• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Lễ hội, trò chơi dân gian

Người nông dân đóng giả trâu bò đi cày trong lễ hội "Trâu rơm, bò rạ"

Mùng 4 Tết hằng năm, người dân xã Đại Đồng (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) lại nô nức tham dự lễ hội “Trâu rơm bò rạ” để cầu mong cho một năm mưa thuận gió hòa, vụ mùa bội thu.
 
Mồng 4 Tết âm lịch hằng năm, người dân xã Đại Đồng, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc lại nô nức đi xem lễ hội “Trâu rơm bò rạ” để khởi động cho năm mới lao động hăng say. Đây là lễ hội độc đáo, đặc trưng văn hóa lúa nước của cư dân đồng bằng châu thổ Sông Hồng. Tâm điểm của lễ hội là trò trình diễn trâu rơm bò rạ thể hiện mong ước về một năm mưa thuận gió hòa, cây cối tươi tốt, gia súc không ngừng sinh sôi nảy nở.
 
Ngay từ tờ mờ sáng, người dân đã chuẩn bị những con “Trâu rơm bò rạ”.
 
Rơm rạ được chuẩn bị từ mùa gặt năm trước và bện thành trâu, bò vào dịp cuối năm. Trâu rơm, bò rạ này được buộc theo một cái cày đã tháo lưỡi; một người đàn ông đóng vai trâu, bò, một người đàn ông khác cầm cày.
 
Các cụ cao niên chuẩn bị chỉnh tề cho các trai làng vào vai người đi cày.
 
"Đây là lần thứ 2 tôi được đảm nhận một nhân vật trong lễ hội, sau 2 năm phải hoãn lễ hội vì dịch Covid-19. Làng năm nay lại tưng bừng lễ hội truyền thống" - Anh Hoàng Minh (làng Đồng Vệ, xã Đại Đồng, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) chia sẻ.
 
Các chàng trai trẻ vào vai các cô gái đi cày cấy.
 
Múa trình diễn trâu rơm bò rạ là trò trình trong lễ hội đã có từ lâu đời ở xã Đại Đồng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc - một vùng đất cổ thuộc châu thổ sông Hồng có lịch sử ngàn năm văn hiến.
 
Những con trâu rơm, bò rạ được người dân hai làng rước đến sân miếu Đại Đồng từ sớm để chuẩn bị cho hội diễn.
 
 
Các cụ già và trẻ em cũng có mặt rất sớm để xem hội.
 
Mỗi nhà có trâu đều được tuyển chọn kỹ lưỡng, gia đình phải “sạch bụi”. Những con trâu tết từ rơm, rạ chính là chiếc áo khoác.
 
Tương truyền Đinh Thiên Tích - vị tướng có công đánh đuổi giặc Ân thời Hùng Vương thứ 6 đã đem quân về làng Bích Đại mổ trâu ăn mừng. Vị tướng tài của vua Hùng đã dạy con dân nơi đây làm nông nghiệp, chăn gia súc, xây nhà, dệt vải…
 
Người đi cấy, trâu bò đi cày tưng bừng, vui nhộn.
 
Tiếng trống, chiêng vang lên, những con trâu do người dân hóa thân đi cày, những chàng trai giả gái tung trấu, gieo mạ, ngư dân đi câu cá, trâu nhỏ nhởn nhơ gặm cỏ, nô đùa trên đồng cỏ.
 
 
Lễ hội cũng tái hiện các hoạt động tứ dân chi nghiệp: nông dân, thầy đồ, học trò, thợ mộc, tượng trưng cho 4 tầng lớp: sĩ, nông, công, thương.
 
Những chú nghé hiếu động húc nhau khiến không khí trở nên vô cùng náo nhiệt.
 
Nam đóng giả nữ, nữ đóng giả nam tượng trưng cho hình ảnh các thiếu nữ dưới 20 tuổi cắp thúng đi vãi giống khắp cánh đồng, đây cũng được coi là Ngày hội toàn dân xuống đồng.
 
Lễ hội này được phục dựng lại năm 1996 giữ nguyên những nét cốt lõi của lễ hội xưa.
 
Hoạt động được tổ chức nhằm trình bày, giới thiệu về nghề canh nông cổ truyền, thể hiện nguyện vọng của người dân cầu sự phù trợ của thần linh cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, gia súc, gia cầm không ngừng sinh sôi nảy nở.
 
Trai giả gái hăng hái gieo mạ cũng là nét độc đáo của lễ hội này.
 
Những nụ cười vui vẻ cầu mong mưa thuận gió hoà cho mùa màng bội thu.
 
 
Theo Toquoc
Sưu tầm Ngô Diệp
Trở về đầu trang
  

Các tin khác

  • Đình Mai Hiên, Mai Lâm, thờ phụng tướng Đào Ky, Phương Dung triều đại nhị vua Hai Bà Trưng
  • Đình cổ Đào Lâm, thờ phụng 4 vị tướng là Phạm Vân, Hoàng Công Bỉnh, Vũ Công Tạo và Thái tử Lý Mạnh thời vua Lý Nam Đế
  • Đình làng Dương Tử, thờ phụng Đệ Tam Hoàng tử của vua Lạc Long Quân và Quốc Mẫu Âu Cơ
  • Đền Mẫu Khuôn, thờ phụng mẹ nuôi sứ quân Kiều Công Thuận
  • Làng Phú Mỹ, thờ phụng thành hoàng làng là Lý Nam Đế, Lý Phật Tử và Ả Lã nàng Đê
  • Khách Tây trầm trồ với đặc sản của Hà Nội: Đồ ăn ngon miễn bàn nhưng ấn tượng nhất lại ở 1 điều độc đáo khác
  • Du khách nước ngoài thích thú với đám cưới của người Hà Nội xưa
  • Cụm di tích Đình, Đền, Chùa Phong Xá thờ phụng thánh Ngô Thanh Minh - tướng quân triều đại vua Ngô Quyền
  • Đình thôn Đặng, xã Đặng Xá thờ phụng thần Độc Cước Tiêu Sơn
  • Lễ công nhận Cây Bồ đề tại đình Thượng Thụy
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Món “cháo mắc nhung” làm say lòng thực khách khi...

    Du lịch Tây Bắc hãy thưởng thức món cháo mắc nhung độc đáo, được chế biến từ một loại quả...

    873
  • Du lịch tâm linh là gì? 10 địa điểm du lịch tâm...

    Du lịch tâm linh là lựa chọn của rất nhiều du khách. Hình thức này không chỉ mang đến...

    815
  • Đảo Gò Găng – Điểm khám phá làng bè thú vị ở Vũng...

    Đảo Gò Găng thuộc xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 3...

    703
  • Top 11 món ăn ngon Côn Đảo, bạn nhất định phải...

    Những món ăn ngon Côn Đảo luôn mang đến cho du khách những trải nghiệm ẩm thực đặc biệt...

    689
  • Khánh thành tu bổ di tích đình Trường Lâm

    Đình Trường Lâm thờ Linh Lang đại vương vừa được đầu tư tu bổ với tổng kinh phí khoảng...

    591

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2023 Trang thông tin du lịch