• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Khám phá

Trăm năm nón ngựa Phú Gia

Nếu xứ Huế kinh kỳ nổi tiếng với nón bài thơ - loại nón lá thanh lịch, cực mỏng và nhẹ, lồng trong lớp lá là hình ghép hoa lá cùng những câu thơ, dòng chữ thì ở đất võ Bình Định lại có tiếng với nón ngựa Phú Gia.
Để tạo không khí vui tươi cho loại công việc vốn rất nhọc nhằn, tỉ mỉ những thợ nón ở đây thường tụ tập dăm ba người một nhà để vừa làm vừa trò chuyện

 
Gọi nón ngựa Phú Gia bởi loại nón đặc sản này của Bình Định được sản xuất tại làng Phú Gia thuộc xã Cát Tường, huyện Phù Cát, cách QL1A chừng 4km về hướng đông. Ngày nay nón ngựa Phú Gia được tiêu thụ rộng rãi nhưng thời xưa đây là loại nón chỉ dành cho người giàu sang, quyền quý. 

 
Đặc biệt, những chiếc nón quý phái thường được đội khi cưỡi ngựa nên có tên là nón ngựa.

 
Nón được chằm bện cực kỳ công phu, cả bộ khung bên trong và lớp lá chằm bên ngoài đều được thêu, ren với  những hoa văn đa màu, tuy dày nhưng rất thanh nhã, bền chắc.

 
Những bô lão làng Phú Gia cho rằng nón ngựa khởi nguyên từ nón chiêng của binh tướng Tây Sơn, vốn cũng được người Bình Định làm ra, theo câu ca truyền lại:


“Anh đi dao bản giắt lưng
Nón chiêng anh đội băng chừng Đồng Nai”.
 

Đường làng Phú Gia. Nghề làm nón ngựa đã giúp cư dân vốn đứng chân trên đồng ruộng có thêm thu nhập để đưa đẩy cuộc sống dần lên

Ngoài thức khuya, thợ nón Phú Gia còn phải dậy thật sớm để đi chợ mua lá, mua dang ở phiên chợ xa làng, chỉ họp 4g-6g sáng

Lão nghệ nhân Đặng Văn Tám (76 tuổi) làm khung và thêu, ren. Cánh đàn ông ở Phú Gia vẫn thạo loại nghề thoạt trông cứ tưởng chỉ có phụ nữ mới thích hợp này. Họ làm khung và cả chằm, thêu đều được

Khung (sườn) nón ngựa được làm từ cây dang trên núi cao, được bện (bủa) và thêu ren rất công phu. Để có một khung nón thế này một thợ nón phải làm ròng rã hai ngày. Thường có phân công trong nghề: kẻ chuyên làm khung, người chuyên chằm, thêu


Nguồn : Báo Tuổi Trẻ
Trở về đầu trang
  

Các tin khác

  • Chiềng Đi (Sơn La): Nơi nghệ thuật thắp sáng bản sắc
  • Sông Cầu (Bắc Kạn) - điểm đến du lịch
  • Đề xuất bảo tồn tại chỗ thuyền cổ độc nhất vô nhị tại Việt Nam
  • Hòa Bình: Phát triển du lịch bền vững từ vùng đất Mường cổ
  • Trải nghiệm đi cầu khỉ, chụp đìa bắt cá ở miệt rừng U Minh Hạ
  • Đoàn tàu “Hoa Phượng Đỏ”, điểm nhấn của du lịch Hải Phòng
  • Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động hấp dẫn thu hút du khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
  • Nhiều hoạt động du lịch hấp dẫn tại Hà Nội dịp 30/4 và 01/5
  • Khám phá núi Chúa - đỉnh núi cao nhất đảo Phú Quốc
  • Các “địa chỉ đỏ” hút khách du lịch về nguồn dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Làng Nôm - Hưng Yên: Nơi hồn quê lắng đọng, nơi...

    Ở một góc nhỏ của miền đồng bằng Bắc Bộ, có một làng cổ tồn tại suốt hàng trăm năm, mang...

    221
  • Chùa Bổ Đà - Danh lam cổ tự nổi tiếng vùng Kinh...

    Nằm trên dãy Bổ Đà sơn huyện Việt Yên, Khu di tích chùa Bổ Đà là một danh lam cổ tự nổi...

    217
  • Khách sạn dưới nước: Bước tiến mới của ngành công...

    Nếu những khung cảnh ven biển, đường chân trời thành phố hay khu vườn tuyệt đẹp vốn đã là...

    140
  • Mèo Vạc (Hà Giang): Điểm hẹn du lịch trên Cao...

    Đến Cao nguyên đá Đồng Văn, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang chắc hẳn sẽ là điểm đến không...

    138
  • Triển vọng công nghệ Trung Quốc năm 2025: AI, EV...

    Vị thế dẫn đầu về công nghệ của Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục duy trì và phát triển bất...

    108

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch