• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Giá trị lịch sử

Đình Nghĩa Vi, thờ phụng tam vị Thành hoàng âm phù Nhị vua Hai Bà Trưng

Đình Nghĩa Vi, Thuận Thành thờ 3 vị thành hoàng: Tây phương Bạch đế, Bắc phương Hắc đế và Nam phương Xích đế có công âm phù giúp Nhị vua Hai Bà Trưng dẹp giặc Tô Định dưới thời Bắc thuộc những năm đầu Công nguyên.

Đình Nghĩa Vi, xã Hoài Thượng, huyện Thuận Thành là một ngôi đình cổ còn bảo lưu được khá nguyên sơ nghệ thuật kiến trúc thời Lê - Nguyễn và nhiều tài liệu, di vật cổ có giá trị như thần tích, sắc phong, bia đá cùng nhiều đồ thờ tự tạo tác nghệ thuật khác. Trong đó giá trị nhất là bức cửa võng tại gian giữa tòa Đại đình có niên đại khoảng nửa cuối thế kỷ XIX.

Theo dòng lạc khoản chữ Hán khắc trên cây cột ở gian thứ 3 phía bên Tây (bên trái) cho biết đình Nghĩa Vi được trùng tu sửa chữa lớn dưới triều vua Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 21 (1760).

Đến nay, tuy trải qua một vài lần tu sửa nhưng về cơ bản ngôi đình vẫn giữ nguyên được hình dáng khi trùng tu vào cuối thế kỷ XVIII. Toàn bộ khung đình được làm bằng gỗ lim gồm 4 hàng cột ngang, 6 hàng cột dọc, 2 bộ vì kèo ở gian giữa kết cấu theo kiểu “thượng con chồng, hạ cốn mê”, các vì bên làm theo lối kẻ trường giá chiêng. Trên các cấu kiện gỗ như đầu bẩy, đầu dư, cốn mê… trang trí đề tài “tứ quý”, “tứ linh”, hoa lá, vân mây cách điệu.

Các mảng chạm khắc được thể hiện khá sinh động bằng nghệ thuật chạm nổi, chạm kênh bong… Căn cứ vào nội dung thần tích, sắc phong đình Nghĩa Vi thờ 3 vị thành hoàng: Tây phương Bạch đế, Bắc phương Hắc đế và Nam phương Xích đế có công âm phù giúp Nhị vua Hai Bà Trưng dẹp giặc Tô Định dưới thời Bắc thuộc những năm đầu Công nguyên.

Phía trước đình Nghĩa Vi.

Tại đình Nghĩa Vi hiện còn bảo lưu được nhiều tài liệu, di vật cổ giá trị, phong phú đa dạng có niên đại từ thời Lê - Nguyễn, tiêu biểu như: ba đạo sắc phong, trong đó 01 đạo sắc phong cho vị Bắc phương Hắc đế vào năm Tự Đức thứ 3 (1850), 02 đạo sắc sao phong cho thánh mẫu Liễu Hạnh (Sắc phong của điện thờ tư gia) vào các năm Tự Đức thứ 6 (1853), Bảo Đại thứ 2 (1927).

Năm tấm bia đá dựng khắc dưới thời Nguyễn gồm: “Hậu thần bi ký” dựng vào các năm Minh Mệnh thứ 3 (1822), Tự Đức thứ 32 (1879); bia “vô đề” dựng năm Tự Đức thứ 33 (1880); “Xã tế bi ký” dựng năm Thành Thái thứ 2 (1890); “Tư văn bi ký” dựng năm Minh Mệnh thứ 3 (1822).

Hai cuốn thần tích chữ Hán, 01 cuốn do Hàn lâm lễ viện Đông các đại học sĩ Nguyễn Bính soạn năm Hồng Phúc nguyên niên (1572), Nội các bộ Lại sao chính bản vào ngày tốt tháng 8 năm Vĩnh Hựu thứ 6 (1740), cuốn còn lại được sao vào ngày tốt tháng 3 năm Duy Tân thứ 5 (1911), một cuốn chép lại nội dung 17 đạo sắc phong cho 3 vị thành hoàng dưới thời Tây Sơn - Nguyễn, đạo có niên đại sớm nhất vào năm Quang Trung thứ 5 (1792), muộn nhất là năm Khải Định thứ 9 (1924)…

Ngoài ra, tại di tích còn lưu giữ được nhiều đồ thờ tự giá trị khác như: hương án, ngai thờ, bài vị, long đình, bát bửu, đao, kiếm, biển rước… có giá trị lịch sử và nghệ thuật cao. Trong đó giá trị nhất là bức cửa võng tại gian giữa tòa Đại đình. Bức cửa võng hình chữ nhật, dài 3,75m, cao 1,55m toàn bộ bề mặt được sơn son thiếp vàng, chia làm 4 tầng.

Tầng dưới cùng chạm thủng hình hổ phù cùng dây lá cách điệu. Tầng thứ hai chia làm 7 ô, 2 ô ngoài cùng nhỏ hơn 6 ô bên trong, các ô đều trang trí chạm nổi, chạm kênh bong đề tài tứ linh “long, lân, quy, phượng”, ô chính giữa chạm hình đôi hạc chầu ban thờ.

Tầng thứ 3 chia làm 6 ô, 4 ô phía trong chạm nổi 4 chữ Hán “Thánh cung vạn tuế”, 2 ô ngoài mỗi bên chạm hình một con nghê chầu.

Tầng trên cùng chạm nổi đôi rồng chầu mặt trời xung quanh quấn mây dải, đao lửa. Căn cứ vào kiểu dáng, kỹ thuật chế tác và các mô típ hoa văn trang trí cho thấy bức cửa võng này có niên đại vào thời Nguyễn (nửa cuối thế kỷ XIX).

Cửa võng đình Nghĩa Vi là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo chứa đựng giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, khoa học và mỹ thuật. Thông qua bức cửa võng này góp phần nghiên cứu, tìm hiểu về nghệ thuật trang trí chạm khắc trên các loại hình đồ thờ tự truyền thống của người Việt.

Nguyễn Văn An, Bảo tàng tỉnh

Nguồn: Báo Bắc Ninh

Trở về đầu trang
   Đình Nghĩa Vị thờ phụng Tây phương Bạch đế Bắc phương Hắc đế và Nam phương Xích đế âm phù Nhị vua Hai Bà Trưng
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Ninh Bình lọt vào top 10 điểm đến thân thiện nhất thế giới 2023
  • Hai vợ chồng đi xe đạp đôi vòng quanh thế giới
  • Khách tăng mạnh dịp Tết, doanh nghiệp lữ hành kỳ vọng bứt phá năm Quý Mão
  • Đình làng Thủ Pháp, xã Quỳnh Phú thờ phụng Bảo An đại vương triều đại Hùng Duệ Vương
  • Doanh nghiệp du lịch kỳ vọng bứt phá trong năm Quý Mão
  • Kỳ vọng “bùng nổ” ngành du lịch-hàng không năm 2023
  • Hà Nội lọt top điểm đến ẩm thực hàng đầu thế giới năm 2023
  • Sân bay Vân Đồn kết nối chuyến bay đi Phnompenh đầu Xuân Quý Mão
  • UNWTO: Du lịch thế giới sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2023
  • Thông tin du lịch tháng 12/ 2022
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Đình Vẽ làng Đông Ngạc thờ 3 vị Thành hoàng:...

    Công trình được xây dựng trên một thế đất cao ráo, đắc địa ở phía Bắc làng, trước mặt có...

    478
  • Mê Linh (Hà Nội): Rộn ràng chào đón Lễ hội đền...

    Sau 2 năm không tổ chức do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, năm 2023, Lễ hội đền thờ Hai Bà...

    405
  • Hà Nội sẽ có 5 tuyến du lịch mới trong năm 2023

    Theo đó, 5 tuyến du lịch tại các quận, huyện Hà Nội sẽ kết hợp với các tỉnh, địa phương...

    338
  • Đình làng Lực Canh, thờ phụng Cổ Quốc Thủy thần,...

    Đình Thôn Lực Canh, xã Xuân Canh, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. thờ phụng Thần hoàng...

    286
  • Du khách châu Á hào hứng du lịch trong năm 2023

    Trang TTG Asia đã dẫn một nghiên cứu mới của nền tảng du lịch Klook cho biết khách du...

    246

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2023 Trang thông tin du lịch