• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Tin tức - Sự kiện

Hải Phòng: Đặc sắc lễ hội Đền – Chùa Mõ

183
Những ngày này, lễ hội truyền thống Đền - Chùa Mõ (xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thuỵ, TP Hải Phòng) diễn ra sôi nổi với nhiều nghi lễ quan trọng và đa dạng các hoạt động văn hoá.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Danh Hậu, Chủ tịch UBND xã Ngũ Phúc cho biết: Từ ngày 11-13/3, lễ hội truyền thống Đền - Chùa Mõ đã diễn ra nhiều nghi lễ quan trọng như: Lễ rước Bách linh Thành Hoàng làng về Di tích Đền - Chùa Mõ dự tế Thánh; Lễ Tế khai mạc, Lễ Hầu thánh và Tế tạ. Các hoạt động văn hoá, tín ngưỡng, trò chơi dân gian truyền thống như: Diễn xướng chầu văn, hát giao duyên, cờ tướng, kéo co, tổ tôm, bịt mắt bắt vịt… thu hút sự tham gia của đông đảo nhân dân và du khách.

Ông Nguyễn Danh Hậu chia sẻ thêm: Để lễ hội năm 2025 được tổ chức đảm bảo trang trọng, thành công phải nói đến công lao đóng góp trí tuệ, tiền của, tâm huyết của những người con quê hương xã Ngũ Phúc, đang sống và làm việc trên khắp mọi miền của Tổ quốc.

Theo tài liệu do UBND xã Ngũ Phúc cung cấp, Đền Mõ là nơi thờ công chúa Quỳnh Trân, con gái của vua Trần Thánh Tông, chị gái của vua Trần Nhân Tông, người có công lớn với dân với nước. Khi lập am tu hành tại vùng Nghi Dương thuộc huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn (nay gồm các xã Du Lễ, Kiến Quốc và Ngũ Phúc thuộc huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng), bà đã khuyến khích người dân lập điền trang cấy lúa, trồng dâu, nuôi tằm, góp phần hình thành vùng đất trù phú.

Để điều hành công việc hằng ngày, bà nghĩ ra cách dùng tiếng mõ. Nếu trong ngày, hễ nghe tiếng mõ ở chùa thì về ăn uống, tiếng mõ ở quán thì có công việc. Mọi người cứ theo tiếng mõ mà làm. Bắt nguồn từ đó, những địa danh như chợ Mõ, làng Mõ, chùa Mõ, đền Mõ ở xã Ngũ Phúc đã ra đời và lưu truyền đến ngày nay. Công chúa Quỳnh Trân được người dân trong vùng gọi với cái tên trìu mến: “Bà chúa Mõ”.

Lễ hội Đền - Chùa Mõ được tổ chức hàng năm nhằm bảo tồn, phục dựng và phát triển các giá trị văn hoá độc đáo của Di tích và tưởng nhớ công lao to lớn của công chúa Quỳnh Trân.

Đến khu di tích, du khách có cơ hội được chiêm ngưỡng cây gạo Di sản Việt Nam gần 750 tuổi, tương truyền do công chúa Quỳnh Trân trồng, gắn với nhiều giai thoại linh thiêng của mảnh đất này. Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi), cây gạo đã bị gãy, đổ. Chính quyền địa phương và người dân xã Ngũ Phúc quyết định mời các chuyên gia về cây để hồi sinh cây gạo cổ này. Các chuyên gia đã đổ một trụ bê tông cốt thép ở giữa thân cây gạo và tạo vỏ giả của cây ở bên ngoài để tăng thêm độ thẩm mỹ. Sau một thời gian chăm sóc, cây gạo đã dần hồi sinh.

Sau đây là một số hình ảnh tại lễ hội Đền - Chùa Mõ năm 2025:

 

 Lễ rước Bách linh Thành Hoàng làng về Di tích Đền - Chùa Mõ dự tế Thánh. Ảnh: Phương Thanh

 Lễ hội được tổ chức trong khuôn viên khu di tích Đền - Chùa Mõ. Đền Mõ được công nhận là Di tích lịch sử Văn hóa điêu khắc nghệ thuật cấp Quốc gia năm 1992. Ảnh: Phương Thanh

 Lễ Tế trang trọng tại lễ hội truyền thống Đền - Chùa Mõ năm 2025 tại xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thuỵ, TP Hải Phòng. Ảnh: Minh Huy

 Cây gạo Di sản Việt Nam gần 750 tuổi (góc trái) dần hồi sinh sau cơn bão số 3. Ảnh: Phương Thanh

 Nghi thức “Vật cầu đảo” tại lễ hội. Ảnh: Minh Huy

 Một tiết mục hát quan họ chiếm được nhiều cảm tình của người dân và du khách tại lễ hội. Ảnh: Phương Thanh

Phương Thanh

Báo Đại Đoàn Kết - daidoanket.vn - Đăng ngày 13/3/2025

Trở về đầu trang
   Hải Phòng Chùa Mõ
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Hải Phòng: Sẽ có liên hoan ẩm thực vô cùng ấn tượng 12
  • Lâm Đồng: Hội tụ “thiên đường xanh” du lịch 9
  • TP Hồ Chí Minh: Sức hút từ cầu nối văn hóa ẩm thực 9
  • Thông tin du lịch nổi bật tháng 4/2025: Việt Nam xếp thứ 7 thế giới về tăng trưởng điểm đến 13
  • Định vị thương hiệu từ những điểm đến xanh 23
  • Bắc Ninh phát triển du lịch trong thời kỳ mới 31
  • Thực hiện Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn TP Hà Nội 24
  • Hòa Bình: Phát triển du lịch bền vững từ vùng đất Mường cổ 34
  • Dấu ấn liên kết phát triển du lịch "Biển xanh - Rừng đại ngàn" 44
  • Cả nước đón 10,5 triệu lượt khách trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 32
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Làng Nôm - Hưng Yên: Nơi hồn quê lắng đọng, nơi...

    Ở một góc nhỏ của miền đồng bằng Bắc Bộ, có một làng cổ tồn tại suốt hàng trăm năm, mang...

    215
  • Chùa Bổ Đà - Danh lam cổ tự nổi tiếng vùng Kinh...

    Nằm trên dãy Bổ Đà sơn huyện Việt Yên, Khu di tích chùa Bổ Đà là một danh lam cổ tự nổi...

    212
  • Khách sạn dưới nước: Bước tiến mới của ngành công...

    Nếu những khung cảnh ven biển, đường chân trời thành phố hay khu vườn tuyệt đẹp vốn đã là...

    135
  • Mèo Vạc (Hà Giang): Điểm hẹn du lịch trên Cao...

    Đến Cao nguyên đá Đồng Văn, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang chắc hẳn sẽ là điểm đến không...

    134
  • Triển vọng công nghệ Trung Quốc năm 2025: AI, EV...

    Vị thế dẫn đầu về công nghệ của Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục duy trì và phát triển bất...

    100

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch