• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Ẩm thực

Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh của Quảng Nam được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

60
Ngày 14/5, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng ký ban hành Quyết định số 1355/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình Tri thức dân gian đối với "Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh" của huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.

Vườn sâm Ngọc Linh của đồng bào Xê Đăng huyện Nam Trà My. Ảnh: ALăng Ngước

Quyết định này được ban hành căn cứ theo Luật Di sản văn hóa, các nghị định hướng dẫn thi hành, cũng như đề nghị từ UBND tỉnh Quảng Nam và Cục Di sản văn hóa.
Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh là kho tàng kiến thức quý báu được đồng bào các dân tộc thiểu số, đặc biệt là người Xơ Đăng ở huyện Nam Trà My tích lũy và truyền lại qua nhiều thế hệ. Loại sâm này, còn được gọi là "thuốc giấu", được biết đến như một loại dược liệu quý hiếm, có tác dụng chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe rất tốt.

Tri thức dân gian này bao gồm các kỹ thuật và kinh nghiệm trong việc khai thác, trồng, chăm sóc và chế biến sâm Ngọc Linh. Người dân đã chuyển từ việc khai thác tự nhiên sang trồng trọt có kế hoạch, đầu tư thâm canh chuyên sâu, giúp nâng cao giá trị kinh tế và cải thiện đời sống.

Hiện nay, sâm Ngọc Linh được trồng tại 7 xã của huyện Nam Trà My, với tổng diện tích khoảng 1.650ha, thu hút sự tham gia của hơn 1.500 hộ dân và 18 doanh nghiệp đăng ký trồng sâm dưới tán rừng.

Việc công nhận tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không chỉ nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho vùng cao Quảng Nam. Đây cũng là bước quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu sâm Ngọc Linh trên thị trường trong nước và quốc tế...

ALăng Ngước

Báo Quảng Nam - baoquangnam.vn - Đăng ngày 15/5/2025

Trở về đầu trang
   Quảng Nam sâm Ngọc Linh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Di sản biển cả và tiềm năng du lịch bền vững 4
  • Hội Lim (Bắc Ninh) là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia 35
  • Khai thác tiềm năng du lịch miền núi 30
  • Đa dạng sản phẩm du lịch hè 28
  • Không gian văn hóa Sen và Kiều: Chiều sâu cốt cách, tinh thần văn hóa Việt 34
  • Hà Tĩnh tái khởi động dự án khu du lịch sinh thái biển Xuân Hội gần 4.000 tỷ đồng 35
  • Bình Định tăng tốc hút khách trong mùa cao điểm du lịch hè 54
  • Chiêm ngưỡng màn pháo hoa mãn nhãn của đội Việt Nam - Niềm tự hào Z121 69
  • Rực rỡ mùa vàng vùng cao 46
  • Người trẻ vùng cao làm du lịch 48
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Phú Quốc sẽ có cảng hàng không quốc tế hiện đại...

    Theo quy hoạch, Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc sẽ được đầu tư mở rộng và nâng cấp toàn...

    175
  • Thái Nguyên - Hành trình về nguồn

    Đến với tỉnh Thái Nguyên, dự án Yêu lắm Việt Nam đã chọn 3 địa điểm để đặt trạm NFC. Đó...

    146
  • Long An phát triển du lịch qua di tích lịch sử -...

    Hiện toàn tỉnh Long An có 127 di tích lịch sử - văn hóa (DTLSVH), trong đó, 22 DTLSVH cấp...

    143
  • Quảng Nam: Tây Giang hướng đến phát triển du lịch...

    Với thế mạnh điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu mát mẻ, độ che phủ rừng tự nhiên, giá trị bản...

    109
  • Hải Dương: Phường rối nước Thanh Hải được công...

    Nghệ thuật múa rối nước Thanh Hải (Thanh Hà, Hải Dương) có lịch sử hơn 300 năm.

    103

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch