• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Tin tức - Sự kiện

Đắk Lắk chuyển đổi mô hình du lịch cưỡi voi sang mô hình du lịch thân thiện với voi

hiều 10/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk cho biết, lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk vừa ký Quyết định số 2486/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án hỗ trợ kỹ thuật việc thực hiện chuyển đổi mô hình du lịch cưỡi voi sang mô hình du lịch thân thiện với voi trên địa bàn tỉnh.

Dự án do tổ chức AAF tài trợ sẽ góp phần đẩy nhanh việc chuyển đổi mô hình du lịch cưỡi voi sang mô hình du lịch thân thiện với voi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Theo đó, xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk quyết định phê duyệt khoản viện trợ phi dự án Hỗ trợ việc thực hiện chuyển đổi Mô hình du lịch cưỡi voi sang Mô hình du lịch thân thiện với voi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, do tổ chức Animals Asia Foundation (AAF, Hồng Công-Trung Quốc) tài trợ.

Mục tiêu của dự án nhằm triển khai mô hình hoạt động du lịch thân thiện với voi, chấm dứt các hoạt động du lịch cưỡi voi và nâng cao phúc lợi cho các cá thể voi nhà và duy trì, bảo tồn quần thể voi nhà trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Dự án hướng đến kết quả chủ yếu là Mô hình du lịch thân thiện với voi được thực hiện trên địa bàn huyện Buôn Đôn và huyện Lắk, thay thế hoàn toàn cho hình thức du lịch cưỡi voi; đàn voi nhà được bảo tồn, chăm sóc, bảo đảm phúc lợi, kéo dài tuổi thọ; chủ và nài voi được bù đắp nguồn thu nhập bị thiếu hụt do dừng phục vụ cưỡi voi; các trung tâm du lịch được hỗ trợ kỹ thuật để chuyển đổi sang mô hình du lịch thân thiện với voi; thành lập hợp tác xã du lịch nhằm quản lý, vận hành mô hình du lịch thân thiện với voi tại huyện Lắk; hoạt động giáo dục, nâng cao nhận thức bảo vệ và bảo tồn loài voi được phổ biến lan tỏa hiệu quả cao tới các tầng lớp xã hội, cộng đồng…

Thời gian thực hiện dự án từ tháng 11/2022 đến tháng 12/2026. Địa điểm thực hiện trên địa bàn huyện Buôn Đôn gồm: Vườn quốc gia Yok Đôn; Trung tâm Bảo tồn voi, cứu hộ động vật và quản lý bảo vệ rừng; các công ty du lịch đang hoạt động trên địa bàn huyện; trên địa bàn huyện Lắk gồm: Ban Quản lý rừng lịch sử-văn hóa-môi trường Hồ Lắk.

Tổng giá trị khoản viện trợ là 55 tỷ 452 triệu đồng, trong đó vốn viện trợ không hoàn lại là 50 tỷ 888 triệu đồng, vốn đối ứng từ nguồn ngân sách sự nghiệp được bố trí cho Trung tâm Bảo tồn voi, cứu trợ động vật và quản lý bảo vệ rừng hằng năm là 4 tỷ 564 triệu đồng.

Cơ chế tài chính áp dụng đối với khoản viện trợ thuộc nguồn thu ngân sách Nhà nước. Việc quản lý khoản viện trợ thực hiện theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 80/2020/NĐ-CP ngày 8/7/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam.

Phương thức quản lý thực hiện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk chủ trì tiếp nhận, thành lập Ban Quản lý dự án để quản lý và tổ chức các hoạt động của khoản viện trợ; chỉ đạo Trung tâm Bảo tồn voi, cứu trợ động vật và quản lý bảo vệ rừng phối hợp các đơn vị có liên quan và nhà tài trợ thực hiện khoản viện trợ theo đúng quy định, bảo đảm mục tiêu, kết quả đề ra; báo cáo khoản viện trợ cho cơ quan chủ quản theo quy định hoặc khi có yêu cầu.

Tổ chức AAF hỗ trợ kinh phí theo cam kết, trực tiếp quản lý và giám sát nguồn viện trợ; thực hiện tài trợ Dự án thông qua các hoạt động cung cấp chuyên gia, hỗ trợ kỹ thuật, tài chính... cho Trung tâm Bảo tồn voi, cứu trợ động vật và quản lý bảo vệ rừng, các tổ chức, cá nhân tham gia vào dự án.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk có trách nhiệm tiếp nhận, phối hợp, quản lý các hoạt động của dự án theo đúng quy định hiện hành; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo kết thúc theo đúng quy định; phối hợp Sở Tài chính thực hiện đúng các quy định về quản lý tài chính đối với viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam. Việc triển khai các hoạt động trong khuôn khổ dự án phải bảo đảm thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định.

Thực hiện thủ tục xin chủ trương Ủy ban nhân dân tỉnh đối với việc tổ chức các hội nghị, hội thảo trong khuôn khổ Dự án theo quy định. Thực hiện thủ tục đoàn vào đối với các đoàn công tác có sự tham gia của tổ chức nước ngoài đến làm việc tại tỉnh trong khuôn khổ dự án, kể cả khi trong đoàn không có người nước ngoài thông qua Sở Ngoại vụ theo quy định ít nhất 7 ngày trước khi đoàn đến.

Sở Tài chính tỉnh Đắk Lắk có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện đúng các quy định về quản lý tài chính đối với viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam.

Tổ chức AAF có trách nhiệm hỗ trợ kinh phí thực hiện khoản viện trợ theo cam kết nhằm đạt được các mục tiêu theo kế hoạch đã đề ra; thực hiện thủ tục xin cấp phép hoạt động cho các cơ quan báo chí, truyền thông nước ngoài khi đến tỉnh thực hiện các ấn phẩm truyền thông về bảo tồn voi theo quy định của Nghị định số 88/2012/NĐ-CP ngày 23/10/2012 của Chính phủ quy định về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.

Nguyễn Công Lý

Nguồn: Báo Nhân Dân

Trở về đầu trang
   Đắk Lắk chuyển đổi du lịch cưỡi voi thân thiện với voi
1.75   Tổng số:4 lượt

Các tin khác

  • Hợp tác là "chìa khóa" để phát triển du lịch bền vững
  • Chuyến đi phượt dài hơn 2000km, gia đình nhỏ mãn nhãn khi ngắm núi non hùng vĩ Đông-Tây Bắc bộ
  • Khơi thông điểm nghẽn về nhân lực
  • Thúc đẩy du lịch trong mối liên kết công nghiệp văn hóa
  • Doanh nghiệp lữ hành: Mong chờ du lịch 2023 bùng nổ
  • Xu hướng cắm trại bằng ô tô và những điều mà bạn nên biết trước khi bắt đầu hành trình thú vị này
  • Nghị quyết số 68 của Chính phủ: Kịp thời, nhanh chóng hỗ trợ lao động, doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19
  • Phát triển nguồn nhân lực du lịch
  • Giới thiệu Thẻ Việt - Thẻ du lịch thông minh tại Hội thi Hướng dẫn viên du lịch giỏi TP. Hồ Chí Minh
  • Du lịch Bắc Giang - Tiềm năng và định hướng phát triển
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Đình Vẽ làng Đông Ngạc thờ 3 vị Thành hoàng:...

    Công trình được xây dựng trên một thế đất cao ráo, đắc địa ở phía Bắc làng, trước mặt có...

    478
  • Mê Linh (Hà Nội): Rộn ràng chào đón Lễ hội đền...

    Sau 2 năm không tổ chức do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, năm 2023, Lễ hội đền thờ Hai Bà...

    405
  • Hà Nội sẽ có 5 tuyến du lịch mới trong năm 2023

    Theo đó, 5 tuyến du lịch tại các quận, huyện Hà Nội sẽ kết hợp với các tỉnh, địa phương...

    338
  • Đình làng Lực Canh, thờ phụng Cổ Quốc Thủy thần,...

    Đình Thôn Lực Canh, xã Xuân Canh, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. thờ phụng Thần hoàng...

    289
  • Du khách châu Á hào hứng du lịch trong năm 2023

    Trang TTG Asia đã dẫn một nghiên cứu mới của nền tảng du lịch Klook cho biết khách du...

    246

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2023 Trang thông tin du lịch