• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
Văn hóaLễ hội & trò chơi dân gian
  • UKEnglish

Lễ hội, trò chơi dân gian

Lễ hội Đền Đồng Nhân – xưa và nay

Lễ hội Đền Đồng Nhân là một trong những lễ hội lớn ở nước ta, được tổ chức nhằm tưởng nhớ Nhị vua Trưng Trắc và Trưng Nhị, Nhị nữ anh hùng kiệt xuất đã phất cờ khởi nghĩa chống quân Đông Hán giành độc lập cho dân tộc.

Lễ hội đền Đồng Nhân được tổ chức từ mồng 4 đến hết 6/2 âm lịch hàng năm, chính hội là  5 - 6/2 âm lịch. Cứ 5 năm, người dân địa phương lại tổ chức hội lớn với sự tham gia của nhiều địa phương thành phố Hà Nội cùng hàng nghìn du khách thập phương về tham dự.

Theo thông lệ, Lễ hội Đền Nhân bắt đầu vào ngày mồng 4 tháng chạp Âm lịch:

Sáng sớm, các cụ ông cao tuổi nhất phường Đồng Nhân trong trang phục truyền thống làm lễ bao sái đồ thờ và lễ tế yết xin Nhị Thánh vương ban khai hội. Tiếp theo là lễ dâng cúng trà rượu vào hậu cung theo tục lệ xưa do các cụ bà đảm nhiệm. Sau đó, đội tế nữ phường Đồng Nhân làm lễ dâng hương.

Ngày mồng 5 tháng 2, từ 6 giờ sáng, trong tiếng trống, chiêng, dưới cờ quạt, tán lọng rực rỡ, đám rước nước từ đình ra đường Nguyễn Công Trứ rồi tiến về bờ sông Hồng, đến miếu thờ Nhị vua Hai Bà Trưng đường Bạch Đằng thì dừng kiệu.

Đội rước nước khiêng 2 choé xuống thuyền, rồi chèo thuyền ra giữa dòng, múc nước vào đôi choé. Nước được đem về sẽ nấu với trầm hương để làm lễ tắm tượng và dâng Thánh. Sau đó, đội rước nước chèo thuyền vào bờ, nhập vào đám rước chính trở lại đền.

Khi đoàn rước đã tập trung tại đền, đội tế nữ làm lễ dâng hương lễ Thánh. Sau tuần tế là tiết mục múa đèn, được thực hiện bởi mười cô gái vấn khăn, mặc áo dài đen, thắt lưng điều, hai tay cầm hai đèn, múa trước bàn thờ. Dẫn nhịp cho đội múa là điệu múa hài dân gian do một nam đóng giả nữ, mặc áo the quần trắng, khăn lượt, đeo trống cơm, sau lưng cắm cờ đuôi nheo, hai tay "bập bùng" dẫn động tác cho đội múa đèn mềm mại, duyên dáng. Đến tối, lễ mộc dục được diễn ra lúc 19h tối với lễ lục cúng do các vị sư làm lễ, dâng sáu lễ vật là hương, hoa, đèn và nến, trà, ngũ quả.

Ngày mồng 6 tháng 2, buổi sáng là chương trình biểu diễn hoạt cảnh, tái hiện cảnh Nhị vua Hai Bà Trưng cưỡi voi đánh giặc. Tiếp theo là lễ mít tinh đón các xã quan anh về để tổ chức  tế lễ hội đồng. Theo tục lệ truyền thống, đúng 12 giờ trưa, cỗ chay của ông chủ cỗ và dân làng được rước vào dâng Thánh. Sau đó là lễ tế hội đồng của 4 xã, phường kết chạ là: Đồng Nhân, Mê Linh, Hát Môn, Phụng Công.  Kết thúc lễ hội là màn tế giã hội đóng cửa đền của đội tế nam Đồng Nhân vào lúc xế chiều.

Trong thời gian diễn ra lễ hội, chính quyền và nhân dân địa phương tổ chức nhiều trò chơi dân gian như hát quan họ trên thuyền, hát chầu văn, biểu diễn võ thuật, múa roi, thi đấu cờ người, chọi gà.

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Chùm ảnh: Lễ hội đền Đồng Nhân ở Hà Nội thập niên 1920

 Những người phụ nữ vo gạo ở hồ Hai Bà Trưng phía trước cổng đền Đồng Nhân (nay thuộc phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)  để chuẩn bị cho lễ hội diễn ra ở nơi đây, Hà Nội thập niên 1920.

 Khung cảnh ở sân đền. Trong điện thờ, các vị chức sắc đang làm lễ trước bàn thờ.

 Một vị cao niên đọc sớ trong điện thờ.

 Các hương chức, quan viên và nhạc công tập trung phía trước điện thờ.

 Trẻ em cầm cờ đứng dọc lối vào điện thờ trong lễ hội đền Đồng Nhân.

 Kiệu thờ và các đồ lễ được đặt ở sân đền để chuẩn bị cho đám rước tôn vinh Hai Bà Trưng.

 Hai chiếc bình đựng nước thiêng sẽ được rước trong lễ hội.

 Người hành lễ cầu khấn bên chiếc kiệu đặt ở sân đền trước lễ rước.

 Các chức sắc mặc lễ phục, chụp ảnh kỷ niệm với tượng voi ở sân đền.

 Các quan chức chụp ảnh kỷ niệm trước bức bình phong của đền.

 Nhóm nam giới có địa vị trong làng chụp ảnh kỷ niệm.

 Đám rước chuẩn bị khởi hành từ sân đền.

 Tượng voi được đưa ra trước cổng đền để tham gia lễ rước.

 Chiếc kiệu lớn được đưa ra khỏi cổng đền.

 Đám rước đi qua đường làng.

 Dân làng tề tựu xem đám rước.

 Các nhạc công chơi đàn, thổi sáo, gõ chuông… khi đi trước kiệu thờ.

 Người khiêng trống trong đám rước.

 Một số dân làng trong lễ hội.

 Bến sông Hồng gần đền Đồng Nhân tấp nập khách hành hương qua lại bằng thuyền.

 Một con thuyền chở đồ lễ phục vụ lễ hội.

Lễ hội Đồng Nhân là một trong những lễ hội đặc sắc của người dân Thủ đô, giáo dục các thế hệ hướng về cội nguồn, lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ghi nhớ công ơn các vị anh hùng dân tộc đã chiến đấu và hy sinh vì độc lập, chủ quyền đất nước.

 Nguồn: MyTour, Kiến Thức

Trở về đầu trang
   Lễ hội đền Đồng Nhân thờ phụng nhị vua Hai Bà Trưng
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Bắc Ninh phát triển du lịch trong thời kỳ mới
  • Quảng Ngãi: Khai mạc Không gian trưng bày văn hóa Hrê gắn với phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt
  • Lễ hội đền Đồng Cổ 2025: Nét đẹp văn hóa tâm linh xứ Thanh
  • Hà Nam: Tháng ba trẩy hội chùa Đọi
  • Hà Nội: Xây dựng không gian sáng tạo điểm đến tại các di tích Văn Miếu, Hỏa Lò…
  • Lễ hội Tràng An 2025 tại Ninh Bình - Di sản ngàn năm hồn thiêng sông núi
  • Hội diều làng Bá Dương Nội đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
  • Lễ hội Tràng An 2025 - Lan tỏa giá trị di sản ngàn năm
  • Làng Nôm - Hưng Yên: Nơi hồn quê lắng đọng, nơi lịch sử vẹn nguyên
  • Hà Nội: Đặc sắc Lễ hội bơi Đăm truyền thống
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Làng Nôm - Hưng Yên: Nơi hồn quê lắng đọng, nơi...

    Ở một góc nhỏ của miền đồng bằng Bắc Bộ, có một làng cổ tồn tại suốt hàng trăm năm, mang...

    217
  • Chùa Bổ Đà - Danh lam cổ tự nổi tiếng vùng Kinh...

    Nằm trên dãy Bổ Đà sơn huyện Việt Yên, Khu di tích chùa Bổ Đà là một danh lam cổ tự nổi...

    214
  • Khách sạn dưới nước: Bước tiến mới của ngành công...

    Nếu những khung cảnh ven biển, đường chân trời thành phố hay khu vườn tuyệt đẹp vốn đã là...

    140
  • Mèo Vạc (Hà Giang): Điểm hẹn du lịch trên Cao...

    Đến Cao nguyên đá Đồng Văn, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang chắc hẳn sẽ là điểm đến không...

    135
  • Triển vọng công nghệ Trung Quốc năm 2025: AI, EV...

    Vị thế dẫn đầu về công nghệ của Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục duy trì và phát triển bất...

    104

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch