• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Giá trị lịch sử

Cụm di tích đình, chùa Vu Tử – xã Hợp Hải thờ 5 vị tướng thời Hùng Vương và thờ Phật

Cụm di tích đình, chùa Vu Tử thuộc thôn Vu Tử, xã Hợp Hải. Đình Vu Tử thờ 5 vị tướng thời Hùng Vương có tên húy là: Đống Ấm, Cái Sạ, Phán Quan, Tư Ước và Hộ Thổ, là những vị tướng giỏi có công đánh giặc.

Làng Vu Tử vốn là làng Việt cổ, có từ thời Hùng Vương dựng nước. Làng có tên Cổ Tục là Làng Tía (Kẻ Tía). Vu Tử là tên gọi của làng có từ hơn 4000 năm nay. Là một làng thuần nông, quanh năm cấy cày, tuy nhiên, người dân trong làng luôn ý thức tu tạo và gìn giữ di sản văn hóa của tổ tiên.

Làng dù nhỏ những vẫn có đủ Đền, Miếu, Đình, Chùa, Chuông đồng bia đá bởi dân làng thấy đó là đời sống tinh thần.

 

Đội tế lễ tập luyện chuẩn bị cho lễ dâng hương

Theo sử sách còn ghi lại Đền, Đình và Miếu Nghè là nơi thờ 5 vị tướng thời Hùng Vương. Sau nhiều năm bị bom đạn chiến tranh phá hủy, đến năm 1998, Đình Vu Tử được phục dựng với sự góp công, góp của của người dân trong làng; tiền công đức của con em đi làm ăn xa. Đặc biệt PGS, TS Vũ Kim Bảng, nguyên phó Viện trưởng Viện ngôn ngữ học, Viện hàn lâm KHXD Việt Nam đã hỗ trợ tìm lại chứng tích, thần phả, văn bia. Đến năm 2002, UBND tỉnh quyết định xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Đình Vu Tử, xã Hợp Hải, huyện Lâm Thao nơi thờ 5 vị tướng thời Hùng Duệ Vương là Đống Ấm Công, Cái Xạ Công, Phán Quan Công, Tư Ước Công, Hộ Duệ Công. Đây cũng là nơi thờ Thành Hoàng làng Vu Tử.

Đình Vu Tử xây dựng thờ Hậu Lê, quay hướng Đông Nam, kiến trúc kiểu chữ Nhị (=), trong kháng chiến chống Pháp đã bị hư hỏng kiến trúc. Sau này nhân dân địa phương đã phục hồi ngôi đình kiến trúc kiểu chữ Nhất ( – ), 4 gian.

Đình Vu Tử còn lưu giữ được ngọc phả sao và một số đồ thờ. Lễ hội tổ chức vào ngày mồng 9 và ngày mồng 10 tháng Ba. Mổ lợn đen tuyền và mổ trâu để cúng tế, lệ tục mổ lợn phải dìm chết không chọc tiết. Trong đình Vu Tử hiện lưu giữ một số di vật: Thần tích, thần sắc xã Vu tử; 05 đạo sắc sao thời Nguyễn, ngai thờ.

 Sau khi được phục dựng, các cụ trong làng cũng duy trì lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng và danh tướng vào đúng dịp Giỗ Tổ 10/3.

Đối với người dân làng Vu Tử nói riêng và người dân xã Hợp Hải nói chung dịp tổ chức lễ hội không chỉ nhằm tưởng nhớ công ơn các vua Hùng mà đây còn là dịp để bà con nhân dân trong xã được tham gia các hoạt động hội nhằm tăng cường tình đoàn kết, sẻ chia gắn kết cộng đồng.

Nhiều hoạt động phong phú: đêm 9/3 âm lịch tổ chức lễ nginh giá ngoài trời, rước nước từ dưới sông lên  đình, năm thì tổ chức thi thổi xôi giã bánh dầy làm đồ lễ dâng hương các Vua Hùng năm lại thi mổ gà thổi xôi, gói bánh chưng.

Việc tổ chức hội làng Vu Tử đã được duy trì hơn 20 năm kể từ ngày khôi phục đình, đến nay đã trở thành lễ hội truyền thống. Qua lễ hội nhằm tiếp tục giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn đồng thời giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy tinh thần đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

Chùa Vu Tử (tên chữ: Sơn Thủy tự), được xây dựng vào năm Vĩnh Thịnh thập bát niên (tức Vĩnh Thịnh năm thứ 18 – năm 1722), theo hướng Tây Nam, kiến trúc kiểu chữ Nhất, 1 tòa. Trong chùa Vu Tử hiện còn lưu được thác bản Bia đá niên hiệu Vĩnh Thịnh thập tam niên (tức Vĩnh Thịnh năm thứ 13 – năm 1717); hệ thống tượng thờ có 12 pho tượng mới bằng gỗ mít, tạo tác đảm bảo kỹ, mỹ thuật tượng thờ.

Hiện nay quần thể di tích gồm có chùa Sơn Thủy, miếu thờ Lê Quý Đôn. Đây là nơi để nhiều gia đình giáo dục con cháu về tinh thần hiếu học. Điều này có thể nhận thấy qua số lượng học sinh giỏi, học sinh thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học hàng năm. Đó cũng là niềm tự hào của làng Vu Tử.

Nguồn: Truyền hình Du lịch Việt Nam

Trở về đầu trang
   đình chùa Vu Tử thôn Vu Tử xã Hợp Hải Lâm Thao thờ phụng danh tướng Hùng Vương Đống Ấm Cái Sạ Phán Quan Tư Ước Hộ Thổ
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Đình làng trên quê hương Đất Tổ
  • Đền thờ An Dương Vương và công chúa Mỵ Châu ở Sầm Sơn
  • Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Cấn Xá Thượng
  • Đình Lễ Quán, Hải Dương, di tích thờ phụng vua An Dương Vương
  • Di tích quốc gia đền Ỷ La, thờ phụng Thánh Mẫu Thượng Thiên
  • Đền Đầm Hồng, ngôi đền thờ Đạo Thần tiên ở Tuyên Quang
  • Đến Thác Cái (Tuyên Quang), thờ phụng Bà chúa Thượng ngàn (Chúa Bà)
  • Độc đáo đặc sản của 'cao nguyên trắng'
  • Xúng xính áo quần rồi rủ nhau lên 4 chợ phiên Tây Bắc ngay thôi nào!
  • Du lịch tâm linh tỉnh Tuyên Quang
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Hòa mình vào bức tranh thiên nhiên tại 5 bản làng...

    Hà Giang không chỉ có rừng đào, mận, lê rực rỡ mà còn có các bản làng dân tộc đậm đà bản...

    545
  • Sun Group kỳ vọng biến Hòn Thơm thành hòn đảo nổi...

    Ngoài thiên nhiên trời phú, Hòn Thơm - Phú Quốc đang xuất hiện nhiều công trình lớn với...

    397
  • Hồ Tà Đùng - Nơi trần gian đón các vị thần

    Tuy là hồ nước, nhưng Tà Đùng nhìn rất giống Vịnh Hạ Long, có đến 36 hòn đảo lớn nhỏ kỳ...

    200
  • Cánh đồng Tà Pạ – Chiêm ngưỡng “bức họa đồng quê”...

    Từ lâu Miền Tây đã nổi tiếng với những cánh đồng lúa rộng mênh mông, rộng lớn. Trong đó...

    193
  • Tứ Đền - Khu đền linh thiêng thờ phụng Sơn Thánh...

    Đền được gọi là Tứ Đền vì có 4 đền chính là: Đền Thượng thờ Tản Viên Sơn Thánh, Đền Trung...

    177

- Trang thông tin du lịch
- Email: contact@didulich.net
 

© 2022 Trang thông tin du lịch