoặc trực tiếp thông qua các động vật ăn cỏ biển hay gián tiếp sau khi các loài thực vật cỏ biển chết đi và trở thành thức ăn mùn bã [VASI, 2017]. Costansa (2000) cho rằng vai trò của cỏ biển là rất quan trọng, chúng tham gia trong chu trình dinh dưỡng ở biển ven bờ, ước tính khoảng 3,8 nghìn tỉ USD và giá trị trung bình đạt 212.000 USD/1 ha cỏ biển/năm. Ngoài giá trị sinh thái như điều chỉnh môi trường, bãi đẻ của một số loài hải sản, v.v. cỏ biển còn được sử dụng trực tiếp trong nhiều ngành kinh tế như làm giấy viết, hóa chất, vật liệu xây dựng, thuốc chữa bệnh, thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, phân bón,… Ngoài ra, theo nghiên cứu của TS Cao Văn Lương (2019), mặc dù có diện tích không nhiểu chỉ chiếm 0,2% diện tích đáy đại dương của thế giới, cỏ biển lại có khả năng lưu trữ carbon cao, gấp 2-3 lần khả năng lưu trữ carbon của rừng thường xanh. HST biển của Việt Nam đa dạng và phong phú, có tiềm năng lớn, cơ bản mang đặc điểm của HST biển Nhiệt đới gió mùa, tính chất mùa thể hiện rõ cho từng vùng, tuy nhiên có bốn nhóm HST đặc trưng là cơ sở nền tảng cho phát triển kinh tế-xã hội. Những HST này đóng vai trò quan trọng cho phát triển nhiều loại hình kinh tế biển. Việc duy trì, phát triển các HST biển trong nội hàm của “kinh tế xanh lam” – Blue Econmy để khai thác đúng giá trị tiềm năng của biển là định hướng sắp tới của nước ta, phù hợp với xu hướng chung của toàn cầu. Thành phần loài cỏ biển phía Bắc ít hơn, cho tới nay chỉ mới biết 9 loài, với đặc trưng cận nhiệt đới - ôn đới thuộc chi Zostera. Các loài còn lại đều phân bố rộng trong vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương, thấy cả ở vùng biển phía Nam. Vùng biển phía Nam có thành phần loài giàu hơn (12 loài), với các loài phân bố từ Đông Phi tới Australia (Thalassodendron ciliatum, Cymodocea rotundata, Cymodocea serrulata, S. isoetifolium). Các loài còn lại phân bố rộng trong khu vực, thấy cả ở vùng phía Bắc. Đáng chú ý là loài Enhalus acoroides cũng là loài có phân bố rộng, nhưng cho tới nay mới chỉ thấy ở vùng biển phía Nam. Căn cứ vào các tài liệu khảo sát bước đầu có thể nhận xét, phân bố loài có xu thế tăng dần từ Bắc vào Nam: vùng ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng có 5 loài, Thừa Thiên - Huế có 6 loài, Phú Yên có 7 loài, Khánh Hòa có 9 loài, Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo) có 11 loài. PGS.TS Nguyễn Thế Chinh,TS Lại Văn Mạnh,ThS Nguyễn Thế Thông Viện Chiến lược Chính sách, Tài nguyên và Môi trường Hệ sinh thái (HST) biển Việt Nam đa dạng và phong phú, về cơ bản mang đặc điểm của HST biển nhiệt đới gió mùa, tính chất mùa thể hiện rõ cho từng vùng, tuy nhiên có bốn nhóm HST đặc trưng là cơ sở nền tảng cho phát triển kinh tế-xã hội. Hệ sinh thái rạn san hô (coral reef) Rạn san hô là một trong những HST đặc sắc của biển Việt Nam, thường phân bố trong các vùng nước biển nông ven bờ và quanh các hải đảo của nước ta, với hơn 200 điểm có tổng diện tích khoảng 110.000 ha. Rạn san hô phân bố tập trung ở các vùng biển quanh quần đảo Cô Tô, Hạ Long (Quảng Ninh); Cát Bà, Bạch Long Vĩ (Hải Phòng); đảo Cù Lao Chàm (Quảng Nam); vịnh Văn Phong, vịnh Nha Trang (Khánh Hoà); ven bờ Ninh Hải (Ninh Thuận); vịnh Cà Ná, đảo Phú Quý (Bình Thuận); Quần đảo Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu); và đảo Phú Quốc, Nam Du (Kiên Giang). Đây là những vùng giàu tiềm năng trong bảo tồn đa dạng sinh học, nguồn giống hải sản tự nhiên, nguồn lợi sinh vật biển và phục vụ phát triển du lịch sinh thái. Trong các HST rạn san hô ở nước ta, đã ghi nhận, phát hiện được hơn 1.780 loài, trong đó, cá là nhóm có tính đa dạng sinh học cao nhất; nhóm động vật thân mềm khoảng hơn 400 loài. Rạn san hô là một trong những HST đặc sắc của biển Việt Nam. (Ảnh minh họa)Rạn san hô là một trong những HST đa dạng nhất và cũng mang lại nhiều dịch vụ HST cho con người. Các dịch vụ rạn san hô mang lại có thể kể đến: Hải sản, bảo vệ bờ biển (shoreline protection), duy trì đa dạng sinh học, chế biến dược phẩm (thuốc), và nhiều tiềm năng dịch vụ khác thúc đẩy mạnh mẽ nền công nghiệp du lịch và giải trí. Ví dụ như, hơn 150.000 km bờ biển của hơn 100 quốc gia đang được bảo vệ bởi rạn san hô [Burke et al, 2011]; nhiều nghiên cứu vào thế kỷ 21 cho thấy, rạn san hô là dược liệu vô cùng công hiệu với hơn một nửa các nghiên cứu về thuốc chữa ung thư mới tập trung vào các sinh vật biển [Fennical, 1996], rạn san hô còn từng được sử dụng để điều trị ung thư, HIV, tim mạch và các bệnh lý khác.Tại các nước đang phát triển, khu vực rạn san hô cung cấp khoảng một phần tư lượng cá bắt được và cung cấp thức ăn cho khoảng 1 tỉ người châu Á [Monre, 2001]. Về giá trị kinh tế, dịch vụ hệ sinh thái rạn san hô cung cấp các sản phẩm và dịch vụ có giá trị ước tính trung bình khoảng 375 tỉ USD/năm cho hàng triệu người [Costanza Robert et al,1997].Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về giá trị kinh tế của rạn san hô tại các khu bảo tồn biển. Nama et al (2005) đã đánh giá giá trị của 128 ha rạn san hô tại khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang; các hoạt động giải trí du lịch như lặn, chèo thuyền…đã tạo ra lợi nhuận 4,25 triệu USD tương đương 332 USD/ha/năm, bao gồm lượng tiêu thụ của du khách là 2,402,105 USD, trong đó, giá trị bổ sung từ tiêu dùng trực tiếp là 589,011 USD, giá trị từ tiêu dùng gián tiếp là 642,528 USD.Theo đánh giá của Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển cộng đồng, tổng giá trị các sản phẩm dịch vụ của HST rạn san hô của nước ta ước tính vào khoảng 100 triệu USD/năm, trong đó 1 km2 rạn san hô có thể cung cấp lượng hải sản đánh bắt lên tới 10.000 USD. Đối với ngành công nghiệp đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản tại địa phương, tổng giá trị bổ sung từ chức năng hỗ trợ của rạn san hô tại Khu bảo tồn Hòn Mu được ước tính vào khoảng 2 triệu USD [Khan Nam et al., 2005].Hệ sinh thái rừng ngập mặnRừng ngập mặn (RNM) là quần thể thực vật được phân bố dọc bờ biển, vùng cửa sông và vùng nhiệt đới trên thế giới. Đây là HST thái có trữ lượng carbon cao với phần lớn carbon tập trung trong đất.Theo thống kê, năm 2015, cả nước có 57.211 ha RNM trải dài ở 28 tỉnh, thành phố ven biển. RNM đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho nhân dân trong vùng các loại lâm sản như gỗ, thức ăn…; Đây cũng là nơi lưu trú, sinh sản, kiếm ăn của các loài sinh vật, thủy sản có giá trị như chim nước, chim di cư. Ngoài ra, RNM còn có chức năng to lớn trong việc bảo vệ đường bờ sông, bờ biển khỏi xói lở, bảo vệ đê điều, ruộng vườn, nhà cửa, làng mạc, đồng thời điều hóa khí hậu cho khu vực. Vì vậy, RNM đang thực hiện những chức năng và vai trò sinh thái to lớn đối với tài nguyên, môi trường và sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chúng đem lại sinh kế, nguồn thức ăn và những lợi ích lâu dài khác cho đời sống của hàng ngàn người dân sống trong khu vực [Nguyễn Xuân Hòa và đồng nghiệp, 2010]. Bên cạnh đó rừng ngập mặn còn đóng vai trò tích cực trong việc hấp thụ CO2, một khu RNM 15 năm tuổi có thể hấp thụ 90.24 tấn CO2/ha/năm [Jim Enright, 2000], góp phần đáng kể trong việc giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu.Những cơn bão đổ bộ vào Việt Nam trong ba năm qua, những nơi nào có RNM được bảo vệ tốt thì đê biển mặc dù chỉ được xây dựng bằng đất nện vẫn đứng vững vàng. Ngược lại, các đê biển bằng bê-tông hoặc kè đá ở những khu vực không có RNM hoặc rừng bị chặt phá thì đê biển đều bị phá vỡ. Kết quả khảo sát ở những quốc gia có sóng thần cũng cho thấy các dải RNM có thể làm giảm cường độ của sóng thần từ 50% đến 90% nên các làng mạc sau RNM ít bị ảnh hưởng. Ví dụ như RNM ven biển đồng bằng sông Cửu Long có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ hơn 7 nghìn km đê biển, đê cửa sông ven biển, bờ bao, bảo vệ cuộc sống và sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển. Trong khi đó, giá trị ước tính của 3.100 ha RNM ở Vườn quốc gia (VQG) Xuân Thủy, tỉnh Nam Định khoảng 2,6 triệu đồng/ha/năm, với chức năng bảo vệ 10,5 km hệ thống đê điều [Thúy Ngọc, 2014].Theo nghiên cứu của Nguyễn Minh Huyền và cộng sự (2010), Nguyễn Quang Hùng và cộng sự (2013), giá trị kinh tế của HST rừng ngập mặn trong khoảng tử 0.204 đến 1.67 tỉ/ha/năm; Của HST rạn san hô là 1.71 đến 11.42 tỉ VNĐ/ha/năm và HST thảm cỏ biển là 0.656 tỉ VNĐ/ha/năm. Trong khi đó, nghiên cứu của Trần Đình Lân và cộng sự (2015) đã định giá sản phẩm và dịch vụ của HST đảo Bạch Long Vĩ là khoảng 599 tỉ VNĐ/năm (26,62 triệu USD) tương đương với 94,3 triệu VNĐ/ha/năm; đảo Bạch Long Vĩ là 267,5 tỉ VNĐ/năm (12 triệu USD) tương đương với 30,742 triệu/ha/năm; đảo Thổ Chu là 562,2 tỉ/năm (khoảng 25 triệu USD) tương đương với 125,47 triệu/ha/năm.Hệ sinh thái cỏ biển (seagrass)HST cỏ biển tập trung chủ yếu ở khu vực biển ven bờ có độ sâu từ 0 – 20 m thuộc một số khu thủy vực ven bờ, đầm thủy triều cửa sông nhỏ và ven các đảo Việt Nam, quanh đảo Phú Quốc và một số vùng cửa sông, đầm phá ở khu vực miền Trung như đầm Tam Giang - Cầu Hai, đầm Thủy triều,... Hiện nay đã xác định được diện tích phân bố thảm cỏ biển ở Việt Nam là hơn 20.000 ha. Trong đó phân bố ở khu vực ven bờ chiếm khoảng 50% tương đương 10.000 ha. Số lượng các quần xã sinh vật trên thảm cỏ biển ở Việt Nam là gần 1500 loài với hơn 1000 loài là các thảm cỏ biển ven bờ [Nguyễn Thị Thu và cộng sự, 2011]. HST cỏ biển cũng đem lại nhiều giá trị tiềm năng để phát triển kinh tế biển. (Ảnh minh họa)Do đặc trưng khí hậu môi trường biển Bắc Nam khác nhau ở nước ta, nên cũng như sinh vật biển nói chung, thành phần loài cỏ biển cũng khác nhau giữa hai vùng phía Bắc (từ Quảng Ninh tới Đà Nẵng) và phía Nam (từ Đà Nẵng tới vịnh Thái Lan).Cũng như nhiều HST khác, HST cỏ biển cũng đem lại các giá trị tiềm năng đáng ghi nhận. Cỏ biển là nơi cư trú của các loài sinh vật biển. Bên cạnh đó, HST cỏ biển còn có giá trị dịch vụ HST đối với vùng bờ biển như cung cấp bãi đánh bắt cá, chắn sóng biển, cung cấp oxy và giúp chống xói mòn ven biển. Mỗi m2 cỏ biển có thể tạo ra 10 lít O2 hòa tan, góp phần cân bằng O2 và CO2 trong nước, làm giảm hiệu ứng nhà kính khi hấp thụ CO2 vào nước. Trong thời gian một năm, 0,44 ha cỏ biển có thể tạo ra 10 tấn lá làm nguồn thức ăn, sinh cảnh và nơi sinh sản của nhiều loài động vật không xương sống, có xương sống cả ở giai đoạn con non và trưởng thành.Các loài cỏ biển cũng đóng góp vào mạng lưới thức ăn, hoặc trực tiếp thông qua các động vật ăn cỏ biển hay gián tiếp sau khi các loài thực vật cỏ biển chết đi và trở thành thức ăn mùn bã [VASI, 2017]. Costansa (2000) cho rằng vai trò của cỏ biển là rất quan trọng, chúng tham gia trong chu trình dinh dưỡng ở biển ven bờ, ước tính khoảng 3,8 nghìn tỉ USD và giá trị trung bình đạt 212.000 USD/1 ha cỏ biển/năm. Ngoài giá trị sinh thái như điều chỉnh môi trường, bãi đẻ của một số loài hải sản, v.v. cỏ biển còn được sử dụng trực tiếp trong nhiều ngành kinh tế như làm giấy viết, hóa chất, vật liệu xây dựng, thuốc chữa bệnh, thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, phân bón,… Ngoài ra, theo nghiên cứu của TS Cao Văn Lương (2019), mặc dù có diện tích không nhiểu chỉ chiếm 0,2% diện tích đáy đại dương của thế giới, cỏ biển lại có khả năng lưu trữ carbon cao, gấp 2-3 lần khả năng lưu trữ carbon của rừng thường xanh.HST biển của Việt Nam đa dạng và phong phú, có tiềm năng lớn, cơ bản mang đặc điểm của HST biển Nhiệt đới gió mùa, tính chất mùa thể hiện rõ cho từng vùng, tuy nhiên có bốn nhóm HST đặc trưng là cơ sở nền tảng cho phát triển kinh tế-xã hội. Những HST này đóng vai trò quan trọng cho phát triển nhiều loại hình kinh tế biển. Việc duy trì, phát triển các HST biển trong nội hàm của “kinh tế xanh lam” – Blue Econmy để khai thác đúng giá trị tiềm năng của biển là định hướng sắp tới của nước ta, phù hợp với xu hướng chung của toàn cầu.Thành phần loài cỏ biển phía Bắc ít hơn, cho tới nay chỉ mới biết 9 loài, với đặc trưng cận nhiệt đới - ôn đới thuộc chi Zostera. Các loài còn lại đều phân bố rộng trong vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương, thấy cả ở vùng biển phía Nam.Vùng biển phía Nam có thành phần loài giàu hơn (12 loài), với các loài phân bố từ Đông Phi tới Australia (Thalassodendron ciliatum, Cymodocea rotundata, Cymodocea serrulata, S. isoetifolium). Các loài còn lại phân bố rộng trong khu vực, thấy cả ở vùng phía Bắc. Đáng chú ý là loài Enhalus acoroides cũng là loài có phân bố rộng, nhưng cho tới nay mới chỉ thấy ở vùng biển phía Nam. Căn cứ vào các tài liệu khảo sát bước đầu có thể nhận xét, phân bố loài có xu thế tăng dần từ Bắc vào Nam: vùng ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng có 5 loài, Thừa Thiên - Huế có 6 loài, Phú Yên có 7 loài, Khánh Hòa có 9 loài, Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo) có 11 loài.PGS.TS Nguyễn Thế Chinh,TS Lại Văn Mạnh,ThS Nguyễn Thế ThôngViện Chiến lược Chính sách, Tài nguyên và Môi trường Trở về đầu trang hệ sinh thái biển Việt Nam đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng ngập mặn rạn san hô hệ sinh thái cỏ biển 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10