• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
Thông tin cần biếtTại Việt Nam
  • UKEnglish

Tại Việt Nam

Đầm nước mặn lớn nhất Bình Định

Cảnh sắc yên bình và nhịp sống mưu sinh trên đầm Thị Nại được khắc họa qua bộ ảnh của nhiếp ảnh gia Quy Nhơn - Nguyễn Tiến Trình.
 Vùng ven biển Bình Định có 3 đầm lớn là Trà Ổ (huyện Phù Mỹ), Đạm Thủy (huyện Phù Cát) và Thị Nại (TP Quy Nhơn), trong đó Thị Nại là đầm lớn nhất cũng là “vườn ươm” của các loài thủy sản. Thị Nại xưa có tên là đầm Biển Cạn do nước rút cạn để trơ lòng đầm. Đầm này đã có thời gian mang tên Hải Hạc Đàm nhưng người dân từ lâu vẫn gọi đầm Thị Nại.
“Bình Định có núi Vọng Phu. Có đầm Thị Nại, có Cù Lao Xanh” - nhiếp ảnh gia Nguyễn Tiến Trình (quê ở Bình Định) dùng câu ca dao để giới thiệu về đầm Thị Nại. Đầm có diện tích trên 5.000 ha, thuộc địa phận 4 phường, xã của TP Quy Nhơn và 4 xã của huyện Tuy Phước và đổ ra cửa Thị Nại.
Trên hình là quang cảnh đầm với các cụm dân cư, xen kẽ các thửa ruộng, hệ thống ao nuôi trồng thủy sản và điểm nhấn là cầu Thị Nại.
 Cầu Thị Nại (còn gọi cầu Nhơn Hội) bắc qua đầm cùng tên, là niềm tự hào của người dân Bình Định. Cầu nằm cách trung tâm Quy Nhơn khoảng 3 km, thuộc hệ thống cầu đường Quy Nhơn - Nhơn Hội có chiều dài toàn tuyến hơn 7 km. Đường đi tiện nhất để đến các điểm tham quan nổi tiếng Quy Nhơn như Eo Gió, Kỳ Co, đồi cát Phương Mai hay Trung Lương đầu qua cầu.
 “Ốc đảo dân cư” được quy hoạch xen kẽ những thửa ao nuôi trồng thủy sản trên đầm Thị Nại, địa phận phường Đống Đa, TP Quy Nhơn.
 Nếp nhà yên bình trên mặt đầm Thị Nại mênh mang nước ở cồn Chim, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, cách Quy Nhơn khoảng 15 km. Nơi đây có trên 100 hộ dân sinh sống qua nhiều thế hệ, tập trung theo cụm dân cư hoặc nằm rải rác.
 Mảng rừng ngập mặn xanh ngát trồng các loại đước, sú vẹt trong nhiều năm qua là nơi thu hút nhiều loài chim, cò về đây cư ngụ.
 Các nhánh của sông Côn, con sông lớn nhất của tỉnh Bình Định và sông Hà Thanh đều chảy về đầm Thị Nại, tạo nguồn phù sa bồi tụ. Khi nước triều lên, mặt đầm loang loáng nước. Vào những ngày triều cạn (ảnh), đáy đầm hiện ra và phong cảnh trên đầm qua góc nhìn nhiếp ảnh trở thành một bức tranh trừu tượng.
 Bóng đổ của người dân bắt ốc khi đầm cạn nước. Đầm Thị Nại có nguồn lợi thủy sản phong phú, các số liệu khảo sát mới nhất năm 2020 ghi nhận được 684 loài động vật, thực vật tại đầm, gồm nhiều loài cá, tôm, ghẹ, cua, động vật thân mềm và rong biển.
 Các thuyền khai thác thủy sản trên đầm Thị Nại.
Tác giả "mách" với du khách có dịp nhất định phải thử cảm giác lênh đênh trên thuyền nhỏ, tận hưởng khung cảnh thiên nhiên, các khoảnh khắc hừng đông, chiều buông và trải nghiệm nhịp sống bình dị trên đầm.
 Ngư dân mưu sinh bằng rớ chồ - một công cụ được cố định để đánh bắt tôm, cá trên đầm Thị Nại. Nhà tác giả Tiến Trình ở khá gần đầm Thị Nại nên khi có thời gian là anh lại đi chụp quang cảnh đầm, chủ yếu qua góc nhìn từ trên cao.
 Rớ truyền thống này được dựng đứng bởi bốn cây sào tre dài, ở giữa chùng xuống hình lòng chảo. Khi rớ được kéo lên, ngư dân đội nón đứng trên thuyền thúng ra giữa, dùng tay quét để dồn các loại cá vào chỗ rún của rớ, sau đó mở dây rún để trút cá.
 “Hừng đông trên đầm Thị Nại và người dân lại bắt đầu lênh đênh mưu sinh trên sông nước, là nơi tôi muốn tận hưởng đến trọn vẹn cảm giác bình yên. Nhịp sống trên đầm cũng chính là chất xúc tác để tôi ghi lại khoảnh khắc ấn tượng theo cách của riêng mình”, anh Tiến Trình chia sẻ.
Huỳnh Phương
Ảnh: Nguyễn Tiến Trình
Trở về đầu trang
   đầm Thị Nại Bình Định nước mặn
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Long An phát triển du lịch qua di tích lịch sử - văn hóa
  • Đông đảo người dân xếp hàng chiêm bái xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức
  • Đồng Nai: Huyện Vĩnh Cửu xây dựng những mô hình du lịch đặc trưng
  • Đà Nẵng: Sẵn sàng phục vụ du khách dịp lễ và mùa cao điểm
  • Kỷ niệm trọng thể 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
  • Kế hoạch triển khai Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa
  • Thúc đẩy du lịch gắn với bảo tồn động vật hoang dã
  • Sơn La: Du lịch thể thao đa dạng và hấp dẫn
  • Làng Nôm - Hưng Yên: Nơi hồn quê lắng đọng, nơi lịch sử vẹn nguyên
  • Nhảy lửa và đập trứng trong ngày hội Novruz Bayram
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Hội Lim (Bắc Ninh) là di sản văn hóa phi vật thể...

    Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng ký Quyết định số 1744 ngày 10/6/2025 về việc công bố...

    142
  • Những điều thú vị của du lịch Đà Lạt (Lâm Đồng)...

    Đà Lạt (Lâm Đồng) được biết đến như một thành phố ngàn hoa, thành phố ba thiên đường. Đà...

    138
  • Rực rỡ mùa vàng vùng cao

    Tháng 6, những ngày đầu hạ, vùng cao Tuyên Quang đã bước vào mùa lúa chín. Vùng đất quanh...

    115
  • Kể chuyện du lịch Lâm Đồng qua những khung hình

    Để kể câu chuyện về một Lâm Đồng trọn vẹn và đa diện hơn với công chúng qua những khoảnh...

    104
  • Lần đầu tiên du thuyền 5 sao khởi hành từ Việt...

    Bằng việc khởi hành du thuyền quốc tế cao cấp từ cảng nội địa, Việt Nam không chỉ khai...

    101

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch