• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Kinh nghiệm du lịch

Khách du lịch được mang bao nhiêu kg hải sản khỏi biên giới Na Uy?

Na Uy nổi tiếng với nhiều món ngon từ hải sản nhưng quốc gia này cũng có nhiều quy định nghiêm khắc trong việc đưa thủy hải sản ra khỏi biên giới.
Na Uy được biết đến là quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn của thế giới với nhiều món ngon nổi tiếng được chế biến từ cá hồi, cua tuyết, tôm nước lạnh, cua nâu, cua hoàng đế, cua nữ hoàng… Chính vì sự hấp dẫn của hải sản Na Uy nên quốc gia này đã đưa ra nhiều quy định ngặt nghèo để đảm bảo chất lượng và uy tín của họ. Quy định chặt chẽ này cũng áp dụng với khách du lịch muốn mang hải sản mà họ tự đánh bắt được ra khỏi biên giới Na Uy.
Nếu bạn đến thăm Na Uy câu cá giải trí, hãy nhớ không mang về quá 18 kg/lần/người và không quá 2 lần/năm/người. Bạn cũng phải trình biên lai cho số hải sản đó. Biên lai phải do một doanh nghiệp câu cá du lịch đã được đăng ký với Tổng cục Thủy sản Na Uy (fiskeridirektoratet) phát hành.
Tôm hùm Na Uy chỉ được phép đánh bắt trong mùa đông. Ảnh: Công ty Arctic Seafood Norway AS
Cơ quan Hải quan Na Uy sẽ chấp nhận biên lai hoặc chứng từ tương ứng về thời gian lưu trú được cấp cho một người có tên trong nhóm du khách. Chứng từ này phải bao gồm thêm: tên, địa chỉ, thời gian lưu trú của khách du lịch, cũng như số đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp câu cá du lịch. Các cá nhân có tên trên biên lai cũng phải có mặt khi làm thủ tục xuất khẩu.
Đáng lưu ý, với những hành vi buôn lậu hải sản, cơ quan chức năng của Na Uy sẽ phạt tiền rất nặng. Ngoài 8.000 NOK (tương đương với 800USD) phạt hành vi buôn lậu, cá nhân sẽ bị xử phạt thêm 200 NOK (20 USD) cho mỗi kg cá bao gồm cả phi lê cá và các sản phẩm chế biến tương tự.
Quy định trên không áp dụng trong hai trường hợp: Nếu bạn bắt được các loại cá nước ngọt như cá hồi và cá hồi Bắc cực trong khi câu cá giải trí hoặc cá mà bạn đã mua hợp pháp từ một thương nhân ở Na Uy (đã thanh toán VAT); từ các tàu đánh cá đã đăng ký với Tổng cục Thủy sản Na Uy. Khi đó bạn chỉ phải trình hóa đơn hoặc hợp đồng mua bán có chữ ký của thuyền trưởng.
Các quy định trên chỉ áp dụng với du khách xuất khẩu với lượng hải sản nhỏ. Các quy tắc khác sẽ được áp dụng nếu giá trị của tất cả các sản phẩm, bao gồm cá và các sản phẩm từ cá, vượt quá 5.000 NOK (tương đương 500 USD).
Tàu đánh cá Trích trên biển Na Uy. Nguồn: Hội Đồng Hải Sản Na Uy.
Được biết, nếu phát hiện số lượng cá hoặc sản phẩm cá mang theo vượt quá mức cho phép tối đa, Hải quan Na Uy có quyền thu giữ toàn bộ hàng hóa và báo cáo sự việc với Cảnh sát để ra quyết định tịch thu.
Ngoại trừ cá và các sản phẩm cá, Na Uy cũng có một số quy định đối với việc du khách tham gia đánh bắt các loài khác. Thông thường, khách du lịch không được phép tham gia trực tiếp đánh bắt cua hoàng đế, tuy nhiên, khu vực Finnmark đã được phân bổ một hạn ngạch hạn chế cho hoạt động đánh bắt du lịch.
Khách du lịch có giấy phép săn bắn đã được phê duyệt cũng được phép tham gia săn hải cẩu ven bờ biển cùng với công dân Na Uy theo một số điều kiện nhất định.
Còn khi có vấn đề thắc mắc, du khách có thể liên hệ trực tiếp với Tổng cục Thủy sản Na Uy qua email bằng tiếng Anh, tiếng Nga hoặc tiếng Na Uy.
Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam – VASEP, xuất khẩu thủy sản của Na Uy tăng trưởng kỷ lục trong tháng 10 vừa qua với trị giá 15,4 tỷ NOK. Hội đồng Hải sản Na Uy nhận định, giá trị xuất khẩu thủy sản của Na Uy sẽ vượt 150 tỷ vào năm 2022.
Nhãn hiệu “Seafood from Norway” (Hải sản từ Na Uy) là chỉ báo địa lý quốc gia cho đẳng cấp hải sản Na Uy. Nhãn hiệu có kiểu chữ đơn giản và mạnh mẽ phản ánh cách mà biển, núi, và bầu trời kết nối dọc theo bờ biển Na Uy. Các nhà máy hải sản Na Uy rất tự hào in nhãn hiệu này bên cạnh thương hiệu của mình.
Theo Tổ quốc
Trở về đầu trang
  

Các tin khác

  • Quảng Ninh: Động lực cho du lịch phát triển bền vững
  • Đà Nẵng ​​​​​​​đánh thức tiềm năng du lịch đường sông
  • Du lịch biển, đảo Khánh Hòa: Tinh tế, sang trọng ở tour du thuyền
  • Tạm dừng đón khách tại một số điểm di tích trong phố cổ Hà Nội để phục vụ công tác tu bổ, tôn tạo
  • Bảo quản, tu bổ Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Quần thể An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương
  • Đa dạng hóa sản phẩm du lịch đường thủy
  • Hãng hàng không quốc gia Philippine Airlines mở đường bay trực tiếp đến Đà Nẵng
  • Lắng nghe những người làm du lịch kể chuyện nghề
  • Quảng Ninh: Đa dạng tiềm năng du lịch ven núi Bài Thơ
  • Đến năm 2030, hoàn thành tu bổ, tôn tạo 95% di tích quốc gia đặc biệt tại TP Huế
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Hội Lim (Bắc Ninh) là di sản văn hóa phi vật thể...

    Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng ký Quyết định số 1744 ngày 10/6/2025 về việc công bố...

    139
  • Những điều thú vị của du lịch Đà Lạt (Lâm Đồng)...

    Đà Lạt (Lâm Đồng) được biết đến như một thành phố ngàn hoa, thành phố ba thiên đường. Đà...

    134
  • Rực rỡ mùa vàng vùng cao

    Tháng 6, những ngày đầu hạ, vùng cao Tuyên Quang đã bước vào mùa lúa chín. Vùng đất quanh...

    111
  • Kể chuyện du lịch Lâm Đồng qua những khung hình

    Để kể câu chuyện về một Lâm Đồng trọn vẹn và đa diện hơn với công chúng qua những khoảnh...

    98
  • Lần đầu tiên du thuyền 5 sao khởi hành từ Việt...

    Bằng việc khởi hành du thuyền quốc tế cao cấp từ cảng nội địa, Việt Nam không chỉ khai...

    97

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch