Ngôi chùa Trắng giữa xứ sở chùa Vàng Ngôi chùa Trắng giữa xứ sở chùa Vàng Trong bạt ngàn sắc vàng vương giả làm nên vẻ lộng lẫy của những ngôi chùa Thái Lan, Wat Rong Khun (được biết đến nhiều nhất với cái tên Chùa Trắng) nổi bật nhờ mầu trắng tinh khôi, in đậm dấu ấn của trường phái siêu thực, nhờ hơi hướng nghệ thuật đương đại hòa trộn cùng tinh hoa nghệ thuật truyền thống để trở thành một công trình kiến trúc ấn tượng. Quần thể kiến trúc chỉ một gam mầu trắng thuần khiết gây ấn tượng độc-lạ với mọi du khách. Ngôi chùa độc đáo Với con số ước tính lên tới 27 nghìn ngôi chùa trên khắp lãnh thổ, Thái Lan được cả thế giới biết đến với tên gọi quen thuộc Xứ sở chùa vàng. Những công trình thờ tự dát vàng lấp lánh, với những ngọn tháp xoắn ốc cùng nghệ thuật điêu khắc và chạm trổ tinh vi đã trở thành những điểm nhấn kiến trúc mang tính biểu tượng của quốc gia mà Phật tử chiếm tới 95% dân số này. Giữa bạt ngàn sắc vàng quen thuộc ấy, quần thể kiến trúc chỉ một gam mầu trắng thuần khiết để lại ấn tượng độc - lạ với bất cứ ai có cơ hội đặt chân tới đây. Ít ai còn lưu giữ ký ức về một Wat Rong Khun của thời điểm trước năm 1997. Chỉ biết rằng, công trình khi ấy đã xuống cấp trầm trọng, đòi hỏi phải trùng tu khẩn cấp mà chưa tìm ra nguồn kinh phí. Chalermchai Kositpipat, một nghệ sĩ thị giác, họa sĩ, kiến trúc sư Thái Lan nổi tiếng sinh năm 1955 đã quyết định đầu tư toàn bộ tài năng, tâm sức và cả bạc tiền để sáng tạo tác phẩm để đời trên chính mảnh đất Chiang Rai quê hương mình. Một cô gái Thái Lan chụp ảnh kỷ niệm trước ngôi chùa. “Viên kim cương” trắng sáng lấp lánh này đã được ông kỳ công tạo tác từ năm 1997, ra mắt lần đầu vào năm 2008 và theo dự kiến, sẽ hoàn thành tất cả hạng mục vào năm 2070. Lo lắng không thể sống tới lúc chứng kiến công trình hoàn tất, ông đã chấp nhận sự chung tay góp sức của 5 học trò, cũng là 5 tên tuổi họa sĩ tài danh để đẩy nhanh tiến độ thi công. Quần thể mà công chúng được thưởng lãm hiện nay mới chỉ chiếm khoảng 60% trong bản phác thảo kỳ vĩ mà ông dự kiến ban đầu. Là một Phật tử thuần thành, Chalermchai Kositpipat nổi tiếng với phong cách sáng tác được khơi nguồn cảm hứng từ triết lý Phật giáo cùng những tinh hoa văn hóa truyền thống của Thái Lan. Từng là nghệ sĩ thị giác đầu tiên được giải thưởng Silpathorn vinh danh năm 2004, ông cũng là gương mặt Nghệ sĩ quốc gia được Ủy ban Văn hóa Thái Lan lựa chọn năm 2011. Hơn 1 tỷ baht (khoảng 34 triệu USD) đã được ông đầu tư, để dần hoàn thiện những hạng mục kiến trúc chủ yếu như chánh điện, sảnh đường, nhà nguyện, bảo tàng, phòng trưng bày nghệ thuật... Là một Phật tử thuần thành, Chalermchai Kositpipat nổi tiếng với phong cách sáng tác được khơi nguồn cảm hứng từ triết lý Phật giáo cùng những tinh hoa văn hóa truyền thống của Thái Lan. Với mầu trắng tượng trưng cho sự thanh cao và thuần khiết, thủy tinh tráng bạc lấp lánh tượng trưng cho trí tuệ của Đức Phật, được bao quanh bởi một công viên xanh mát, ngôi chùa như một bộ sưu tập những tác phẩm nghệ thuật được tạo tác tinh xảo, tỉ mỉ. Những bức tượng thần, những sinh vật huyền bí, những biểu tượng Phật giáo làm nên một không gian đầy mê hoặc, linh thiêng. Ngôi chùa kỳ lạ Đặc trưng trong kiến trúc chùa chiền Thái Lan chính là sự chắt lọc và hòa quyện những nét tinh túy của bốn phong cách kiến trúc tâm linh đỉnh cao. Đền chùa Thái Lan hội tụ cả rắn thần Naga trên mái nhà và các vị thần Yaksha gác cửa của Ấn Độ giáo, phong cách La Mã với nội thất ấn tượng cùng những tòa tháp vuông cao nổi bật nằm ở lối vào của Ki-tô giáo, sử dụng vật liệu sa thạch cùng phong cách khảm mảnh sành sứ, thủy tinh và trang trí chi tiết bằng cách sơn mài, mạ, dát vàng đậm màu sắc Trung Hoa... Cũng không thể không nhắc tới nghệ thuật chạm khắc vô cùng tinh xảo trên từng cấu kiện, chi tiết kiến trúc cùng những bức tượng được tạo hình tinh tế, uyển chuyển đã giúp mỗi công trình tâm linh trở thành điểm đến chiêm bái và thưởng lãm đầy mỹ cảm cho du khách, ngoài công năng thực hành đạo pháp đơn thuần. Nghệ sĩ đã sử dụng nhiều biểu tượng để chuyển tải những triết lý nhân sinh cùng thông điệp đầy tính minh triết của Phật giáo. Chùa Trắng hội đủ những nét đặc trưng đậm sắc màu truyền thống nhưng lại rất khác biệt, khác biệt tới mức công trình này còn được du khách quốc tế gọi là “ngôi chùa kỳ lạ”. “Kỳ lạ” có thể bởi dấu ấn trường phái siêu thực mà nghệ sĩ theo đuổi được thể hiện trong tác phẩm nghệ thuật kiến trúc đỉnh cao này, khi ông cố gắng mô tả tiềm thức bằng những ý tưởng chỉ tồn tại trong giấc mơ hay trong ảo giác. Nghệ sĩ đã sử dụng nhiều biểu tượng để chuyển tải những triết lý nhân sinh cùng thông điệp đầy tính minh triết của Phật giáo. Có thể cảm nhận rất rõ ranh giới giữa địa ngục và thiên đường, sự sống và cái chết khi chậm rãi đi qua cây cầu sinh tử luân hồi bắc ngang hồ nước tượng trưng cho dòng Si Tarndon chia cắt trần thế và thiên giới. Vượt qua cả trăm cánh tay cùng những chiếc đầu lâu vươn cao vô cùng đáng sợ tượng trưng cho ham muốn trần tục trì níu con người chìm xuống bể khổ vô tận, cổng thiên đường sẽ mở ra, với hai vị hộ pháp án ngữ hai bên chào đón bạn bước vào chánh điện, nơi nỗ lực chống lại cám dỗ sẽ giúp con người đạt tới trạng thái thoát tục, đến với miền cực lạc. Ngôn ngữ tạo hình độc đáo này đã giúp ngôi chùa được mệnh danh là nơi có cả thiên đường và địa ngục ấn tượng bậc nhất thế giới. Cây cầu sinh tử luân hồi giúp ngôi chùa được đánh giá là nơi có cả cả thiên đường-địa ngục ấn tượng bậc nhất. Nguồn | Wikimedia Commons Bên trong căn phòng truyền giáo linh thiêng được trang trí theo một cách thức rất... phi truyền thống, với rực rỡ hai mầu đỏ-vàng trái ngược hoàn toàn với sắc trắng thanh tịnh bên ngoài. Bên cạnh những bức tranh tái hiện cuộc đời Đức Phật là hình ảnh của những nhân vật nổi tiếng trên màn bạc như Freddy Krueger, Kẻ hủy diệt hay Người sắt, Neo của The Matrix; là tàu vũ trụ, chiến tranh hạt nhân cùng những cuộc tấn công khủng bố biểu thị tác động hủy diệt Trái đất do chính con người gây ra... Lang thang trong khuôn viên rộng rãi, du khách còn có thể gặp từ siêu nhân tới người nhện, từ Michael Jackson đến Keanu Reeves... như một cách giao thoa truyền thống và đương đại, cá nhân hóa và toàn cầu hóa lạ lẫm, gợi tò mò. “Cái chết có thể ngăn cản giấc mơ nhưng không thể ngăn cản dự án của tôi”, vị KTS tài năng từng chia sẻ quyết tâm sắt đá của mình về tác phẩm được kỳ vọng sẽ mang lại cho tác giả “cuộc sống bất tử” Công trình duy nhất khoác tấm áo vàng rực sang trọng trong quần thể, nơi có cả “cây may mắn” lẫn “giếng cầu nguyện” với chi phí xây dựng tới 5 triệu baht hóa ra lại là nhà vệ sinh vô cùng hiện đại, với thông điệp chuyển tải thú vị, “cái đẹp tồn tại khắp nơi, chỉ cần mở mắt và mở lòng là có thể nhìn thấy vô vàn nét đẹp đang tiềm ẩn đâu đó”. Nhưng dù bị cho là “kỳ lạ” tới đâu, hiếm ai có thể cưỡng lại sức hút của ngôi chùa độc đáo này. Bởi tài năng, tâm huyết của kiến trúc sư - nghệ sĩ hiện diện khắp nơi, in đậm trên từng chi tiết nhỏ nhất. Đã gần chạm ngưỡng tuổi 70 nhưng ông vẫn đang nỗ lực từng ngày, từng giờ để gửi gắm lại một công trình giá trị cho hậu thế. “Cái chết có thể ngăn cản giấc mơ nhưng không thể ngăn cản dự án của tôi”, ông từng chia sẻ quyết tâm sắt đá của mình về tác phẩm được kỳ vọng sẽ mang lại cho tác giả “cuộc sống bất tử”. Tọa lạc ở phía bắc Chiang Rai, cách trung tâm tỉnh chừng 13 km, Chùa Trắng với diện tích khoảng 12.000 m2 luôn nằm ở tốp đầu trong danh sách những ngôi chùa ấn tượng nhất thế giới. Chùa thuộc sở hữu tư nhân, vé tham quan có giá 100 baht/người, là điểm đến thu hút du khách quốc tế bậc nhất trên hành trình khám phá Chiang Mai-Chiang Rai, Thái Lan. Chùa Trắng trở thành điểm đến thu hút du khách quốc tế bậc nhất trên hành trình khám phá Chiang Mai-Chiang Rai, Thái Lan. Bài và ảnh: HỒ CÚC PHƯƠNG Nguông: Báo Nhân Dân Trong bạt ngàn sắc vàng vương giả làm nên vẻ lộng lẫy của những ngôi chùa Thái Lan, Wat Rong Khun (được biết đến nhiều nhất với cái tên Chùa Trắng) nổi bật nhờ mầu trắng tinh khôi, in đậm dấu ấn của trường phái siêu thực, nhờ hơi hướng nghệ thuật đương đại hòa trộn cùng tinh hoa nghệ thuật truyền thống để trở thành một công trình kiến trúc ấn tượng. Quần thể kiến trúc chỉ một gam mầu trắng thuần khiết gây ấn tượng độc-lạ với mọi du khách. Ngôi chùa độc đáo Với con số ước tính lên tới 27 nghìn ngôi chùa trên khắp lãnh thổ, Thái Lan được cả thế giới biết đến với tên gọi quen thuộc Xứ sở chùa vàng. Những công trình thờ tự dát vàng lấp lánh, với những ngọn tháp xoắn ốc cùng nghệ thuật điêu khắc và chạm trổ tinh vi đã trở thành những điểm nhấn kiến trúc mang tính biểu tượng của quốc gia mà Phật tử chiếm tới 95% dân số này. Giữa bạt ngàn sắc vàng quen thuộc ấy, quần thể kiến trúc chỉ một gam mầu trắng thuần khiết để lại ấn tượng độc - lạ với bất cứ ai có cơ hội đặt chân tới đây. Ít ai còn lưu giữ ký ức về một Wat Rong Khun của thời điểm trước năm 1997. Chỉ biết rằng, công trình khi ấy đã xuống cấp trầm trọng, đòi hỏi phải trùng tu khẩn cấp mà chưa tìm ra nguồn kinh phí. Chalermchai Kositpipat, một nghệ sĩ thị giác, họa sĩ, kiến trúc sư Thái Lan nổi tiếng sinh năm 1955 đã quyết định đầu tư toàn bộ tài năng, tâm sức và cả bạc tiền để sáng tạo tác phẩm để đời trên chính mảnh đất Chiang Rai quê hương mình. Một cô gái Thái Lan chụp ảnh kỷ niệm trước ngôi chùa. “Viên kim cương” trắng sáng lấp lánh này đã được ông kỳ công tạo tác từ năm 1997, ra mắt lần đầu vào năm 2008 và theo dự kiến, sẽ hoàn thành tất cả hạng mục vào năm 2070. Lo lắng không thể sống tới lúc chứng kiến công trình hoàn tất, ông đã chấp nhận sự chung tay góp sức của 5 học trò, cũng là 5 tên tuổi họa sĩ tài danh để đẩy nhanh tiến độ thi công. Quần thể mà công chúng được thưởng lãm hiện nay mới chỉ chiếm khoảng 60% trong bản phác thảo kỳ vĩ mà ông dự kiến ban đầu. Là một Phật tử thuần thành, Chalermchai Kositpipat nổi tiếng với phong cách sáng tác được khơi nguồn cảm hứng từ triết lý Phật giáo cùng những tinh hoa văn hóa truyền thống của Thái Lan. Từng là nghệ sĩ thị giác đầu tiên được giải thưởng Silpathorn vinh danh năm 2004, ông cũng là gương mặt Nghệ sĩ quốc gia được Ủy ban Văn hóa Thái Lan lựa chọn năm 2011. Hơn 1 tỷ baht (khoảng 34 triệu USD) đã được ông đầu tư, để dần hoàn thiện những hạng mục kiến trúc chủ yếu như chánh điện, sảnh đường, nhà nguyện, bảo tàng, phòng trưng bày nghệ thuật... Là một Phật tử thuần thành, Chalermchai Kositpipat nổi tiếng với phong cách sáng tác được khơi nguồn cảm hứng từ triết lý Phật giáo cùng những tinh hoa văn hóa truyền thống của Thái Lan. Với mầu trắng tượng trưng cho sự thanh cao và thuần khiết, thủy tinh tráng bạc lấp lánh tượng trưng cho trí tuệ của Đức Phật, được bao quanh bởi một công viên xanh mát, ngôi chùa như một bộ sưu tập những tác phẩm nghệ thuật được tạo tác tinh xảo, tỉ mỉ. Những bức tượng thần, những sinh vật huyền bí, những biểu tượng Phật giáo làm nên một không gian đầy mê hoặc, linh thiêng. Ngôi chùa kỳ lạ Đặc trưng trong kiến trúc chùa chiền Thái Lan chính là sự chắt lọc và hòa quyện những nét tinh túy của bốn phong cách kiến trúc tâm linh đỉnh cao. Đền chùa Thái Lan hội tụ cả rắn thần Naga trên mái nhà và các vị thần Yaksha gác cửa của Ấn Độ giáo, phong cách La Mã với nội thất ấn tượng cùng những tòa tháp vuông cao nổi bật nằm ở lối vào của Ki-tô giáo, sử dụng vật liệu sa thạch cùng phong cách khảm mảnh sành sứ, thủy tinh và trang trí chi tiết bằng cách sơn mài, mạ, dát vàng đậm màu sắc Trung Hoa... Cũng không thể không nhắc tới nghệ thuật chạm khắc vô cùng tinh xảo trên từng cấu kiện, chi tiết kiến trúc cùng những bức tượng được tạo hình tinh tế, uyển chuyển đã giúp mỗi công trình tâm linh trở thành điểm đến chiêm bái và thưởng lãm đầy mỹ cảm cho du khách, ngoài công năng thực hành đạo pháp đơn thuần. Nghệ sĩ đã sử dụng nhiều biểu tượng để chuyển tải những triết lý nhân sinh cùng thông điệp đầy tính minh triết của Phật giáo. Chùa Trắng hội đủ những nét đặc trưng đậm sắc màu truyền thống nhưng lại rất khác biệt, khác biệt tới mức công trình này còn được du khách quốc tế gọi là “ngôi chùa kỳ lạ”. “Kỳ lạ” có thể bởi dấu ấn trường phái siêu thực mà nghệ sĩ theo đuổi được thể hiện trong tác phẩm nghệ thuật kiến trúc đỉnh cao này, khi ông cố gắng mô tả tiềm thức bằng những ý tưởng chỉ tồn tại trong giấc mơ hay trong ảo giác. Nghệ sĩ đã sử dụng nhiều biểu tượng để chuyển tải những triết lý nhân sinh cùng thông điệp đầy tính minh triết của Phật giáo. Có thể cảm nhận rất rõ ranh giới giữa địa ngục và thiên đường, sự sống và cái chết khi chậm rãi đi qua cây cầu sinh tử luân hồi bắc ngang hồ nước tượng trưng cho dòng Si Tarndon chia cắt trần thế và thiên giới. Vượt qua cả trăm cánh tay cùng những chiếc đầu lâu vươn cao vô cùng đáng sợ tượng trưng cho ham muốn trần tục trì níu con người chìm xuống bể khổ vô tận, cổng thiên đường sẽ mở ra, với hai vị hộ pháp án ngữ hai bên chào đón bạn bước vào chánh điện, nơi nỗ lực chống lại cám dỗ sẽ giúp con người đạt tới trạng thái thoát tục, đến với miền cực lạc. Ngôn ngữ tạo hình độc đáo này đã giúp ngôi chùa được mệnh danh là nơi có cả thiên đường và địa ngục ấn tượng bậc nhất thế giới. Cây cầu sinh tử luân hồi giúp ngôi chùa được đánh giá là nơi có cả cả thiên đường-địa ngục ấn tượng bậc nhất. Nguồn | Wikimedia Commons Bên trong căn phòng truyền giáo linh thiêng được trang trí theo một cách thức rất... phi truyền thống, với rực rỡ hai mầu đỏ-vàng trái ngược hoàn toàn với sắc trắng thanh tịnh bên ngoài. Bên cạnh những bức tranh tái hiện cuộc đời Đức Phật là hình ảnh của những nhân vật nổi tiếng trên màn bạc như Freddy Krueger, Kẻ hủy diệt hay Người sắt, Neo của The Matrix; là tàu vũ trụ, chiến tranh hạt nhân cùng những cuộc tấn công khủng bố biểu thị tác động hủy diệt Trái đất do chính con người gây ra... Lang thang trong khuôn viên rộng rãi, du khách còn có thể gặp từ siêu nhân tới người nhện, từ Michael Jackson đến Keanu Reeves... như một cách giao thoa truyền thống và đương đại, cá nhân hóa và toàn cầu hóa lạ lẫm, gợi tò mò. “Cái chết có thể ngăn cản giấc mơ nhưng không thể ngăn cản dự án của tôi”, vị KTS tài năng từng chia sẻ quyết tâm sắt đá của mình về tác phẩm được kỳ vọng sẽ mang lại cho tác giả “cuộc sống bất tử” Công trình duy nhất khoác tấm áo vàng rực sang trọng trong quần thể, nơi có cả “cây may mắn” lẫn “giếng cầu nguyện” với chi phí xây dựng tới 5 triệu baht hóa ra lại là nhà vệ sinh vô cùng hiện đại, với thông điệp chuyển tải thú vị, “cái đẹp tồn tại khắp nơi, chỉ cần mở mắt và mở lòng là có thể nhìn thấy vô vàn nét đẹp đang tiềm ẩn đâu đó”. Nhưng dù bị cho là “kỳ lạ” tới đâu, hiếm ai có thể cưỡng lại sức hút của ngôi chùa độc đáo này. Bởi tài năng, tâm huyết của kiến trúc sư - nghệ sĩ hiện diện khắp nơi, in đậm trên từng chi tiết nhỏ nhất. Đã gần chạm ngưỡng tuổi 70 nhưng ông vẫn đang nỗ lực từng ngày, từng giờ để gửi gắm lại một công trình giá trị cho hậu thế. “Cái chết có thể ngăn cản giấc mơ nhưng không thể ngăn cản dự án của tôi”, ông từng chia sẻ quyết tâm sắt đá của mình về tác phẩm được kỳ vọng sẽ mang lại cho tác giả “cuộc sống bất tử”. Tọa lạc ở phía bắc Chiang Rai, cách trung tâm tỉnh chừng 13 km, Chùa Trắng với diện tích khoảng 12.000 m2 luôn nằm ở tốp đầu trong danh sách những ngôi chùa ấn tượng nhất thế giới. Chùa thuộc sở hữu tư nhân, vé tham quan có giá 100 baht/người, là điểm đến thu hút du khách quốc tế bậc nhất trên hành trình khám phá Chiang Mai-Chiang Rai, Thái Lan. Chùa Trắng trở thành điểm đến thu hút du khách quốc tế bậc nhất trên hành trình khám phá Chiang Mai-Chiang Rai, Thái Lan.Bài và ảnh: HỒ CÚC PHƯƠNGNguông: Báo Nhân Dân Trở về đầu trang Wat Rong Khun White Temple Xứ sở Chùa vàng Chiang Rai Thái Lan 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10