Du lịch ẩm thực, "đòn bẩy" phát triển du lịch Huế Du lịch ẩm thực, "đòn bẩy" phát triển du lịch Huế Xây dựng thương hiệu “Huế - Kinh đô ẩm thực” là bước đi chiến lược nhằm quảng bá du lịch Huế thông qua việc tôn vinh giá trị văn hóa ẩm thực đặc sắc của địa phương. Việc định vị này không chỉ tạo ra diện mạo mới hấp dẫn cho du lịch Huế mà còn góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Huế đang hoàn thiện hồ sơ tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO trong lĩnh vực sáng tạo ẩm thực. Ẩm thực từ lâu vốn là một phần không thể thiếu trong du lịch, nhưng từ đầu những năm 2000, nó được nâng tầm trở thành một loại hình du lịch riêng biệt – du lịch ẩm thực. Theo Sở du lịch thành phố Huế: Du lịch ẩm thực đến nay đã trải qua ba giai đoạn phát triển rõ nét. Giai đoạn 2001-2012 là thời kỳ định danh và định hình khái niệm; từ 2012-2018 là giai đoạn hoàn thiện lý thuyết và mô hình, nhiều quốc gia như Thái Lan, Indonesia, Tây Ban Nha đã đưa du lịch ẩm thực vào chiến lược quốc gia. Từ năm 2018 đến nay là thời kỳ bùng nổ, khi các tour du lịch ẩm thực, lễ hội ẩm thực, truyền thông quảng bá, và mức chi tiêu của du khách tăng mạnh, tạo ra giá trị kinh tế lớn cho điểm đến. Đối với Huế – vùng đất giàu bản sắc ẩm thực, trong đó nổi bật là các món ngự thiện cung đình triều Nguyễn – đây là cơ hội để phát huy lợi thế riêng biệt. Nhiều du khách tìm đến Huế vì muốn khám phá hương vị nguyên bản của các món như cơm hến, bún bò, bánh Huế, chè Huế... Điều du khách quốc tế yêu thích là hương vị món ăn, độ tươi, không gian và sự thân thiện. Du khách nội địa đánh giá cao sự tinh tế, đa dạng và giá cả hợp lý. Ngoài thưởng thức, nhiều người còn tham gia các tour nấu ăn để hiểu thêm về nghệ thuật chế biến món Huế. Du khách tham gia chương trình Huế - Kinh đô ẩm thực từ ngày 29/4-2/5 tại Công viên Thương Bạc - Huế. Tuy nhiên, theo bà Trần Thị Hoài Trâm, Giám đốc Sở Du lịch thành phố Huế, thực trạng hiện nay cho thấy du lịch ẩm thực tại Huế còn nhiều hạn chế: Một số giá trị văn hóa ẩm thực đang bị biến dạng hoặc mai một; sản phẩm thiếu sáng tạo, còn nặng tính thương mại, chất lượng dịch vụ chưa đồng đều. Thêm vào đó, ẩm thực Huế vẫn chưa được khai thác như một sản phẩm độc lập mà thường bị lồng ghép trong các chương trình du lịch khác, dẫn đến việc chưa phát huy hết tiềm năng vốn có. Trước những bất cập này, thành phố Huế đã triển khai kế hoạch “Huế – Kinh đô ẩm thực Việt - Sự tận hưởng kỳ thú”, định hướng phát triển du lịch ẩm thực một cách bài bản. Kế hoạch bao gồm: Xây dựng thương hiệu các loại hình ẩm thực Huế (cung đình, dân gian, chay, đường phố, đầm phá...); thiết kế bộ nhận diện ẩm thực Huế và hệ thống nhà hàng đạt chuẩn; khuyến khích khôi phục món ăn di sản; tổ chức tour ẩm thực chuyên biệt và các sự kiện liên quan như: lễ hội, tọa đàm, cuộc thi đầu bếp, chương trình đào tạo nghề... Huế - xứ sở của món bún bò, giò, heo Ngoài ra, Huế cũng chú trọng việc gìn giữ và lan tỏa giá trị ẩm thực thông qua công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng, đồng thời kêu gọi sự hợp tác trong và ngoài nước để quảng bá ẩm thực Huế hiệu quả, chuyên nghiệp hơn. Thành phố đang xúc tiến xây dựng hồ sơ di sản cho ẩm thực cung đình, phục dựng các món ăn từ “Thực phổ bách thiên”, tổ chức lễ hội trong không gian ẩm thực đặc trưng và số hóa 3D món ăn Huế phục vụ quảng bá và bảo tồn lâu dài. Đây cũng là bước chuẩn bị cho mục tiêu tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo UNESCO trong lĩnh vực ẩm thực. Bà Trần Thị Hoài Trâm, Giám đốc Sở Du lịch thành phố Huế, cho rằng: Việc xây dựng thương hiệu “Huế – Kinh đô ẩm thực” không chỉ là một chiến lược phát triển du lịch, mà còn là cam kết bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của vùng đất cố đô. Tuy nhiên, để thương hiệu này lan tỏa và bền vững, cần sự kiên trì, phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền, doanh nghiệp và người dân trong thời gian dài. "... Từ những món ăn bình dân, dân dã như: cơm hến, bún bò, bánh bèo, nậm, lọc… đến các món cung đình cầu kỳ như: nem công, chả phượng hay bát bửu, mỗi món ăn đều mang trong mình hơi thở của Huế - sâu lắng, tao nhã và đậm đà bản sắc. Với sự tinh tế trong cách chế biến, sự hài hòa trong hương vị và nét thanh lịch trong trình bày, ẩm thực Huế không chỉ là những món ăn mà còn là câu chuyện về lịch sử, văn hóa, con người Huế....", bà Trần Thị Hoài Trâm, Giám đốc Sở Du lịch thành phố Huế nói tại lễ khai mạc Chương trình Huế - Kinh đô ẩm thực 2025. Quang Tiến Nguồn: Báo Nhân Dân 9 Xây dựng thương hiệu “Huế - Kinh đô ẩm thực” là bước đi chiến lược nhằm quảng bá du lịch Huế thông qua việc tôn vinh giá trị văn hóa ẩm thực đặc sắc của địa phương. Việc định vị này không chỉ tạo ra diện mạo mới hấp dẫn cho du lịch Huế mà còn góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Huế đang hoàn thiện hồ sơ tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO trong lĩnh vực sáng tạo ẩm thực. Ẩm thực từ lâu vốn là một phần không thể thiếu trong du lịch, nhưng từ đầu những năm 2000, nó được nâng tầm trở thành một loại hình du lịch riêng biệt – du lịch ẩm thực. Theo Sở du lịch thành phố Huế: Du lịch ẩm thực đến nay đã trải qua ba giai đoạn phát triển rõ nét. Giai đoạn 2001-2012 là thời kỳ định danh và định hình khái niệm; từ 2012-2018 là giai đoạn hoàn thiện lý thuyết và mô hình, nhiều quốc gia như Thái Lan, Indonesia, Tây Ban Nha đã đưa du lịch ẩm thực vào chiến lược quốc gia. Từ năm 2018 đến nay là thời kỳ bùng nổ, khi các tour du lịch ẩm thực, lễ hội ẩm thực, truyền thông quảng bá, và mức chi tiêu của du khách tăng mạnh, tạo ra giá trị kinh tế lớn cho điểm đến. Đối với Huế – vùng đất giàu bản sắc ẩm thực, trong đó nổi bật là các món ngự thiện cung đình triều Nguyễn – đây là cơ hội để phát huy lợi thế riêng biệt. Nhiều du khách tìm đến Huế vì muốn khám phá hương vị nguyên bản của các món như cơm hến, bún bò, bánh Huế, chè Huế... Điều du khách quốc tế yêu thích là hương vị món ăn, độ tươi, không gian và sự thân thiện. Du khách nội địa đánh giá cao sự tinh tế, đa dạng và giá cả hợp lý. Ngoài thưởng thức, nhiều người còn tham gia các tour nấu ăn để hiểu thêm về nghệ thuật chế biến món Huế. Du khách tham gia chương trình Huế - Kinh đô ẩm thực từ ngày 29/4-2/5 tại Công viên Thương Bạc - Huế.Tuy nhiên, theo bà Trần Thị Hoài Trâm, Giám đốc Sở Du lịch thành phố Huế, thực trạng hiện nay cho thấy du lịch ẩm thực tại Huế còn nhiều hạn chế: Một số giá trị văn hóa ẩm thực đang bị biến dạng hoặc mai một; sản phẩm thiếu sáng tạo, còn nặng tính thương mại, chất lượng dịch vụ chưa đồng đều. Thêm vào đó, ẩm thực Huế vẫn chưa được khai thác như một sản phẩm độc lập mà thường bị lồng ghép trong các chương trình du lịch khác, dẫn đến việc chưa phát huy hết tiềm năng vốn có. Trước những bất cập này, thành phố Huế đã triển khai kế hoạch “Huế – Kinh đô ẩm thực Việt - Sự tận hưởng kỳ thú”, định hướng phát triển du lịch ẩm thực một cách bài bản. Kế hoạch bao gồm: Xây dựng thương hiệu các loại hình ẩm thực Huế (cung đình, dân gian, chay, đường phố, đầm phá...); thiết kế bộ nhận diện ẩm thực Huế và hệ thống nhà hàng đạt chuẩn; khuyến khích khôi phục món ăn di sản; tổ chức tour ẩm thực chuyên biệt và các sự kiện liên quan như: lễ hội, tọa đàm, cuộc thi đầu bếp, chương trình đào tạo nghề... Huế - xứ sở của món bún bò, giò, heoNgoài ra, Huế cũng chú trọng việc gìn giữ và lan tỏa giá trị ẩm thực thông qua công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng, đồng thời kêu gọi sự hợp tác trong và ngoài nước để quảng bá ẩm thực Huế hiệu quả, chuyên nghiệp hơn. Thành phố đang xúc tiến xây dựng hồ sơ di sản cho ẩm thực cung đình, phục dựng các món ăn từ “Thực phổ bách thiên”, tổ chức lễ hội trong không gian ẩm thực đặc trưng và số hóa 3D món ăn Huế phục vụ quảng bá và bảo tồn lâu dài. Đây cũng là bước chuẩn bị cho mục tiêu tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo UNESCO trong lĩnh vực ẩm thực. Bà Trần Thị Hoài Trâm, Giám đốc Sở Du lịch thành phố Huế, cho rằng: Việc xây dựng thương hiệu “Huế – Kinh đô ẩm thực” không chỉ là một chiến lược phát triển du lịch, mà còn là cam kết bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của vùng đất cố đô. Tuy nhiên, để thương hiệu này lan tỏa và bền vững, cần sự kiên trì, phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền, doanh nghiệp và người dân trong thời gian dài. "... Từ những món ăn bình dân, dân dã như: cơm hến, bún bò, bánh bèo, nậm, lọc… đến các món cung đình cầu kỳ như: nem công, chả phượng hay bát bửu, mỗi món ăn đều mang trong mình hơi thở của Huế - sâu lắng, tao nhã và đậm đà bản sắc. Với sự tinh tế trong cách chế biến, sự hài hòa trong hương vị và nét thanh lịch trong trình bày, ẩm thực Huế không chỉ là những món ăn mà còn là câu chuyện về lịch sử, văn hóa, con người Huế....", bà Trần Thị Hoài Trâm, Giám đốc Sở Du lịch thành phố Huế nói tại lễ khai mạc Chương trình Huế - Kinh đô ẩm thực 2025. Quang TiếnNguồn: Báo Nhân Dân Trở về đầu trang Huế du lịch ẩm thực kinh đô ẩm thực bún bò Huế 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10