Khu di tích đình - đền Mạo Phổ nằm bên tả ngạn sông Hồng, thờ Bà Duyên Hóa Thánh Mẫu (vợ thứ 6 của Hùng Vương thứ 17) và tam vị đại vương Bút Công, Nội Công, Mao Công có công phò giúp vua Hùng đánh giặc giữ nước.
Xem chi tiết »
Đền Mẫu Bát Tràng thờ phụng Mẫu Mỹ Tín Thiên Tiên Quế Hoa Công chúa– một người con của quê hương Bát Tràng phù trợ cho cuộc sống tinh thần của nhân dân địa phương được bình yên, giúp nước yên dân.
Miếu Thuận Tốn thuộc thôn Thuận Tốn, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm thờ hai vị thần là hai anh em Bát Bộ Ma Vương và Đại Ma Vương. Người cao tuổi địa phương cho rằng miếu thờ một chính thần Bát Bộ Ma Vương.
Đền Đống Nước tương truyền có từ thời Trần, được đại trùng tu vào thời Nguyễn, bên trong thờ Ngọc Nương công chúa và Tam tòa Thánh Mẫu, địa chỉ ở ngõ 173 ngách 63 Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội.
Đền Mẫu thoải Phúc Xá - Bắc Biên nằm trên địa bàn Tổ dân phố số 9 (thôn Bắc Biên trước đây), phường Ngọc Thụy. Đền có tên chữ là “Phúc Xá linh từ”. Sở dĩ đền có tên Phúc Xá là do lấy theo tên cổ trước đây: Cơ Xá và An Xá sáp nhập thành Phúc Xá, sau này đổi tên là Bắc Biên.
Nguồn gốc bí ẩn của chiếc hộp sọ cọp khổng lồ trấn làng, hiện vẫn đang được người dân nơi đây lưu truyền.
Đền Sọ, nằm ở thôn Phù Lỗ Đoài, xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, thờ Thánh Gióng. Đền Sọ được 3 tổng: Phù Xá, Xuân Nộn, Phù Lỗ cùng lo việc thờ cùng và tổ chức lễ hội, do vậy, đền có được gọi là đền Tam tổng hay đền Tam tổng Phù Lỗ.
Đền Thắng Trí, ở thôn Thắng Trí, xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn, thờ phụng Cao Sơn Đại vương, Quý Minh Đại vương, hai vị danh tướng có công lớn trong cuộc chiến tranh chống xâm lược của Nhà Thục thời Hùng Vương thứ XVIII.
Đền Sông thờ các vị thần: Lạc Long Vương thượng đẳng thần, Hà Bá thủy quan đại vương và Ngư Phụ tiên sư. Lạc Long Vương chính là thủy tổ của người Việt cổ.
Đình Gia Lâm, xã Lệ Chi được xây dựng từ lâu đời, đình thờ Hộ Pháp cư sĩ họ Đặng chống lại sự bành trướng của nhà Đông Hán xuống phương Nam, người có công với dân với nước.