• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Tin tức - Sự kiện

Ba tỉnh Bắc Trung Bộ hợp lực xây dựng hành trình du lịch xanh liên vùng

Sự phối hợp xây dựng các tour du lịch xanh giữa ba tỉnh Bắc Trung Bộ: Ninh Bình - Thanh Hóa - Nghệ An không chỉ góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, mà còn tạo bước đột phá trong định vị thương hiệu du lịch vùng, gia tăng trải nghiệm, thu hút du khách....

 Du khách đến với khu du lịch Tràng An, tỉnh Ninh Bình.

Năm 2025, ba địa phương Thanh Hóa, Nghệ An và Ninh Bình tiếp tục đẩy mạnh hợp tác phát triển hành trình du lịch xanh với mục tiêu định vị thương hiệu, tạo dựng sản phẩm du lịch phù hợp xu thế mới. Đây là hướng đi phù hợp trong bối cảnh du lịch xanh và bền vững đang trở thành xu hướng toàn cầu.

TẠO HÀNH TRÌNH DU LỊCH XANH LIÊN TỈNH, HƯỚNG TỚI NHỮNG SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC TRƯNG

Trên cơ sở tiềm năng sẵn có, ba tỉnh đang phát huy lợi thế về cảnh quan thiên nhiên phong phú và hệ thống di sản đa dạng để xây dựng các sản phẩm liên vùng.

Cụ thể, Ninh Bình có Vườn Quốc gia Cúc Phương – một trong những khu rừng nguyên sinh lâu đời nhất Việt Nam; Thanh Hóa có Vườn Quốc gia Bến En với hệ sinh thái hồ - rừng độc đáo; còn Nghệ An nổi bật với Vườn Quốc gia Pù Mát – nơi bảo tồn nhiều loài động thực vật quý hiếm.

Không chỉ dừng lại ở thiên nhiên, hành trình du lịch xanh còn gắn kết với các điểm di tích văn hóa - lịch sử quan trọng: từ Khu di tích lịch sử Lam Kinh (Thanh Hóa), cố đô Hoa Lư (Ninh Bình), đến Khu di tích Kim Liên và Truông Bồn (Nghệ An). Các điểm đến này tạo nên tuyến du lịch vừa gần gũi thiên nhiên, vừa giàu chiều sâu văn hóa và tinh thần dân tộc.

 Du khách Pháp trải nghiệm tại cánh đồng hoa hướng dương (Nghĩa Đàn, Nghệ An). Ảnh: Lê Quang Dũng

Trong thời gian qua, hoạt động liên kết du lịch giữa ba tỉnh đã đạt nhiều kết quả, nhất là trong phát triển các tour du lịch cộng đồng, sinh thái và văn hóa. Một số hành trình đã bước đầu hình thành và được các doanh nghiệp lữ hành khai thác hiệu quả, như: tour khám phá miền Tây Nghệ An, kết nối Pù Mát – Bến En – Tràng An; tour caravan trải nghiệm đường mòn Hồ Chí Minh; hành trình du lịch theo dấu các kinh đô Việt cổ (Hoa Lư – Thành nhà Hồ – Đền thờ Vua Quang Trung).

“Du lịch xanh là hướng đi tất yếu trong thời đại hiện nay". Nhấn mạnh điều này, bà Vương Thị Hải Yến, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa, cho biết "bên cạnh việc bảo vệ môi trường, mô hình này còn tạo ra giá trị kinh tế - xã hội lâu dài. Năm 2025, các địa phương sẽ tiếp tục đẩy mạnh khai thác hiệu quả các tour du lịch liên kết, đặc biệt là du lịch xanh, nhằm định vị thương hiệu vùng và đáp ứng nhu cầu du khách trong tình hình mới”.

Ba tỉnh đang xúc tiến phát triển các thương hiệu du lịch riêng mang tính bản sắc như: “Du lịch Ninh Bình – Tuyệt sắc miền cố đô”, “Du lịch Thanh Hóa – Hương sắc bốn mùa” và “Du lịch Nghệ An – Hành trình xanh”. Đây là những trục phát triển chính của chuỗi liên kết vùng.

THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ, GIA TĂNG TRẢI NGHIỆM

Nhằm gia tăng tính kết nối và thu hút du khách, các địa phương sẽ tổ chức các chương trình famtrip trong năm 2025 với sự tham gia của các doanh nghiệp lữ hành uy tín trong và ngoài tỉnh. Mục tiêu giới thiệu sản phẩm du lịch xanh liên kết, khảo sát và xây dựng tour phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng.

Song song với đó, ba tỉnh sẽ phối hợp nghiên cứu và xây dựng bản đồ du lịch số thông minh tích hợp thông tin điểm đến, các tuyến tour, ẩm thực, lịch trình trải nghiệm phục vụ du khách tra cứu nhanh chóng trên điện thoại. Bên cạnh đó, việc thành lập fanpage chung trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok, YouTube cũng sẽ giúp nâng cao hiệu quả quảng bá, tiếp cận du khách trẻ.

 Ứng dụng công nghệ số tại các điểm du lịch tạo thuận lợi cho khách du lịch

Để thúc đẩy hợp tác phát triển du lịch xanh, bền vững liên vùng, bà Tạ Thị Tú Uyên, Giám đốc Ban sản phẩm dịch vụ Vietravel, cho rằng “ba tỉnh cần cùng xây dựng một câu chuyện du lịch chung, thay vì mạnh ai nấy làm. Ngoài ra, cần xúc tiến thiết kế bản đồ số tích hợp, giới thiệu hành trình – ẩm thực – dịch vụ – điểm vui chơi – chương trình nghệ thuật… giúp du khách mỗi ngày đến đều có trải nghiệm mới”.

Ngoài các hoạt động ban ngày, một số doanh nghiệp đề xuất tổ chức tour du lịch đêm tại các điểm đến đặc sắc như cố đô Hoa Lư, Lam Kinh hay Pù Mát để tăng thời gian lưu trú và chi tiêu của du khách. Các buổi concert có sự tham gia của ca sĩ nổi tiếng quê hương cũng được xem là “chất xúc tác” văn hóa, tạo điểm nhấn thu hút lượng lớn người hâm mộ.

MỞ RA CƠ HỘI CHO DU LỊCH LIÊN VÙNG, THU HÚT KHÁCH QUỐC TẾ

Ông Đỗ Đức Mạnh, Giám đốc khu nghỉ dưỡng Pù Luông Eco Garden, đề xuất đưa huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) trở thành cửa ngõ đón khách quốc tế từ Lào và Thái Lan. Từ đây, khách có thể di chuyển theo hành trình Nghệ An – Thanh Hóa – Ninh Bình để trải nghiệm du lịch xanh, tham quan di sản và hòa mình vào đời sống văn hóa địa phương.

Đây là hành trình được khách quốc tế, đặc biệt là khách phương Tây, ưa thích nhờ tính đa dạng về địa hình, khí hậu, ẩm thực và văn hóa. Tuy nhiên, để thu hút nhóm khách này, các địa phương cần tiếp tục hoàn thiện sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo yếu tố bền vững trong phát triển.

 Khách du lịch đến Pù Luông, Thanh Hóa.

Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Hà Văn Siêu đánh giá: “Ba địa phương là những điểm đến rất đặc sắc của du lịch Việt Nam, sở hữu tiềm năng lớn về thiên nhiên và di sản. Việc liên kết phát triển hành trình xanh không chỉ phù hợp với xu thế mà còn mở ra nhiều cơ hội cho du lịch liên vùng”.

Tuy nhiên, ông Siêu cho rằng hành trình du lịch xanh liên tuyến đạt hiệu quả thực sự, các địa phương cần tăng cường kết nối các tuyến điểm, tích cực hoàn thiện hạ tầng, sản phẩm, đồng thời nâng cao trải nghiệm – đặc biệt là trải nghiệm về chiều sâu văn hóa và sự tương tác với cộng đồng bản địa.

Nguyễn Thuấn

Nguồn: Vneconomy

Trở về đầu trang
   Du lịch xanh liên kết ninh bình thanh hóa nghệ an
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Khởi động mùa du lịch hè với những tín hiệu tích cực
  • Đà Nẵng đầu tư xây dựng Khu phố du lịch An Thượng giai đoạn 2
  • Quảng Ngãi: Hơn 26 tỉ đồng thực hiện tôn tạo Di tích quốc gia Khu Chứng tích Sơn Mỹ
  • Phát triển sản phẩm phù hợp nhu cầu tinh tế, đa dạng của du khách Pháp
  • Những "viên ngọc sáng" của du lịch xanh ở bản làng vùng cao xứ Thanh
  • Nhiều sản phẩm du lịch mới tại Cô Tô, Quảng Ninh
  • Đón chuyến bay đầu tiên của hãng hàng không Red Wings từ Nga đến Khánh Hòa
  • Đông đảo người dân xếp hàng chiêm bái xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức
  • Bắc Kạn xây dựng khu du lịch sinh thái hồ Nặm Cắt
  • Chiềng Đi (Sơn La): Nơi nghệ thuật thắp sáng bản sắc
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Mèo Vạc (Hà Giang): Điểm hẹn du lịch trên Cao...

    Đến Cao nguyên đá Đồng Văn, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang chắc hẳn sẽ là điểm đến không...

    142
  • Sơn La: Du lịch thể thao đa dạng và hấp dẫn

    Du lịch thể thao, là loại hình du lịch kết hợp giữa hoạt động du lịch và tham gia hoặc...

    100
  • Du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5: người Hà Nội tìm về...

    Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay kéo dài 5 ngày liên tục. Thay cho những chuyến đi xa, nhiều...

    96
  • Quảng Ninh: Chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị...

    Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện có 636 di tích/cụm di tích, trong đó, 8 di tích cấp...

    91
  • Thúc đẩy du lịch gắn với bảo tồn động vật hoang...

    Những năm gần đây, các tour du lịch khám phá thiên nhiên và bảo tồn động vật hoang dã đặc...

    87

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch