• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
Văn hóaTết Việt Nam
  • UKEnglish

Tết Việt Nam

Tết mùa- Bản sắc của người Bahnar ở Kbang (Gia Lai)

Theo truyền thống, người Bahnar chọn nông lịch để ăn Tết mùa hay còn gọi là “Lễ đóng cửa kho” để kết thúc năm cũ, chuẩn bị một mùa rẫy mới.
 
Đây là một phong tục có từ lâu đời và còn rất ít gia đình giữ được nguyên bản sắc. Tuy nhiên tại làng Pơ Drang, xã Krong (huyện Kbang, Gia Lai) thì bà con vẫn tổ chức hàng năm.

Tết mùa thường được tổ chức sau khi bà con đã tuốt lúa xong, lúa được đưa hết vào kho. Tết không ấn định ngày, mà cứ xong mùa rẫy lúc nào thì tổ chức lúc đó.

Hôm nay, cả làng Pơ Drang từ già đến trẻ đều ở nhà chuẩn bị ăn Tết mùa. Mỗi người một việc chuẩn bị cho cái Tết. Người lo rửa chén, bát, xoong nồi; người đi lấy nước, giã gạo chuẩn bị nấu cơm. Món bột gạo, bà con gọi là tơ pung, được giã bằng tay để nấu cháo, gọi là (gumeer) là món ăn không thể thiếu trong những ngày này.

Heo được nuôi trong cả năm, nay được bắt để làm lễ cúng. Nhà nào cũng đan một cái lồng để nhốt gà cúng. Sau đó, cả nhà cùng đưa tất cả mọi thứ về nhà kho. Thường thì kho lúa làm ở nhà đầm, hay ở rẫy, ít người làm kho ở gần nhà. Tại kho lúa được dọn dẹp sạch sẽ, khu vực trước cửa kho là nơi bày lễ cúng.

Theo giới thiệu, chúng tôi đến kho ông Đinh Khiam- là gia đình còn tổ chức lễ cúng theo phong tục xưa. Ông Khiam và mấy đứa con chuẩn bị rất kỹ từ cái mơcút- là hai cây le được chẻ ra một đầu đan một vỉ nhỏ để bỏ đồ cúng; lơguay- là 4 cây nêu được làm rất công phu; krang- là khung gỗ làm nơi cúng trung tâm cũng được làm rất bài bản. Trau chuốt nhất là một số biểu tượng nông cụ như: Rìu, dao, rựa, búa, kẹp... Sau khi các thứ chuẩn bị xong, chủ nhà xin Yàng đất để đào hố dựng giá cúng. Vật để đào phải sử dụng bằng tre hoặc gỗ chứ không được dùng bằng sắt. Giá cúng được dựng lên vững chắc gọi là hle.

Ông Khiam cho biết: Tết mùa là truyền thống của bà con, nhà nào có heo cúng heo, có gà cúng gà, ít lúa cũng cúng. Thường thì 3-4 năm mới cúng một lần to như năm nay. Chuẩn bị Tết cũng cầu kỳ nên nhiều người bỏ bớt, trong làng chỉ có một ít gia đình còn cúng theo phong tục xưa. Mình cúng để truyền cho lũ trẻ sau này.

Một bếp lửa được chuẩn bị sẵn; heo, gà được bày ra; nến được đốt lên; ghè rượu được chế nước vào và lễ cũng bắt đầu. Lễ cúng được chia ra nhiều lễ nhỏ. Đầu tiên là báo với Yàng năm nay nuôi được heo, gà, xin phép mổ thịt để cúng Yàng. Cả heo và gà đều cúng sống. Lúc đầu là ngồi cúng, cứ xong mỗi bài cúng lại chế nước lên đầu gà và heo. Sau khi làm như vậy 3 lần thì chủ nhà lại đứng lên, tay cầm con gà, giữa gà và con heo được nối với nhau qua sợi dây, ông Khiam cúng: “Ơi Yàng! Yàng Lúa, Yàng Nước, Yàng Núi... cảm ơn Yàng đã cho cây lúa hạt nhiều, hạt lúa chắc... Yàng hãy bảo lũ chuột, lũ chim... không được ăn lúa, phá hoại. Yàng hãy bảo hồn lúa đừng sợ ở với cái rẫy và về với gia đình. Cầu xin Yàng giúp cho cây lúa năm sau tươi tốt hơn. Cho gia đình khỏe mạnh đủ sức bắt cái rẫy cho lúa nhiều trong năm sau...”.

Sau bài cúng này, chủ nhà cắt cổ gà lấy tiết bôi lên giá cúng, đầu gà được để lên giá cúng, cùng lúc đó heo cũng được giết thịt, cắt phần mõm để lên giá cúng. Chủ nhà lại cúng, tay cầm đầu gà và mõm heo, sau một bài cúng lại ném xuống đất để xin Yàng phù hộ như xin keo bằng đồng xu của người Kinh, lúc này mới được làm thịt heo và gà.

Heo được làm sạch, phần da và thịt từ đuôi lên đến gáy được lóc ra, luộc chín để cúng. Thịt heo được lấy một phần để nấu cho gia đình ăn, phần còn lại chia cho anh em, họ hàng. Gan heo được cắt thành mẩu nhỏ bỏ lên giá cúng. Lúc này chủ nhà cúng mời Yàng về ăn. Cần được cắm vào ghè rượu, cả nhà cùng cúng và uống rượu ăn thịt. Lễ của gia đình ông Khiam làm đầy đủ nên kéo dài khoảng 2 giờ liền.

Đối với cúng Tết mùa không cúng cơm và cháo như cúng lúa mới, nhưng hai thứ này không thể thiếu trong bữa cơm cuối năm của gia đình. Bà con ăn Tết tại kho xong, tối đến mỗi gia đình một ghè rượu đưa về nhà rông rồi cùng uống và vui đến sáng.

Ông Đinh Bưh-Trưởng thôn làng Pơ Drang, cho biết: Tết mùa được con cháu của làng Pơ Drang giữ gìn như trước đây. Hàng năm, cúng để các Yàng cho lúa, sức khỏe, con cháu học hành tốt.

Thiết nghĩ, Tết mùa là một phong tục truyền thống tốt đẹp, là bản sắc của người Bahnar cần được bảo tồn và phát huy, nhất là hiện nay xã Krong nói riêng, huyện Kbang nói chung đang được chọn xây dựng nông thôn mới và xây dựng xã điểm, huyện điểm về văn hóa thể thao và du lịch.
 
Nguồn : Báo Gia Lai
Trở về đầu trang
  

Các tin khác

  • Thanh Hóa tổ chức Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2025
  • Hà Nội: Quận Cầu Giấy khai mạc lễ hội truyền thống Đình Mai Dịch 2025
  • Vĩnh Phúc: Lễ hội Tây Thiên Xuân Ất Tỵ 2025 - khơi dậy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”
  • Cụm di tích Từ Lương Xâm - Căn cứ bản doanh của Ngô Quyền được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt
  • Tái hiện huyền tích Linh Lang Đại vương: Lan tỏa vẻ đẹp di sản văn hóa Thủ đô
  • Hà Nam: Lễ hội đầu năm, truyền thống và sáng tạo
  • Phú Thọ: Lễ hội rước voi truyền thống đình Đào Xá năm 2025
  • Lễ hội "Về nguồn Pác Bó 2025": Quảng bá bản sắc văn hoá các dân tộc Cao Bằng đến với du khách
  • Bắc Giang: Tổ chức lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm quy mô cấp thành phố với nhiều hoạt động đặc sắc
  • Khánh Hòa: 2 tàu du lịch biển cùng cập Cảng quốc tế Cam Ranh trong ngày 14/02
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Làng Nôm - Hưng Yên: Nơi hồn quê lắng đọng, nơi...

    Ở một góc nhỏ của miền đồng bằng Bắc Bộ, có một làng cổ tồn tại suốt hàng trăm năm, mang...

    215
  • Chùa Bổ Đà - Danh lam cổ tự nổi tiếng vùng Kinh...

    Nằm trên dãy Bổ Đà sơn huyện Việt Yên, Khu di tích chùa Bổ Đà là một danh lam cổ tự nổi...

    211
  • Khách sạn dưới nước: Bước tiến mới của ngành công...

    Nếu những khung cảnh ven biển, đường chân trời thành phố hay khu vườn tuyệt đẹp vốn đã là...

    135
  • Mèo Vạc (Hà Giang): Điểm hẹn du lịch trên Cao...

    Đến Cao nguyên đá Đồng Văn, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang chắc hẳn sẽ là điểm đến không...

    134
  • Triển vọng công nghệ Trung Quốc năm 2025: AI, EV...

    Vị thế dẫn đầu về công nghệ của Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục duy trì và phát triển bất...

    98

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch