Dấu ấn liên kết phát triển du lịch "Biển xanh - Rừng đại ngàn" Dấu ấn liên kết phát triển du lịch "Biển xanh - Rừng đại ngàn" Chương trình liên kết phát triển du lịch giữa các thành phố ở Tây Nguyên và TP. Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) được triển khai trong 3 năm qua đã góp phần tạo nên hành trình trải nghiệm “lên rừng - xuống biển”, qua đó giúp phát huy tiềm năng, thế mạnh đặc trưng của từng địa phương. Ngày 25/6/2022, tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), 4 thành phố của các tỉnh Tây Nguyên gồm: Pleiku (tỉnh Gia Lai), Kon Tum (tỉnh Kon Tum), Gia Nghĩa (tỉnh Đắk Nông), TP. Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) và TP. Tuy Hòa đã ký Biên bản ghi nhớ chương trình liên kết phát triển du lịch, giai đoạn 2022 - 2025. Gắn kết "Biển xanh - Rừng đại ngàn" Ngoài vị trí chiến lược quan trọng của tỉnh, 5 thành phố trên còn có điều kiện thuận lợi để mở rộng giao lưu phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển du lịch với nhiều vùng trong cả nước. Các địa phương được thiên nhiên ưu đãi với nhiều tài nguyên có giá trị để khai thác, phát triển du lịch như cảnh quan dọc các sông Sêrêpốk, Krông Ana, Krông Nô; hệ thống các hồ lớn (hồ Lắk, Biển Hồ), Vườn Quốc gia Chư Mom Rây, Kon Ka Kinh, Yok Don, Chư Yang Sin và đường bờ biển dài trên 30 km mang vẻ đẹp nguyên sơ, thơ mộng hữu tình. Nơi đây cũng là vùng đất có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, hệ thống di sản đặc sắc như Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; các giá trị kiến trúc truyền thống (nhà rông, nhà dài, nhà mồ) và các lễ hội độc đáo (lễ hội đua voi, đua thuyền độc mộc, cồng chiêng, mừng lúa mới…) Đông đảo người dân và du khách tham gia Lễ hội đường phố trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025. Ảnh: Hoàng Gia Theo Biên bản ghi nhớ chương trình liên kết phát triển du lịch giữa 5 thành phố, hằng năm cùng trao đổi xây dựng kế hoạch quảng bá, xúc tiến giới thiệu sản phẩm du lịch của 5 thành phố trên các phương tiện thông tin đại chúng và hỗ trợ trong việc xây dựng hình ảnh du lịch, làm cơ sở cho công tác tiếp thị điểm đến. Quá trình thực hiện Biên bản ghi nhớ đã mở ra cơ hội cho các công ty, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trên địa bàn các thành phố tích cực mở các tour, tuyến du lịch mới. Đồng thời, đẩy mạnh khai thác tour liên kết giữa các điểm du lịch trên địa bàn thành phố với các điểm du lịch trọng điểm trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, thông qua các sự kiện được tổ chức đã mang lại nhiều kết quả tích cực, đóng góp một phần lớn vào việc quảng bá, đưa bản sắc văn hóa, ẩm thực đặc sắc của các thành phố ở Tây Nguyên đến với thành phố biển Tuy Hòa. Các tuyến du lịch như "Biển xanh - Rừng đại ngàn", "Con đường di sản miền Trung", "Con đường xanh Tây Nguyên", du lịch sinh thái, cộng đồng và các sản phẩm du lịch gắn với di sản văn hóa đã được triển khai thành công. Theo ông Nguyễn Hữu Sung, Phó Chủ tịch UBND TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), việc kết nối du lịch giữa các thành phố không chỉ đơn thuần là sự hợp tác về mặt địa lý hay sản phẩm mà còn là sự cộng hưởng về tiềm năng, văn hóa và tầm nhìn chiến lược. TP. Pleiku cùng với các địa phương Tây Nguyên và phố biển Tuy Hòa đã xác định rõ vai trò của mình trong việc xây dựng một chuỗi liên kết du lịch đa dạng, độc đáo, góp phần đưa hình ảnh vùng đất Tây Nguyên - duyên hải đến gần hơn với du khách trong và ngoài nước. Tăng trưởng ấn tượng Trong 3 năm qua, lượng khách du lịch đến các thành phố trong hệ thống đã có sự tăng trưởng vượt bậc. Trong đó, 3 thành phố thu hút lượng du khách đến tham quan đông và doanh thu từ ngành du lịch đạt được những con số rất ấn tượng.Cụ thể, TP. Pleiku, năm 2022 đón 625.570 lượt khách, doanh thu từ du lịch đạt 447,7 tỷ đồng; năm 2023 đón hơn 825.000 lượt khách, doanh thu đạt 625 tỷ đồng; năm 2024 đã đón hơn 1 triệu lượt du khách, doanh thu đạt hơn 778 tỷ đồng. TP. Tuy Hòa, năm 2022 đón hơn 1,8 triệu lượt khách, doanh thu đạt 2.270 tỷ đồng; năm 2023 đón 2,7 triệu lượt khách, doanh thu 3.890 tỷ đồng; năm 2024, đón gần 3,5 triệu lượt khách, doanh thu 6.500 tỷ đồng. Còn tại TP. Buôn Ma Thuột, giai đoạn 2021 - 2023, đón hơn 2,1 triệu lượt khách, tổng thu ước đạt 1.781 tỷ đồng; năm 2024, đón hơn 1 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 920 tỷ đồng… Du khách chụp ảnh lưu niệm tại tháp Nghinh Phong, TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên Không chỉ thu hút du khách, các hội chợ thương mại, triển lãm sản phẩm đặc sản, sản phẩm OCOP được tổ chức luân phiên giữa các thành phố là một trong những hoạt động mang lại hiệu quả tích cực. Bà Trần Thị Bích Liên, Thư ký Hội Doanh nghiệp TP. Tuy Hòa cho hay, thông qua việc trưng bày - bán hàng - giao lưu - ký kết, nhiều sản phẩm đã tìm được đại lý phân phối tại các tỉnh bạn, góp phần gia tăng doanh thu, phát triển thương hiệu và mở rộng thị trường. Để các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm ngày càng hiệu quả hơn, bà Liên kiến nghị tăng cường hỗ trợ cho các doanh nghiệp về chi phí gian hàng, vận chuyển, quảng bá truyền thông; đẩy mạnh số hóa sản phẩm OCOP, livestream bán hàng kết nối giữa các địa phương. Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Buôn Ma Thuột Phạm Tiến Hưng cho hay, thời gian tới, thực hiện kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, có nội dung không tổ chức chính quyền cấp huyện nên việc tổ chức kết nối của 5 thành phố tạm dừng. Giai đoạn 2022 - 2024, hoạt động xúc tiến du lịch ở 5 thành phố trong hệ thống đã có những bước chuyển biến rõ nét. Năm 2022, từ 12 tour, tuyến kết nối, đến năm 2024 đã có trên 30 tour, tuyến kết nối du lịch đến các thành phố ở Tây Nguyên và TP. Tuy Hòa. Tỷ lệ thu hút du lịch giữa các thành phố ở Tây Nguyên và TP. Tuy Hòa giai đoạn này chiếm khoảng từ 6 - 10% lượt khách du lịch hằng năm. Ông Hưng khẳng định, đối với 5 thành phố, việc tham gia chương trình kết nối du lịch này đã mở ra nhiều cơ hội quý giá, học hỏi được nhiều mô hình, kinh nghiệm hay trong công tác quản lý, đầu tư và phát triển sản phẩm du lịch giữa các địa phương. Do vậy, ông mong muốn UBND các tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục quan tâm duy trì việc kết nối, xúc tiến du lịch giữa các phường trung tâm, qua đó khai thác, phát huy tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của địa phương để phát triển du lịch, tạo nền tảng vững chắc để đạt tốc độ tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030. Hoàng Tuyết Báo Đắk Lắk điện tử - baodaklak.vn - Đăng ngày 05/5/2025 Chương trình liên kết phát triển du lịch giữa các thành phố ở Tây Nguyên và TP. Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) được triển khai trong 3 năm qua đã góp phần tạo nên hành trình trải nghiệm “lên rừng - xuống biển”, qua đó giúp phát huy tiềm năng, thế mạnh đặc trưng của từng địa phương. Ngày 25/6/2022, tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), 4 thành phố của các tỉnh Tây Nguyên gồm: Pleiku (tỉnh Gia Lai), Kon Tum (tỉnh Kon Tum), Gia Nghĩa (tỉnh Đắk Nông), TP. Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) và TP. Tuy Hòa đã ký Biên bản ghi nhớ chương trình liên kết phát triển du lịch, giai đoạn 2022 - 2025. Gắn kết "Biển xanh - Rừng đại ngàn"Ngoài vị trí chiến lược quan trọng của tỉnh, 5 thành phố trên còn có điều kiện thuận lợi để mở rộng giao lưu phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển du lịch với nhiều vùng trong cả nước.Các địa phương được thiên nhiên ưu đãi với nhiều tài nguyên có giá trị để khai thác, phát triển du lịch như cảnh quan dọc các sông Sêrêpốk, Krông Ana, Krông Nô; hệ thống các hồ lớn (hồ Lắk, Biển Hồ), Vườn Quốc gia Chư Mom Rây, Kon Ka Kinh, Yok Don, Chư Yang Sin và đường bờ biển dài trên 30 km mang vẻ đẹp nguyên sơ, thơ mộng hữu tình.Nơi đây cũng là vùng đất có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, hệ thống di sản đặc sắc như Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; các giá trị kiến trúc truyền thống (nhà rông, nhà dài, nhà mồ) và các lễ hội độc đáo (lễ hội đua voi, đua thuyền độc mộc, cồng chiêng, mừng lúa mới…)Đông đảo người dân và du khách tham gia Lễ hội đường phố trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025. Ảnh: Hoàng GiaTheo Biên bản ghi nhớ chương trình liên kết phát triển du lịch giữa 5 thành phố, hằng năm cùng trao đổi xây dựng kế hoạch quảng bá, xúc tiến giới thiệu sản phẩm du lịch của 5 thành phố trên các phương tiện thông tin đại chúng và hỗ trợ trong việc xây dựng hình ảnh du lịch, làm cơ sở cho công tác tiếp thị điểm đến.Quá trình thực hiện Biên bản ghi nhớ đã mở ra cơ hội cho các công ty, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trên địa bàn các thành phố tích cực mở các tour, tuyến du lịch mới. Đồng thời, đẩy mạnh khai thác tour liên kết giữa các điểm du lịch trên địa bàn thành phố với các điểm du lịch trọng điểm trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, thông qua các sự kiện được tổ chức đã mang lại nhiều kết quả tích cực, đóng góp một phần lớn vào việc quảng bá, đưa bản sắc văn hóa, ẩm thực đặc sắc của các thành phố ở Tây Nguyên đến với thành phố biển Tuy Hòa. Các tuyến du lịch như "Biển xanh - Rừng đại ngàn", "Con đường di sản miền Trung", "Con đường xanh Tây Nguyên", du lịch sinh thái, cộng đồng và các sản phẩm du lịch gắn với di sản văn hóa đã được triển khai thành công.Theo ông Nguyễn Hữu Sung, Phó Chủ tịch UBND TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), việc kết nối du lịch giữa các thành phố không chỉ đơn thuần là sự hợp tác về mặt địa lý hay sản phẩm mà còn là sự cộng hưởng về tiềm năng, văn hóa và tầm nhìn chiến lược. TP. Pleiku cùng với các địa phương Tây Nguyên và phố biển Tuy Hòa đã xác định rõ vai trò của mình trong việc xây dựng một chuỗi liên kết du lịch đa dạng, độc đáo, góp phần đưa hình ảnh vùng đất Tây Nguyên - duyên hải đến gần hơn với du khách trong và ngoài nước.Tăng trưởng ấn tượngTrong 3 năm qua, lượng khách du lịch đến các thành phố trong hệ thống đã có sự tăng trưởng vượt bậc. Trong đó, 3 thành phố thu hút lượng du khách đến tham quan đông và doanh thu từ ngành du lịch đạt được những con số rất ấn tượng.Cụ thể, TP. Pleiku, năm 2022 đón 625.570 lượt khách, doanh thu từ du lịch đạt 447,7 tỷ đồng; năm 2023 đón hơn 825.000 lượt khách, doanh thu đạt 625 tỷ đồng; năm 2024 đã đón hơn 1 triệu lượt du khách, doanh thu đạt hơn 778 tỷ đồng. TP. Tuy Hòa, năm 2022 đón hơn 1,8 triệu lượt khách, doanh thu đạt 2.270 tỷ đồng; năm 2023 đón 2,7 triệu lượt khách, doanh thu 3.890 tỷ đồng; năm 2024, đón gần 3,5 triệu lượt khách, doanh thu 6.500 tỷ đồng. Còn tại TP. Buôn Ma Thuột, giai đoạn 2021 - 2023, đón hơn 2,1 triệu lượt khách, tổng thu ước đạt 1.781 tỷ đồng; năm 2024, đón hơn 1 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 920 tỷ đồng… Du khách chụp ảnh lưu niệm tại tháp Nghinh Phong, TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú YênKhông chỉ thu hút du khách, các hội chợ thương mại, triển lãm sản phẩm đặc sản, sản phẩm OCOP được tổ chức luân phiên giữa các thành phố là một trong những hoạt động mang lại hiệu quả tích cực.Bà Trần Thị Bích Liên, Thư ký Hội Doanh nghiệp TP. Tuy Hòa cho hay, thông qua việc trưng bày - bán hàng - giao lưu - ký kết, nhiều sản phẩm đã tìm được đại lý phân phối tại các tỉnh bạn, góp phần gia tăng doanh thu, phát triển thương hiệu và mở rộng thị trường.Để các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm ngày càng hiệu quả hơn, bà Liên kiến nghị tăng cường hỗ trợ cho các doanh nghiệp về chi phí gian hàng, vận chuyển, quảng bá truyền thông; đẩy mạnh số hóa sản phẩm OCOP, livestream bán hàng kết nối giữa các địa phương.Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Buôn Ma Thuột Phạm Tiến Hưng cho hay, thời gian tới, thực hiện kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, có nội dung không tổ chức chính quyền cấp huyện nên việc tổ chức kết nối của 5 thành phố tạm dừng.Giai đoạn 2022 - 2024, hoạt động xúc tiến du lịch ở 5 thành phố trong hệ thống đã có những bước chuyển biến rõ nét. Năm 2022, từ 12 tour, tuyến kết nối, đến năm 2024 đã có trên 30 tour, tuyến kết nối du lịch đến các thành phố ở Tây Nguyên và TP. Tuy Hòa. Tỷ lệ thu hút du lịch giữa các thành phố ở Tây Nguyên và TP. Tuy Hòa giai đoạn này chiếm khoảng từ 6 - 10% lượt khách du lịch hằng năm.Ông Hưng khẳng định, đối với 5 thành phố, việc tham gia chương trình kết nối du lịch này đã mở ra nhiều cơ hội quý giá, học hỏi được nhiều mô hình, kinh nghiệm hay trong công tác quản lý, đầu tư và phát triển sản phẩm du lịch giữa các địa phương.Do vậy, ông mong muốn UBND các tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục quan tâm duy trì việc kết nối, xúc tiến du lịch giữa các phường trung tâm, qua đó khai thác, phát huy tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của địa phương để phát triển du lịch, tạo nền tảng vững chắc để đạt tốc độ tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030.Hoàng TuyếtBáo Đắk Lắk điện tử - baodaklak.vn - Đăng ngày 05/5/2025 Trở về đầu trang Tây Nguyên liên kết du lịch phát triển du lịch Phú Yên 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10