• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
Văn hóaMón ăn, hoa, trái
  • UKEnglish

Món ăn, hoa, trái

Quán xôi hai thế hệ

HÀ NỘI Từ 8h sáng, bà Phượng, người tiếp quản quán ăn trên phố Thợ Nhuộm không ngơi tay xới xôi, xếp miếng thịt to bản vào bát sứ.
Khi dừng tại số nhà 57 Thợ Nhuộm, một người đàn ông lớn tuổi nhanh nhẹn chỉ khách hướng để xe phía bên kia đường, trước một hàng đóng cửa. Lúc này, một thanh niên trẻ tuổi vừa kịp xếp hai chiếc ghế trên vỉa hè nhỏ, đủ để một người ngồi, chiếc còn lại để giấy ăn, hạt tiêu và tăm. 
Quán xôi Thu nằm sau một ngôi nhà mặt phố, lối đi ra mặt đường cũng là chỗ đặt bếp chỉ vừa 2 người đi bộ. Vì vậy, khách sẽ ngồi bằng ghế nhựa phía bên ngoài vỉa hè, đủ chỗ cho khoảng 15 người. Chủ nhật, cửa hàng bên cạnh đóng cửa, khách có thể ngồi sang. 
Bà Phượng, chủ quán cho biết, quán được đặt theo tên của người mẹ quá cố. Từ năm 1988, bà Thu đã bán xôi ở đây, trong chính ngôi nhà riêng của mình. Sau khi mẹ mất, bà Phượng cùng anh trai giữ nghề của mẹ.
"Từ 15, 16 tuổi, tôi đã phụ mẹ làm trứng, thịt kho. Đến nay cụ mất, tôi đảm nhiệm cả việc bán hàng", bà Phượng nói. Sau khi lấy chồng, bà không ở Thợ Nhuộm nhưng hàng ngày vẫn sang mở hàng xôi sớm.
 
 Do quán không có chỗ ngồi, nhiều người đến mua mang về.
Từ chỗ ngồi trên vỉa hè, khách cảm nhận được mùi thơm của thịt kho, trong chiếc nồi điện luôn sôi. Khoảng 8h quán đông khách nhất, người ra vào liên tục khiến bà Phượng không ngơi hỏi món và làm xôi. Sau khi gọi món khoảng một phút, bát xôi đầy ắp được mang ra cho thực khách. 
Ấn tượng đầu tiên trong bát xôi là từng miếng thịt, giò kho to bản, được cắt vuông vắn. Phần thịt ba chỉ kho vừa chín, để lộ lớp mỡ vàng óng, không khô và sậm màu như nhiều quán xôi khác. Phần trứng ốp ăn kèm được nhiều thực khách yêu thích. Khách ăn tới đâu, người bán mới rán đến đó và nhúng qua nồi nước thịt để vị đậm đà hơn. Dùng thìa xắt trứng, nhân lòng đào bên trong vẫn còn nóng hổi, mang vị béo ngậy khi ăn cùng xôi.
Xôi ở quán dẻo, từng hạt tơi, tròn và chắc mẩy. Theo bà Phượng, gia đình mua gạo nếp ở Bắc Ninh. Mối đưa hàng từ thời bà Thu đến nay chưa thay đổi. Vào mỗi buổi sáng, từ 4h, anh trai bà phụ dắt xe cho khách dậy nấu xôi. Mỗi sáng, quán bán được 4, 5 chõ xôi cùng 20 kg thịt. Người phụ nấu và phục vụ ngoài anh trai còn có con gái và cháu của bà.
"Trước đây, khách ăn đến đâu mới đồ xôi đến đó. Nhưng bây giờ đông khách hơn, không kịp nên phải nấu sẵn", bà Phượng nói.
Bà Thư, một khách quen của quán cho biết, do ở gần đây nên bà đã ăn xôi từ thời bà Thu. "Bây giờ, mỗi tuần tôi ghé qua ăn sáng một lần. Hương vị của cô con gái nấu cũng giống xưa, đặc biệt nhất là thịt kho mềm và đậm đà", bà nói.
 
 Quán mở cửa 4 tiếng mỗi ngày, từ 6h đến 10h, với thực đơn gồm xôi thịt kho, patê hoặc trứng, giò. Sau đó, bà Phượng dọn quán và đi chợ, chuẩn bị nguyên liệu cho buổi bán hàng hôm sau. 
 
 
 Khi có người hỏi về ý định mở rộng kinh doanh, bà Phượng chỉ cười. "Ở đây chỗ ngồi chật chội, nhiều khi khách đến phải xếp hàng lâu. Tuy nhiên địa chỉ và công thức đã thành thương hiệu gia truyền, nên tôi sẽ tiếp tục bán ở đây", bà nói.
Ngoài ăn tại chỗ, thực khách có thể mua về hoặc gọi giao hàng. Mỗi suất có giá từ 25.000 đến 45.000 đồng tùy theo yêu cầu.
Lan Hương
Trở về đầu trang
   quán xôi món ngon xôi thịt
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Tuyên Quang: Lễ hội giã cốm của người Tày ở Chiêm Hóa là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
  • Về miền Tây Nam Bộ thưởng thức bánh dân gian
  • Đẩy mạnh xây dựng các sản phẩm du lịch phục vụ dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
  • Cây dã hương và vận làng Dương Phạm
  • Tôn vinh cây chè Shan tuyết Yên Bái
  • Mỹ vị loại ốc sư tử, đặc sản trên vùng biển Cô Tô
  • Top 13 đặc sản Bắc Giang xứng đáng để thưởng thức qua
  • Đặc sản Đồng Tháp - Những món ngon không thể bỏ qua
  • Top 11 đặc sản Cao Bằng hấp dẫn gây thương nhớ
  • Mật ong ruồi - Quà quý xứ U Minh
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Kể chuyện du lịch Lâm Đồng qua những khung hình

    Để kể câu chuyện về một Lâm Đồng trọn vẹn và đa diện hơn với công chúng qua những khoảnh...

    149
  • Gốm Bắc Ninh "du lịch" Nhật Bản

    Giữa dòng chảy hiện đại, làng gốm Phù Lãng (Bắc Ninh) vẫn âm thầm giữ lửa gần 700 năm....

    145
  • Phát huy tiềm năng du lịch sinh thái làng nghề...

    Những năm gần đây, làng nghề Bát Tràng (Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội) đang nỗ lực kiến tạo...

    136
  • Lần đầu tiên du thuyền 5 sao khởi hành từ Việt...

    Bằng việc khởi hành du thuyền quốc tế cao cấp từ cảng nội địa, Việt Nam không chỉ khai...

    130
  • Tận dụng tiềm năng, thế mạnh để phát triển du...

    Nắm giữ nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du...

    111

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch