• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
Văn hóaTết Việt Nam
  • UKEnglish

Tết Việt Nam

Tây ăn Tết ta ở Hội An

(NLĐO) – Nhiều người nước ngoài hết sức háo hức đón Tết cổ truyền của Việt Nam tại Di sản Văn hóa thế giới Hội An (tỉnh Quảng Nam).

Đối với nhiều người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại TP Hội An, được đón Tết ở Việt Nam là trải nghiệm thú vị, là một cơ hội để hiểu hơn và yêu hơn văn hoá Việt.

Anh Golo Peters, chị Julia Bolzek cùng cô con gái háo hức đón Tết cổ truyền Việt Nam 
 

Háo hức đón Tết Việt

Chiều 27 Tết, sau khi hoàn thành công việc của mình ở TP Đà Nẵng, anh Golo Peters (28 tuổi, quốc tịch Đức) chạy xe máy về lại TP Hội An để sum họp cùng vợ con. Trên đường đi, Golo thấy khắp nơi không khí tưng bừng, đường phố được trang trí bắt mắt với cảnh trăm hoa khoe sắc, người người đổ xô ra đường, tụm năm tụm bảy ở các ngôi chợ và những điểm bán hàng để lựa chọn cho mình những món hàng Tết. Dừng xe tại một điểm bán hoa ven đường dò hỏi, Golo mới biết người dân Việt Nam đang chuẩn bị Tết cổ truyền của dân tộc. Hào hứng với ý nghĩ trong đầu rằng anh sẽ cùng với vợ con đón Tết cổ truyền của Việt Nam, Golo quyết định chọn cho mình những cành hoa đẹp đưa về cho vợ trang trí căn phòng của gia đình.

Gặp chúng tôi, anh Golo và vợ là chị Julia Bolzek cho hay vợ chồng anh và cô con gái 2 tuổi Yoko Bolzek đang rất háo hức đón cái Tết cổ truyền của Việt Nam lần đầu tiên trong đời. “Ở Đức, kỳ nghỉ có thể bắt đầu từ Lễ Giáng sinh đến ngày chuyển giao giữa năm cũ và năm mới chứ không có Tết cổ truyền như ở Việt Nam. Những ngày đó, có người dành thời gian nghỉ ngơi nhưng cũng có nhiều người phải đi làm chứ không như ở Việt Nam, tất cả mọi người đều nghỉ đồng loạt để đón Tết” – anh Golo so sánh.

Khi nghe chúng tôi giới thiệu Tết này ở TP Hội An sẽ tổ chức trình diễn Lễ hội ánh sáng và nhiều hoạt động văn hóa khác phục vụ người dân và du khách, vợ chồng anh Golo tỏ ra rất hào hứng. “Thật tuyệt vời khi được hòa mình vào không khí lễ hội trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam. Tôi nghĩ, gia đình bé nhỏ của tôi sẽ có một kỷ niệm cực kỳ đáng nhớ ở Việt Nam trong chuyến đi này” – anh Golo hứng khởi.

Đến Đà Nẵng thực hiện đề tài nghiên cứu về nguồn nước để làm luận án tiến sĩ. Anh Golo đưa cả vợ con theo cùng nhưng anh không chọn sinh sống ở TP bên sông Hàn mà chọn thuê một căn nhà nhỏ ở TP Hội An theo dạng homestay (dịch vụ nghỉ tại nhà dân), với mong muốn hiểu hơn văn hóa của người Việt. Anh nói sau khi kết thúc 2 tháng ở Việt Nam, gia đình anh sẽ trở về Đức để hoàn thành luận án tiến sĩ của mình. Tuy nhiên, chắc chắn gia đình anh sẽ quay lại Việt Nam trong tương lai và cố gắng quay lại vào đúng dịp Tết cổ truyền. “Ở Hội An không khí trong lành, con người thật thân thiện và cảnh vật rất đẹp. Tôi thích nhất là được cùng vợ con thả bộ trong phố cổ ngắm những ngôi nhà in dấu thời gian qua từng đám rêu xanh” – anh Golo chia sẻ.

Yêu cảnh sum vầy ngày Tết

Một cặp vợ chồng khác cũng sắp được trải nghiệm cái Tết ở Hội An, đó là anh Hans Van Goor (41 tuổi, quốc tịch Hà Lan) và chị Phan Minh Lan (39 tuổi, quê Hà Nội). May mắn hơn vợ chồng chị Julia Bolzek, anh Hans Van Goor đã từng vài lần đón Tết cổ truyền của Việt Nam cùng vợ. Cũng nhờ có “kinh nghiệm” đón Tết cổ truyền ở Việt Nam nên chiều 27 Tết, vợ chồng anh Hans Van Goor đã sang nhà người hàng xóm của mình là anh Võ Tấn Tân (ngụ xã Cẩm Thanh, TP Hội An) – một người khá nổi tiếng với các sản phẩm bằng tre – để chúc Tết.

Anh Hans Van Goor cùng vợ sang nhà anh Võ Tấn Tân uống trà, chúc Tết 
 

Bên chén trà nóng, anh Hans Van Goor say sưa kể chuyện và tìm hiểu những nét văn hóa của người Việt Nam qua việc đón Tết cổ truyền. Hans Van Goor nói rằng anh rất thích không khí gia đình sum vầy bên nhau vào ngày Tết, thích được cùng vợ đi chúc Tết người thân, hàng xóm nhưng lại không thích Tết ở Hà Nội. Lý do mà anh Hans Van Goor đưa ra là ngày Tết ở Hà Nội thường khá lạnh, nhiều nhà hàng, khách sạn đóng cửa và đặc biệt là giá cả lại tăng rất cao. Đó cũng là nguyên nhân mà anh và vợ đã chọn Hội An làm nơi định cư lâu dài và đang chờ đón một cái Tết Việt mới mẻ bên gia đình.

Yêu con người, phong cảnh ở Hội An từ khi đặt chân đến đây du lịch lần đầu cách đây hơn 10 năm, Hans Van Goor từng ước một ngày sẽ xây dựng một mái ấm và sinh sống ngay tại TP này. Để rồi, không phải chờ lâu, duyên số đã giúp anh lấy được một cô gái trẻ đẹp người Việt chính là chị Phan Minh Lan. Giữa năm 2016, hai người quyết định chuyển đến Hội An sinh sống theo như ước nguyện của Hans Van Goor, sau một thời gian sinh sống ở Hà Nội.

Chị Lan kể, hơn 10 năm trước, anh Hans Van Goor đến Hà Nội tìm cơ hội kinh doanh. Hai người gặp nhau khi anh đến thuê khách sạn của gia đình chị để nghỉ lại. Sau một thời gian, hai người nảy sinh tình cảm và quyết định đến với nhau. Tình yêu của hai người đã đơm hoa kết trái với việc chị Lan sinh cho anh một cô con gái năm nay tròn 3 tuổi.

“Quyết định yêu và lấy một cô gái Việt Nam, anh ấy cũng đã quyết định chọn Việt Nam là quê hương thứ hai của mình. Chính vì thế, anh rất hay tìm hiểu, nghiên cứu để hiểu hơn về văn hóa và con người Việt Nam, nhất là Tết cổ truyền. Tôi biết được rằng anh ấy yêu tất cả những gì ở đất nước này” – chị Lan tự hào.

Bài và ảnh: Trần Thường

Trở về đầu trang
   người nước ngoài Hội An du lịch
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Thanh Hóa tổ chức Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2025
  • Hà Nội: Quận Cầu Giấy khai mạc lễ hội truyền thống Đình Mai Dịch 2025
  • Vĩnh Phúc: Lễ hội Tây Thiên Xuân Ất Tỵ 2025 - khơi dậy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”
  • Cụm di tích Từ Lương Xâm - Căn cứ bản doanh của Ngô Quyền được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt
  • Tái hiện huyền tích Linh Lang Đại vương: Lan tỏa vẻ đẹp di sản văn hóa Thủ đô
  • Hà Nam: Lễ hội đầu năm, truyền thống và sáng tạo
  • Phú Thọ: Lễ hội rước voi truyền thống đình Đào Xá năm 2025
  • Lễ hội "Về nguồn Pác Bó 2025": Quảng bá bản sắc văn hoá các dân tộc Cao Bằng đến với du khách
  • Bắc Giang: Tổ chức lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm quy mô cấp thành phố với nhiều hoạt động đặc sắc
  • Khánh Hòa: 2 tàu du lịch biển cùng cập Cảng quốc tế Cam Ranh trong ngày 14/02
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Làng Nôm - Hưng Yên: Nơi hồn quê lắng đọng, nơi...

    Ở một góc nhỏ của miền đồng bằng Bắc Bộ, có một làng cổ tồn tại suốt hàng trăm năm, mang...

    217
  • Chùa Bổ Đà - Danh lam cổ tự nổi tiếng vùng Kinh...

    Nằm trên dãy Bổ Đà sơn huyện Việt Yên, Khu di tích chùa Bổ Đà là một danh lam cổ tự nổi...

    214
  • Khách sạn dưới nước: Bước tiến mới của ngành công...

    Nếu những khung cảnh ven biển, đường chân trời thành phố hay khu vườn tuyệt đẹp vốn đã là...

    140
  • Mèo Vạc (Hà Giang): Điểm hẹn du lịch trên Cao...

    Đến Cao nguyên đá Đồng Văn, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang chắc hẳn sẽ là điểm đến không...

    135
  • Triển vọng công nghệ Trung Quốc năm 2025: AI, EV...

    Vị thế dẫn đầu về công nghệ của Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục duy trì và phát triển bất...

    106

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch