• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Người Du lịch

Coi trọng vai trò cộng đồng trong bảo vệ giá trị di sản

Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, đây cũng là di sản hỗn hợp duy nhất của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á cho đến thời điểm hiện tại. Đến nay, thực tế cho thấy cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy giá trị di sản, đưa Ninh Bình trở thành một trong những điểm sáng về phát triển du lịch.

Nhiều năm liền, Ninh Bình nằm trong nhóm 15 điểm đến hàng đầu, 10 tỉnh thu hút lượng khách cao nhất cả nước và được nhiều chuyên trang du lịch quốc tế có uy tín đánh giá cao. Một điểm đến không thể bỏ qua khi đến Ninh Bình là quần thể danh thắng Tràng An vừa được định giá 213 tỷ USD tại Hội thảo quốc tế “Lượng hóa giá trị quần thể danh thắng Tràng An và phát triển thương hiệu của điểm đến di sản thế giới” do Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình phối hợp với Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức. Theo các chuyên gia, một trong những yếu tố quan trọng tạo nên giá trị di sản ở Ninh Bình chính là sự góp sức giữ gìn, bảo tồn, phát huy di sản của người dân nơi đây. Theo PGS, TS Nguyễn Văn Hiệu, Hiệu trưởng Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, bên cạnh hệ sinh thái tự nhiên, giá trị văn hóa-lịch sử, giá trị lan tỏa thương hiệu, yếu tố định cư và sinh kế góp phần quan trọng tạo nên giá trị khu di sản.

 Lễ hội Tràng An năm 2024. Ảnh: Minh Đường

Không chỉ hiện tại mà cả trong tương lai, cộng đồng vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ di sản. Các chuyên gia phân tích, có hai mô hình để khai thác di sản với sự tham gia của cộng đồng. Đó là mô hình khai thác, phát huy di sản như một nguồn tài nguyên cho phát triển hoặc mô hình của một đô thị di sản thiên niên kỷ nơi di sản và cộng đồng chủ thể đóng vai trò trung tâm, dẫn dắt mọi chiến lược và thực tiễn phát triển.

PGS, TS Phạm Quỳnh Phương, Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật cho rằng, một trong những khía cạnh cốt lõi của mô hình "phát triển do di sản dẫn dắt" là vai trò trung tâm của các cộng đồng gắn liền với di sản. Mặc dù cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong cả hai mô hình nhưng mức độ và phương thức tham gia có sự khác biệt. Trong mô hình phát triển dựa trên di sản, di sản đóng vai trò như một nguồn lực bổ trợ cho các lĩnh vực khác như du lịch, giáo dục và kinh tế. Cộng đồng tham gia thông qua các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản và đóng góp vào những hoạt động kinh tế-xã hội có liên quan. Ngược lại, trong mô hình phát triển do di sản dẫn dắt, cộng đồng không chỉ là người tham gia mà còn giữ vai trò chủ thể, quyết định định hướng và phương thức khai thác di sản để thúc đẩy sự phát triển bền vững. Điều này đồng nghĩa với việc cộng đồng địa phương được trao quyền trong việc xác định, gìn giữ và quản lý di sản của mình, nhằm bảo đảm quá trình phát triển dựa trên di sản mang lại lợi ích thiết thực, lâu dài cho chính họ. Do đó, mô hình phát triển do di sản dẫn dắt có thể được xem là một công cụ chiến lược để kích thích đổi mới sáng tạo, gắn kết giá trị di sản với các mục tiêu phát triển bền vững. Khi “di sản dẫn dắt phát triển” sẽ góp phần nuôi dưỡng sức khỏe tinh thần và thúc đẩy chất lượng sống của cả thành phố. Một chiến lược đồng bộ, sáng tạo sẽ giúp Ninh Bình khẳng định vị thế khác biệt trong bức tranh chung phát triển các ngành công nghiệp văn hóa và du lịch quốc gia cũng như quốc tế.

Cũng đánh giá cao vai trò của cộng đồng trong giữ gìn và phát huy di sản, TS Nguyễn Quốc Tuân, Trường Đại học Phương Đông phân tích: “Chúng ta biết rằng, công thức phát triển được đo bằng trị số tổng của công nghệ và tài nguyên, nếu trị số này tăng trong khi trị số kia giảm thì không tạo ra sự tăng trưởng hay phát triển mới. Hiện tại đang cho thấy tuy công nghệ ngày càng mạnh, nhưng tài nguyên mỗi năm lại cạn kiệt đi, nên quy mô phát triển luôn có giới hạn và chưa đạt được sự tăng trưởng bền vững. Trong bối cảnh này, chúng ta nên chăng quay trở lại với thứ mà chính chúng ta đã bỏ quên để chạy theo công nghệ, đó là kinh nghiệm bản địa trong quy hoạch, tổ chức các mô hình sống mới, các không gian định cư bền vững, các cấu trúc làng-phố gắn với lối sống nhân văn và thân thiện của người Việt. Có chăng, trong bối cảnh mới, cần lồng ghép thêm những giá trị mới có tính thặng dư cao hơn vào chuỗi giá trị trong phát triển, lồng ghép yếu tố đặc trưng để vừa củng cố, khẳng định bản sắc đã có, vừa tạo bản sắc mới. Chúng ta cần tìm ra “công thức” kết hợp khôn khéo các giá trị của cảnh quan thiên nhiên, các hệ sinh thái rừng, các kiến tạo địa chất, thảm thực vật ngập nước đa dạng, các di tích văn hóa lâu đời hài hòa giữa kỳ quan, bí ẩn và hùng vĩ của thế giới tự nhiên với yêu cầu phát triển mới. Nguồn “vốn phát triển” dài hạn đã được thiên nhiên và các thế hệ trước để lại cho tương lai của người dân Ninh Bình cần được quản lý, sử dụng thông thái và có trách nhiệm”.

Thanh Tú

Báo Quân đội Nhân dân - qdnd.vn - Đăng ngày 21/3/2025

Trở về đầu trang
   giá trị di sản Tràng An Ninh Bình cộng đồng
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Lắng nghe những người làm du lịch kể chuyện nghề
  • Quảng Nam: Sáng tạo của Hội An với nghệ thuật bài chòi
  • Phương án phát triển ngành du lịch Đồng Tháp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
  • Kể chuyện du lịch Lâm Đồng qua những khung hình
  • Gốm Bắc Ninh "du lịch" Nhật Bản
  • Tour chuyên sâu và đặc trưng sẽ định hình du lịch TP.HCM
  • Khai mạc Triển lãm liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025
  • Cực BắcTổ quốc đã có khách sạn 5 sao đầu tiên
  • Bắc Giang: Hút khách du lịch mùa vải thiều
  • Lễ hội sáng tạo - cú hích cho du lịch
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Hội Lim (Bắc Ninh) là di sản văn hóa phi vật thể...

    Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng ký Quyết định số 1744 ngày 10/6/2025 về việc công bố...

    139
  • Những điều thú vị của du lịch Đà Lạt (Lâm Đồng)...

    Đà Lạt (Lâm Đồng) được biết đến như một thành phố ngàn hoa, thành phố ba thiên đường. Đà...

    134
  • Rực rỡ mùa vàng vùng cao

    Tháng 6, những ngày đầu hạ, vùng cao Tuyên Quang đã bước vào mùa lúa chín. Vùng đất quanh...

    111
  • Lần đầu tiên du thuyền 5 sao khởi hành từ Việt...

    Bằng việc khởi hành du thuyền quốc tế cao cấp từ cảng nội địa, Việt Nam không chỉ khai...

    97
  • Kể chuyện du lịch Lâm Đồng qua những khung hình

    Để kể câu chuyện về một Lâm Đồng trọn vẹn và đa diện hơn với công chúng qua những khoảnh...

    97

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch