• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Tin tức - Sự kiện

Móng Cái (Quảng Ninh): Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tiêu biểu làng người Dao

Công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tiêu biểu làng người Dao ở thôn Pò Hèn, xã Hải Sơn phục vụ phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn TP Móng Cái (Quảng Ninh) giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030 đã đạt được một số kết quả bước đầu.

 Người dân xã Hải Sơn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Dao Thanh Y. Ảnh: Trần Tương (Trung tâm TT&VH TP Móng Cái)

Ngày 21/6/2023, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Kế hoạch số 161/KH-UBND về thí điểm xây dựng, bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa 4 làng dân tộc thiểu số (DTTS) gắn với phát triển du lịch cộng đồng khu vực miền núi, giai đoạn 2023-2025. Đó là làng người Dao ở thôn Pò Hèn, xã Hải Sơn (Móng Cái), làng người Tày ở thôn Bản Cáu, xã Lục Hồn và làng người Sán Chỉ ở thôn Lục Ngù, xã Húc Động (Bình Liêu), làng người Sán Dìu ở thôn Vòng Tre, xã Bình Dân (Vân Đồn).
Sau gần 2 năm triển khai kế hoạch, TP Móng Cái đã thực hiện lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Làng văn hóa du lịch cộng đồng tại thôn Pò Hèn, xã Hải Sơn; phục dựng chợ phiên Pò Hèn, bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch thông qua Lễ hội hoa sim biên giới tại xã Hải Sơn.

Công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hoá phi vật thể, đặc biệt là các loại hình trình diễn dân gian, gắn với xây dựng sản phẩm du lịch văn hoá được thành phố quan tâm triển khai thực hiện, trong đó đã thực hiện kiểm kê, lưu giữ tư liệu đối với trên 10 di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào các DTTS, miền núi; duy trì hoạt động thường xuyên, hiệu quả đối với 2 CLB văn nghệ dân gian: Hát đối của dân tộc Dao Thanh Y, Hát soóng cọ của dân tộc Sán Chỉ xã Hải Sơn; thực hiện truyền dạy các loại hình trình diễn dân gian cho thế hệ trẻ biết và thực hành được các di sản văn hoá của dân tộc mình. Bên cạnh đó, việc bảo tồn các hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian khác: lễ cấp sắc, lễ xuống đồng, các trò chơi dân gian: đẩy gậy, ném còn… được quan tâm bảo tồn và gìn giữ. Hoàn thành việc đề nghị Bộ VH,TT&DL đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Hát soóng cọ của người Sán Chỉ, Lễ cấp sắc của người Dao Thanh Y; đang hoàn thiện hồ sơ để đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể đối với trang phục truyền thống của người Dao Thanh Phán; Lễ mừng cơm mới của người Tày…

Móng Cái tập trung xây dựng cảnh quan môi trường đảm bảo đặc trưng truyền thống của làng dân tộc Dao gắn với xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu thông qua việc chỉnh trang xóm họ Đặng; xây dựng hệ thống tường rào, tô vẽ lại tranh tường của các ngôi nhà, xây dựng các tuyến đường hoa, vườn hoa tại thôn Pò Hèn, tạo điểm nhấn về cảnh quan môi trường phục vụ khách du lịch tham quan, chụp ảnh đã được thực hiện tốt. Nhóm nhiệm vụ bảo tồn các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể được quan tâm triển khai thực hiện. Trong đó, đối với di sản văn hoá vật thể: Đã hoàn thiện xếp hạng cấp Quốc gia Khu di tích lịch sử Pò Hèn, xã Hải Sơn; tổ chức các chương trình ngoại khoá, tìm hiểu về các di sản văn hoá cho học sinh, đoàn viên thanh niên thuộc các cấp trường học trên địa bàn thành phố, từ năm 2024 đến nay, thu hút trên 150.000 lượt du khách đến tham quan, dâng hương tại di tích.

 Người dân và du khách đến tham gia Chợ phiên Pò Hèn

Thành phố đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích nhân dân thôn Pò Hèn thực hiện mặc trang phục dân tộc truyền thống trong sinh hoạt thường ngày, trong lao động sản xuất. Vận động 100% người dân trong thôn Pò Hèn thực hiện mặc trang phục dân tộc trong các ngày lễ, Tết, khi tham gia các hoạt động lễ hội, ngày hội truyền thống và các sự kiện trọng đại của đất nước, địa phương và của thôn; cán bộ xã, thôn là người DTTS thực hiện mặc trang phục của dân tộc mình 2 ngày/tuần.

Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trọng tâm là đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng đồng bào DTTS, miền núi được thành phố đặc biệt quan tâm. Từ năm 2023 đến nay, thành phố đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị sở ngành đào tạo nghề trình độ sơ cấp cho 117 người (Kỹ thuật chế biến món ăn: 20 lao động; điều khiển phương tiện thủy nội địa: 62 lao động; lớp sửa chữa máy nông cụ: 35 lao động; lớp tiếng Trung thương mại: 35 lao động). Mở các lớp tập huấn áp dụng kiến thức KHKT vào chăn nuôi, trồng trọt, du lịch cho trên 300 người: (Lớp dạy nấu ăn; lớp hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi và phòng trừ sâu bệnh; 1 lớp dạy trồng cây ăn quả; lớp tập huấn kiến thức nâng cao nhận thức về du lịch cộng đồng cho 188 người, trong đó có 30 người xã Hải Sơn…).

Hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp, đưa vào sử dụng đường Tỉnh lộ 341 (Quốc lộ 18C) từ Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái đến Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh - giai đoạn 2; Xây dựng tuyến đường từ xã Hải Tiến - Hồ Tràng Vinh đến trạm Biên phòng Pò Hèn - xã Hải Sơn nhằm mục tiêu tạo hệ thống giao thông liên hoàn khu vực vùng biên và kết nối với các tuyến giao thông huyết mạch trong vùng; thúc đẩy phát triển KT-XH, tạo điều kiện cho công tác tổ chức sắp xếp di dân ra vùng kinh tế lõm, vùng trắng sát biên giới để định canh, định cư.

Trung Thành

Báo Quảng Ninh điện tử - baoquangninh.vn - Đăng ngày 14/3/2025

Trở về đầu trang
   Quảng Ninh Móng cái bảo tồn văn hóa người Dao
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Hòa Bình: Phát triển du lịch bền vững từ vùng đất Mường cổ
  • Trải nghiệm đi cầu khỉ, chụp đìa bắt cá ở miệt rừng U Minh Hạ
  • Đoàn tàu “Hoa Phượng Đỏ”, điểm nhấn của du lịch Hải Phòng
  • Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động hấp dẫn thu hút du khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
  • Nhiều hoạt động du lịch hấp dẫn tại Hà Nội dịp 30/4 và 01/5
  • Khám phá núi Chúa - đỉnh núi cao nhất đảo Phú Quốc
  • Các “địa chỉ đỏ” hút khách du lịch về nguồn dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
  • Đánh thức núi Chứa Chan - Viên ngọc xanh của Đông Nam Bộ
  • Đà Nẵng: Đến biển Mân Thái để cùng gọi mặt trời thức giấc
  • Mèo Vạc (Hà Giang): Điểm hẹn du lịch trên Cao nguyên đá
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Làng Nôm - Hưng Yên: Nơi hồn quê lắng đọng, nơi...

    Ở một góc nhỏ của miền đồng bằng Bắc Bộ, có một làng cổ tồn tại suốt hàng trăm năm, mang...

    215
  • Chùa Bổ Đà - Danh lam cổ tự nổi tiếng vùng Kinh...

    Nằm trên dãy Bổ Đà sơn huyện Việt Yên, Khu di tích chùa Bổ Đà là một danh lam cổ tự nổi...

    212
  • Khách sạn dưới nước: Bước tiến mới của ngành công...

    Nếu những khung cảnh ven biển, đường chân trời thành phố hay khu vườn tuyệt đẹp vốn đã là...

    135
  • Mèo Vạc (Hà Giang): Điểm hẹn du lịch trên Cao...

    Đến Cao nguyên đá Đồng Văn, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang chắc hẳn sẽ là điểm đến không...

    134
  • Triển vọng công nghệ Trung Quốc năm 2025: AI, EV...

    Vị thế dẫn đầu về công nghệ của Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục duy trì và phát triển bất...

    100

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch