• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Khám phá

Bảo tàng cổ vật Thăng Long xưa dưới lòng nhà Quốc hội

209
Khu trưng bày khảo cổ dưới lòng tòa nhà Quốc hội được xem là bảo tàng khảo cổ học đầu tiên ở Việt Nam. Với khoảng 400 di vật và gần 10 di tích khảo cổ, bảo tàng dưới tầng hầm Nhà Quốc hội đã mang lại những cảm giác cuốn hút, ấn tượng với không gian trưng bày các cổ vật thời kỳ trước và sau khi xây dựng Hoàng Thành Thăng Long.
Cuộc khai quật năm 2008-2009 do Viện Khảo cổ học thực hiện đã phát hiện được 140 di tích cùng với hàng chục ngàn di vật khảo cổ của nhiều thời kì chồng xếp, đan xen nhau. Đây là phát hiện quan trọng, phản ánh sinh động lịch sử phát triển lâu dài, liên tục của khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long suốt 1.300 năm.
 

Với diện tích 3.700 m2 dành cho hai khu trưng bày dưới hai tầng hầm, phía Đông công trình nhà Quốc hội được dành để gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản, đặc biệt là di sản Hoàng thành Thăng Long.

Tầng hầm 2 (diện tích gần 2.000 m2) trưng bày các di vật thời kỳ tiền Thăng Long (thế kỉ VII-X). Đây là thời kỳ trước khi xây dựng kinh đô Thăng Long, gồm thời Đại La (thế kỷ VII-IX) và thời Đinh - Tiền Lê (thế kỷ X). Các di tích nền móng kiến trúc cùng giếng nước, mộ ngựa, xâu tiền ... của các thời kỳ được tái tạo trưng bày dưới mặt sàn.

Khu trưng bày là không gian tương tác, nơi công chúng được tự do khám phá và trải nghiệm về khảo cổ học.

 Không gian trưng bày khảo cổ học dưới tầng hầm Nhà Quốc hội

 Các công trình kiến trúc đã được xây dựng khá công phu và hiện đại, từ hệ thống cột gỗ được chôn sâu và làm hố móng chống lún.

 Các di vật được trưng bày kết hợp với hình ảnh, ánh sáng và media.

 

 Đồ gốm được trưng bày tại Bảo tàng.

 Ở thời Lý, các loại ngói lợp mái phổ biến được gắn hình lá đề và trang trí hình rồng, phượng với đường nét cực kỳ khéo léo và mang tính nghệ thuật cao.

 Đây là loại ngói độc đáo nhất trong khu vực châu Á, mang bản sắc riêng của nghệ thuật kiến trúc cổ Việt Nam thời này.

 Giếng nước cổ thời nhà Trần được làm bằng đất nung, xung quanh trang trí nổi hình rồng, vân cánh sen hoa cúc.

 

 Các các cổ vật thời kỳ trước và sau khi xây dựng Hoàng Thành Thăng Long được trưng bày tại bảo tàng.

 

 Di tích nền móng kiến trúc, giếng nước nguyên gốc, mộ ngựa, được trưng bày dưới mặt sàn. Tại không gian này, người xem có thể khám phá những dấu tích của 17 công trình kiến trúc gỗ, 7 giếng nước và nhiều di vật, đồ dùng sinh hoạt từ thời Đại La, hoặc kiến trúc gỗ thời Đinh - Tiền Lê.

 Những bình gốm sứ được thu thập trong quá trình khai quật.

Lê Phú/Báo Tin Tức


 
Trở về đầu trang
   Trưng bày khảo cổ nhà Quốc hội bảo tàng khảo cổ học Hoàng Thành Thăng Long
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Bảo quản, tu bổ Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Quần thể An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương 19
  • Lắng nghe những người làm du lịch kể chuyện nghề 23
  • Đến năm 2030, hoàn thành tu bổ, tôn tạo 95% di tích quốc gia đặc biệt tại TP Huế 30
  • Du lịch nha khoa - Hướng đi mới trong phát triển sản phẩm du lịch Đồng Tháp 34
  • Thuyền buồm rực rỡ trên sông Hàn - Màn trình diễn độc đáo giữa lòng thành phố Đà Nẵng 35
  • Quảng Nam: Sáng tạo của Hội An với nghệ thuật bài chòi 63
  • Phương án phát triển ngành du lịch Đồng Tháp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 39
  • Đưa mỳ Quảng lên bàn tiệc thế giới 53
  • Kể chuyện du lịch Lâm Đồng qua những khung hình 94
  • Gốm Bắc Ninh "du lịch" Nhật Bản 80
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Long An phát triển du lịch qua di tích lịch sử -...

    Hiện toàn tỉnh Long An có 127 di tích lịch sử - văn hóa (DTLSVH), trong đó, 22 DTLSVH cấp...

    207
  • Hội Lim (Bắc Ninh) là di sản văn hóa phi vật thể...

    Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng ký Quyết định số 1744 ngày 10/6/2025 về việc công bố...

    138
  • Những điều thú vị của du lịch Đà Lạt (Lâm Đồng)...

    Đà Lạt (Lâm Đồng) được biết đến như một thành phố ngàn hoa, thành phố ba thiên đường. Đà...

    133
  • Rực rỡ mùa vàng vùng cao

    Tháng 6, những ngày đầu hạ, vùng cao Tuyên Quang đã bước vào mùa lúa chín. Vùng đất quanh...

    105
  • Đưa du lịch Ninh Thuận trở thành ngành kinh tế...

    Với mục tiêu đón 3,6 triệu lượt khách và doanh thu 4.500 tỷ đồng, Ninh Thuận đang tập...

    102

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch