• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Dịch vụ du lịch

Đánh thức tiềm năng du lịch rừng tràm Trà Sư

3206
Ông Trần Ngọc Rạng, Trưởng Trạm Kiểm lâm rừng tràm Trà Sư, ấp Văn Trà, xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, cho biết trong mùa nước nổi từ tháng 7 đến nay, tại đây đã đón gần 80.000 du khách tham quan nghiên cứu, tăng gấp hơn 3 lần những tháng bình thường.

Bình quân mỗi ngày có hơn 600 du khách đến với rừng tràm, trong đó khách quốc tế chiếm 20%.

Ông Trần Ngọc Rạng cho biết tỉnh, huyện đang tập trung đầu tư nhiều công trình nhằm khai thác tiềm năng du lịch sinh thái mùa nước nổi, phát triển kinh tế rừng tại đây.

Tận dụng khai thác những ưu đãi do thiên nhiên ban tặng, từ năm 2006, Trạm Kiểm lâm rừng tràm Trà Sư đã chính thức khai trương tour du lịch mùa nước nổi kéo dài từ tháng 7 đến tháng 12 hàng năm. Hoạt động này được duy trì cho đến ngày nay.

Tỉnh đã đầu tư trên 13 tỷ đồng xây dựng và đưa vào sử dụng ngay từ đầu mùa nước nổi tuyến đường 30/4 (nối liền tỉnh lộ 948 đến tận rừng tràm) dài 3,5km, rộng trên 5m, tạo giao thông thông thoáng cho các phương tiện du lịch lớn vào tận nơi.

Tháng 9/2009, tỉnh đầu tư 500 triệu đồng nâng cấp Đài Vọng Các (tháp quan sát) từ chiều cao 18m lên 23m với kính viễn vọng cao gấp 40 lần, để từ đây du khách có thể quan sát toàn khu vực rừng tràm và tượng Phật Di Lạc cao 36m trên đỉnh Thiên Cấm Sơn.

Rừng tràm Trà Sư có tổng diện tích 845ha, thuộc hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam. Đây còn là vùng ngập nước quanh năm tiêu biểu cho khu vực tây sông Hậu, nằm cách biên giới Việt Nam-Campuchia 10km và cách sông Mekong 15km. Rừng được Lâm trường Tịnh Biên bàn giao cho Chi cục Kiểm Lâm An Giang quản lý từ năm 1990.

Dưới tác động của thủy văn sông Mekong, rừng tràm Trà Sư đã trở thành khu rừng sinh thái với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ vô cùng hấp dẫn. Rừng cũng là cái nôi tạo nguồn thực phẩm đa dạng, thu hút 106 loài chim thú thuộc 13 bộ và 31 họ đến cư trú.

Nhiều nhất trong số đó phải kể đến bộ Sẻ với 26 loài. Tiếp đó là 10 loài cá sinh sống quanh năm và 13 loài cá chỉ xuất hiện vào mùa lũ.

Rừng tràm Trà Sư hiện là nơi quy tụ một số loài thú quý hiếm, đơn cử như cò lạo Ấn Độ (Mycteria Leucocephala), cổ rắn, điển điển (Anhinga melanogster) và dơi chó tai ngắn (bậc R-nằm trong Sách đỏ Việt Nam) và 2 loài cá có giá trị khoa học là cá còm (Chitala) và cá trê trắng (Clarias batrachus) đang có nguy cơ tuyệt chủng.

Rừng tràm Trà Sư còn có hệ thực vật rất phong phú với 140 loài cây cỏ thuộc 52 họ và 102 chi, 11 sinh cảnh thực vật rừng cung cấp gỗ, cây cảnh, cây dược liệu quí hiếm.

Ngày 27/5/2005, theo Quyết định số 1530 của Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang, rừng tràm Trà Sư được công nhận là rừng đặc dụng, bảo vệ cảnh quan nằm trong hệ thống rừng đặc dụng Quốc gia, có tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn rất phong phú.

Điểm đặc sắc nhất là ở đây là cảnh quan rừng tràm trong mùa nước nổi, thuận lợi làm điểm du lịch liên hoàn vùng Bảy Núi từ Núi Sam có lễ Hội Quốc gia Vía Bà Chúa xứ Núi Sam (Châu Đốc) - khu du lịch Núi Cấm - rừng tràm Trà Sư (Tịnh Biên) - Đồi Tức Dụp - Nhà mồ Ba Chúc (Tri Tôn) - Khu du lịch Văn hóa Óc Eo (Thoại Sơn).

Không chỉ có thế mạnh trong phát triển du lịch, rừng tràm Trà Sư còn là nơi giao lưu về kinh tế-văn hóa-du lịch giữa An Giang và Campuchia./.

(TTXVN/Vietnam+)
Trở về đầu trang
  

Các tin khác

  • Bảo quản, tu bổ Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Quần thể An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương 19
  • Lắng nghe những người làm du lịch kể chuyện nghề 23
  • Đến năm 2030, hoàn thành tu bổ, tôn tạo 95% di tích quốc gia đặc biệt tại TP Huế 30
  • Du lịch nha khoa - Hướng đi mới trong phát triển sản phẩm du lịch Đồng Tháp 34
  • Thuyền buồm rực rỡ trên sông Hàn - Màn trình diễn độc đáo giữa lòng thành phố Đà Nẵng 36
  • Quảng Nam: Sáng tạo của Hội An với nghệ thuật bài chòi 63
  • Phương án phát triển ngành du lịch Đồng Tháp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 40
  • Đưa mỳ Quảng lên bàn tiệc thế giới 53
  • Kể chuyện du lịch Lâm Đồng qua những khung hình 94
  • Gốm Bắc Ninh "du lịch" Nhật Bản 81
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Long An phát triển du lịch qua di tích lịch sử -...

    Hiện toàn tỉnh Long An có 127 di tích lịch sử - văn hóa (DTLSVH), trong đó, 22 DTLSVH cấp...

    207
  • Hội Lim (Bắc Ninh) là di sản văn hóa phi vật thể...

    Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng ký Quyết định số 1744 ngày 10/6/2025 về việc công bố...

    138
  • Những điều thú vị của du lịch Đà Lạt (Lâm Đồng)...

    Đà Lạt (Lâm Đồng) được biết đến như một thành phố ngàn hoa, thành phố ba thiên đường. Đà...

    133
  • Rực rỡ mùa vàng vùng cao

    Tháng 6, những ngày đầu hạ, vùng cao Tuyên Quang đã bước vào mùa lúa chín. Vùng đất quanh...

    108
  • Đưa du lịch Ninh Thuận trở thành ngành kinh tế...

    Với mục tiêu đón 3,6 triệu lượt khách và doanh thu 4.500 tỷ đồng, Ninh Thuận đang tập...

    102

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch