• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Người Du lịch

Bình Định: Vùng đất trăm nghề

1421
Bên dòng sông Kôn (Bình Định) có một vùng đất từng là kinh đô tiếng tăm của 2 vương triều Vijaya (Chăm Pa) và triều Tây Sơn. Sau chặng dài dâu bể, nay khu kinh thành 2 vương triều chỉ còn lại những phế tích. Nhưng lịch sử vẫn còn lưu lại cho vùng đất này nhiều bề dày văn hóa, nhiều làng nghề độc đáo, được mệnh danh là vùng đất trăm nghề.

Bàn tay người thợ chuốt gốm Nhạn Tháp - Vân Sơn tái hiện vẻ đẹp thuần khiết của đất đai

Đi theo dấu vết của kinh thành Đồ Bàn (Thành Hoàng Đế), nay thuộc thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, chúng tôi lần tìm đến các làng nghề truyền thống còn sót lại. Những con đường tơ lụa, vóc vải, gốm sứ, bình đồng quý hóa năm xưa nay đã phủ lên mình lớp đô thị mới, hiện đại.

Nhưng sâu trong các con hẻm, vùng quê nhỏ vẫn còn hiện hữu hơi thở của một vùng đất kinh kỳ với hàng trăm ngành nghề, như: gốm, đúc đồng, nấu rượu Bàu Đá, làm bún bánh, bún Song Thằn, đan lát, dệt vải, tiện đồ gỗ mỹ nghệ, chằm nón ngựa, rèn, khảm xà cừ, trồng cây cảnh, hoa mai tết…

 Những bậc cao niên bên kinh thành Đồ Bàn vẫn bền bỉ gìn giữ nghề chằm nón ngựa Gò Găng

 Làng gốm cổ Nhạn Tháp - Vân Sơn nằm giữa vùng đất trăm nghề An Nhơn

 Người thợ đúc đồ đồng còn sót lại ở làng nghề đúc đồng Bằng Châu ở cuối dòng sông Kôn

 Tranh thủ ngày nắng, người dân ở làng bún Song Thằn - An Thái vào vụ bún tết

 Những người thợ lò rèn Phương Danh cơ giới hóa làng nghề để bắt kịp thời đại

 Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu vẫn trong thời kỳ cực thịnh ở An Nhơn

 Trồng mai vàng ở Háo Đức (thị xã An Nhơn) được xem là nghề mới, đem lại cuộc sống sung túc cho người dân

Ngọc Oai - Nguyễn Dũng

Nguồn: sggp.org.vn

Trở về đầu trang
   Bình Định vùng đất trăm nghề
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Giảm 50% phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, nội địa và thẻ hướng dẫn viên đến hết năm 2026 30
  • Quảng Ninh trình diễn pháo hoa nghệ thuật từ ngày 4/7 44
  • Khai thác thế mạnh du lịch đêm ở vùng cao 43
  • Lên Pà Cò, Hang Kia (Hòa Bình) trải nghiệm sản phẩm du lịch hái quả 38
  • Du lịch biển, đảo Khánh Hòa: Tinh tế, sang trọng ở tour du thuyền 41
  • Bảo quản, tu bổ Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Quần thể An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương 36
  • Lắng nghe những người làm du lịch kể chuyện nghề 50
  • Đến năm 2030, hoàn thành tu bổ, tôn tạo 95% di tích quốc gia đặc biệt tại TP Huế 36
  • Du lịch nha khoa - Hướng đi mới trong phát triển sản phẩm du lịch Đồng Tháp 42
  • Thuyền buồm rực rỡ trên sông Hàn - Màn trình diễn độc đáo giữa lòng thành phố Đà Nẵng 45
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Hội Lim (Bắc Ninh) là di sản văn hóa phi vật thể...

    Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng ký Quyết định số 1744 ngày 10/6/2025 về việc công bố...

    149
  • Những điều thú vị của du lịch Đà Lạt (Lâm Đồng)...

    Đà Lạt (Lâm Đồng) được biết đến như một thành phố ngàn hoa, thành phố ba thiên đường. Đà...

    147
  • Rực rỡ mùa vàng vùng cao

    Tháng 6, những ngày đầu hạ, vùng cao Tuyên Quang đã bước vào mùa lúa chín. Vùng đất quanh...

    129
  • Kể chuyện du lịch Lâm Đồng qua những khung hình

    Để kể câu chuyện về một Lâm Đồng trọn vẹn và đa diện hơn với công chúng qua những khoảnh...

    116
  • Lần đầu tiên du thuyền 5 sao khởi hành từ Việt...

    Bằng việc khởi hành du thuyền quốc tế cao cấp từ cảng nội địa, Việt Nam không chỉ khai...

    109

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch