• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Tin tức - Sự kiện

Lễ hội truyền thống tại đền thờ Nguyên phi Ỷ Lan

Hàng năm cứ vào dịp từ ngày 19-21 tháng Hai Âm lịch, du khách thập phương lại hành hương về xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội dự lễ hội truyền thống tại đền thờ Nguyên phi Ỷ Lan.

Mọi người về thắp hương tưởng niệm, nhớ về người phụ nữ có tài kinh bang tế thế, đã từng hai lần nhiếp chính trông coi việc nước, nổi danh trong lịch sử nước nhà.

Đi khoảng 15km Quốc lộ 5 theo hướng Hà Nội-Hải Phòng, theo biển chỉ dẫn ngay phía tay trái, du khách sẽ tới ngay khu di tích.

Theo Ban tổ chức, lễ hội năm nay được tổ chức với quy mô lớn hơn, hoành tráng hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách và hướng tới 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.

Đi qua hai cổng, du khách sẽ vào trong quần thể khu di tích đền thờ Nguyên phi Ỷ Lan rộng khoảng  ba hécta gồm chùa, đền, điện, sơn trang nằm trong khuôn viên có sân, nhà thủy đình, cây xanh các loại... Chùa và đền thờ Nguyên phi Ỷ Lan còn có tên gọi dân dã là chùa, đền “Bà Tấm.”

Nằm ở phía tay trái, trước cửa đền thờ Nguyên phi Ỷ Lan là đôi rồng chầu bằng đá phủ phục, với đường nét, chạm khắc hết sức tinh xảo. Qua các bậc xây, du khách đi vào trong đền. Đền được xây dựng từ cuối thế kỷ XI, là nơi phụng thờ bà ngay chính trên quê hương Người. Đền có kiến trúc theo lối cung đình thời Lý, có 72 cửa, thuộc loại cổ nhất Việt Nam.

Cách không xa đền phía tay phải có chùa mang tên “Linh Nhân tư Phúc Tự” do chính Linh Nhân Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan xây dựng cùng với hàng trăm ngôi chùa khác, được khánh thành tháng Ba năm Ất Mùi (năm 1115).

Trong đền và chùa hiện còn lưu giữ nhiều hiện vật quí và hiếm. Nổi bật là đôi sư tử được tạc từ một khối đá lớn, cao 1,2m, rộng 1,36m trong tư thế nằm phủ phục, đường nét đặc biệt mềm mại, tạo cho chúa sơn lâm một vẻ đẹp vừa uyển chuyển vừa oai hùng mạnh mẽ.

Khác với những con sư tử thường thấy điêu khắc ở các đình chùa, sư tử trong đền thờ Ỷ Lan đang vờn ngọc, đồng thời trên trần được trổ chữ “Vương” khẳng định vị trí chúa tể muôn loài, bảo vệ báu vật của đất nước. Đây là một công trình nghệ thuật tuyệt tác, một hiện vật cổ quí và hiếm ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

Trong cung còn hai khám cổ thời Mạc hiện tìm thấy, các máng chạm trên khám như hoa lá, rồng phượng đều có giá trị về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Việt Nam.

Trong đền và chùa “Bà Tấm” còn có một thành bậc đá liền khối điêu khắc rồng, lân thời Lý đang chạy xuống, dài 1,3m, cao 0,8m, nặng hàng chục tấn và nhóm tượng ba ông Tam thể ngồi trên đầu hai con sư tử cao 4m, tạc bằng đá khối rất tinh xảo, cũng là những hiện vật độc đáo đã trải qua gần chín thế kỷ, còn lại đến hôm nay.

Đáng chú ý trong đền có tượng Nguyên phi Ỷ Lan được tạc rất đẹp, khi bà là Nguyên phi cùng tượng sáu vị “Cung nữ trong triều” (lục bộ), tương truyền là sáu bà giữ sáu bộ trong triều đình giúp bà nhiếp chính.

Đặc biệt, trong đền và chùa còn có đôi câu đối ở đền từ cổ xưa ghi rõ: Thập bát tứ, diệu phong thế tại tam truyền chiêu lệnh thục. Bách dư sở tự quán địa lưu cổ trạch tối linh thanh (có nghĩa là: đời nhà Lý thứ ba kén được người con gái đẹp, có đức có tài. Trên đất nước Việt Nam có trên một trăm nơi thờ nhưng đây chính là quê hương của bà được lưu truyền, đến ngày nay và rất linh thiêng).

Hiện nay, theo thống kê, trên cả nước có 72 nơi lập đền thờ bà, nhưng chùa và đền thờ Ỷ Lan được xây dựng ở Dương Xá ngay chính trên quê hương bà là to nhất. Với hệ thống truyền thuyết cùng các địa danh gắn bó với việc Ỷ Lan giúp vua Lý Thánh Tông và những di vật cổ của thời Lý hiện còn đã đưa khu di tích chùa và đền thờ bà Ỷ Lan ở Dương Xá trở thành trung tâm văn hóa nổi bật nhất, quan trọng nhất trong hệ thống di tích, tưởng niệm người phụ nữ có tài kinh bang tế thế.

Nơi đây không chỉ thờ phụng một danh nhân lịch sử văn hóa nổi tiếng của cả nước mà còn là điểm di tích cách mạng rất đáng trân trọng của dân tộc.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Dương Xá Dương Hải Quân cho biết bên cạnh việc tổ chức tốt lễ hội hàng năm, xã luôn chú trọng gìn giữ, bảo tồn quần thể khu di tích đền thờ Nguyên phi Ỷ Lan.

Dù qua nhiều lần trung tu, lần lớn nhất là vào năm 1612, nhưng đến nay, quần thể khu di tích đền thờ Nguyên phi Ỷ Lan vẫn giữ được vẻ nguyên sơ của nó với nét kiến trúc mang đậm dấu ấn văn hóa nhà Lý, vừa mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc lại vừa mang giá trị nghệ thuật cao, thực sự là một công trình nghệ thuật độc đáo, quí hiếm của dân tộc.

Theo lời ông Quân, xã hiện đang chuẩn bị đúc tượng Nguyên phi Ỷ Lan bằng đồng, cao 9m, nặng khoảng 25 tấn. Đây là công trình để tưởng nhớ người con và là niềm tự hào của quê hương./.

Nguồn : Vietnam+
Trở về đầu trang
  

Các tin khác

  • Bảo quản, tu bổ Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Quần thể An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương
  • Đa dạng hóa sản phẩm du lịch đường thủy
  • Hãng hàng không quốc gia Philippine Airlines mở đường bay trực tiếp đến Đà Nẵng
  • Lắng nghe những người làm du lịch kể chuyện nghề
  • Quảng Ninh: Đa dạng tiềm năng du lịch ven núi Bài Thơ
  • Đến năm 2030, hoàn thành tu bổ, tôn tạo 95% di tích quốc gia đặc biệt tại TP Huế
  • Du lịch nha khoa - Hướng đi mới trong phát triển sản phẩm du lịch Đồng Tháp
  • Việt Nam và Trung Quốc vào chung kết Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2025
  • Bình Định: Đa dạng tour hè
  • Thuyền buồm rực rỡ trên sông Hàn - Màn trình diễn độc đáo giữa lòng thành phố Đà Nẵng
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Long An phát triển du lịch qua di tích lịch sử -...

    Hiện toàn tỉnh Long An có 127 di tích lịch sử - văn hóa (DTLSVH), trong đó, 22 DTLSVH cấp...

    205
  • Hội Lim (Bắc Ninh) là di sản văn hóa phi vật thể...

    Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng ký Quyết định số 1744 ngày 10/6/2025 về việc công bố...

    134
  • Những điều thú vị của du lịch Đà Lạt (Lâm Đồng)...

    Đà Lạt (Lâm Đồng) được biết đến như một thành phố ngàn hoa, thành phố ba thiên đường. Đà...

    130
  • Quảng Ninh: Hạ Long quan tâm tôn tạo các di tích...

    Nhằm phát huy giá trị các di tích, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương, thời...

    107
  • Đưa du lịch Ninh Thuận trở thành ngành kinh tế...

    Với mục tiêu đón 3,6 triệu lượt khách và doanh thu 4.500 tỷ đồng, Ninh Thuận đang tập...

    100

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch