• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Kiến trúc, mỹ thuật

Chiêm ngưỡng kiệt tác nghệ thuật tại ngôi đình hơn 400 năm tuổi ven đô

Giá trị lớn nhất ở đình Đại Phùng (huyện Đan Phượng, Hà Nội) là còn giữ nguyên các mảng chạm khắc dày đặc với gần 1.000 họa tiết đạt đến trình độ nghệ thuật rất cao, hiếm thấy ở nước ta nói chung, thế kỷ XVII nói riêng.

 Đình Đại Phùng thuộc thôn Đại Phùng, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội là một trong những ngôi đình cổ, có quy mô lớn ở Việt Nam. Đình Đại Phùng được xây dựng vào nửa cuối thế kỷ XVII. Ngôi đình thờ Đức Thánh Tích Lịch Hỏa Quang Thượng đẳng thần và tướng quân Vũ Hùng, người có công dẹp giặc dưới thời nhà Trần ở thế kỷ XIV.

 Khu di tích nằm ở trung tâm làng Đại Phùng, trên một khuôn viên rộng 2.542m2, ở vị trí thoáng đẹp, trông theo hướng tây. Kiến trúc Đình Đại Phùng gồm ba hạng mục chính là tiền tế, đại bái và hậu cung; đầu hồi phía phải là một giếng cổ, nguồn nước đá ong bốn mùa trong xanh.
 Kết cấu ngôi đình theo kiểu “chồng giường - giá chiêng - hạ kẻ” với 6 hàng chân, toàn bộ ngôi đình có 64 cột, đường kính cột lớn nhất trên 0,6m.
 Năm 1990, đình Đại Phùng được Bộ Văn hóa xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa nghệ thuật.
 Nhìn từ phía bên ngoài, toàn bộ cấu kiện nguyên thủy được làm bằng gỗ xoan với mái lớn, thân thấp, phù hợp với cả không gian, khí hậu, hoàn cảnh, cho thấy đây là một sáng tạo của cư dân địa phương.
 Những họa tiết tinh xảo được tiền nhân dày công đắp nặn trên mái đình Việt. Ảnh: Thành Đạt.
 
 Phía trước gian đại bái của ngôi đình cổ hơn 400 năm tuổi ven đô.
 Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trần Minh Nhương, giá trị lớn nhất ở đình Đại Phùng chính là trang trí kiến trúc còn giữ nguyên giá trị điêu khắc nghệ thuật thế kỷ XVII.
 Theo đó, các mảng chạm khắc dày đặc với gần 1.000 họa tiết có giá trị văn hóa, nghệ thuật cao. Nghệ thuật tạo hình ở đình Đại Phùng đạt đến trình độ rất cao, hiếm thấy ở nước ta nói chung, thế kỷ XVII nói riêng.
 Các nghệ nhân xưa đã thao diễn kỹ thuật chạm trổ một cách điêu luyện với rất nhiều đề tài và bố cục sống động, phản ánh đời sống xã hội đương thời. Trong ảnh là bức chạm với chủ đề voi chiến bên trong gian đại bái.
 
 Những chi tiết tinh xảo bên trong gian Đại bái.
 Những nét chạm khắc bên phải gian giữa thể hiện cảnh sinh hoạt xưa kia của cộng đồng. Tất cả đều toát lên sự tài hoa, tinh tế của người thợ mộc xưa.

 Bức chạm "Cô tiên" với đôi cánh (ghép tạm) dang rộng, đình Đại Phùng, Đan Phượng, Hà Nội

 Bức chạm với chủ đề "Tắm tiên" tại đình Đại Phùng.

 Những nét chạm khắc tinh tế phía trên hương án tại đình Đại Phùng.

 Bức chạm hình rồng cầu kỳ và đầy thần thái...

 Được nhiều người biết tới là bức chạm "Mèo ngoạm cá" với các nét chạm tỷ mỷ đến từng sợi ria mép, vành tai của mèo, và đến từng chiếc vảy, vây cá.

 Cảnh đấu vật được tái hiện qua những nét chạm khắc tài hoa.

 Chạm khắc hình tượng đầu rồng và ngựa chiến, đình Đại Phùng, Đan Phượng, Hà Nội

 

 Bức chạm "Vinh quy bái tổ", đình Đại Phùng, Đan Phượng, Hà Nội

 Theo thông tin từ Ủy ban nhân dân huyện Đan Phượng, ngày 15/2/2025, tức 18 tháng Giêng năm Ất Tỵ tới đây, huyện Đan Phượng sẽ tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt đình Đại Phùng.

Thành Đạt-Sơn Bách

Nguồn: Báo Nhân Dân

Trở về đầu trang
   Đình Đại Phùng nghệ thuật chạm khắc thời Lê
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Quảng Ninh: Động lực cho du lịch phát triển bền vững
  • Đà Nẵng ​​​​​​​đánh thức tiềm năng du lịch đường sông
  • Du lịch biển, đảo Khánh Hòa: Tinh tế, sang trọng ở tour du thuyền
  • Tạm dừng đón khách tại một số điểm di tích trong phố cổ Hà Nội để phục vụ công tác tu bổ, tôn tạo
  • Bảo quản, tu bổ Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Quần thể An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương
  • Đa dạng hóa sản phẩm du lịch đường thủy
  • Hãng hàng không quốc gia Philippine Airlines mở đường bay trực tiếp đến Đà Nẵng
  • Lắng nghe những người làm du lịch kể chuyện nghề
  • Quảng Ninh: Đa dạng tiềm năng du lịch ven núi Bài Thơ
  • Đến năm 2030, hoàn thành tu bổ, tôn tạo 95% di tích quốc gia đặc biệt tại TP Huế
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Hội Lim (Bắc Ninh) là di sản văn hóa phi vật thể...

    Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng ký Quyết định số 1744 ngày 10/6/2025 về việc công bố...

    139
  • Những điều thú vị của du lịch Đà Lạt (Lâm Đồng)...

    Đà Lạt (Lâm Đồng) được biết đến như một thành phố ngàn hoa, thành phố ba thiên đường. Đà...

    134
  • Rực rỡ mùa vàng vùng cao

    Tháng 6, những ngày đầu hạ, vùng cao Tuyên Quang đã bước vào mùa lúa chín. Vùng đất quanh...

    111
  • Kể chuyện du lịch Lâm Đồng qua những khung hình

    Để kể câu chuyện về một Lâm Đồng trọn vẹn và đa diện hơn với công chúng qua những khoảnh...

    98
  • Lần đầu tiên du thuyền 5 sao khởi hành từ Việt...

    Bằng việc khởi hành du thuyền quốc tế cao cấp từ cảng nội địa, Việt Nam không chỉ khai...

    97

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch