• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Tin tức - Sự kiện

Nghệ thuật chiêng ba của người H’re

Cồng chiêng là bản sắc đặc trưng riêng có của đồng bào các dân tộc thiểu số. Mỗi dân tộc đều có cách sử dụng riêng biệt, tạo nên những nhịp điệu hay và độc đáo. Những nhịp điệu ấy góp phần tạo nên sắc thái văn hóa riêng biệt. Chiêng ba của người H’re cũng như vậy.

Người H’re tập trung chủ yếu ở vùng miền Tây Quảng Ngãi, ở các huyện Sơn Hà, Ba Tơ, Minh Long. Một bộ phận sống ở huyện An Lão tỉnh Bình Định và một số ít sống ở huyện Kon Plông tỉnh Kon Tum. Thiết chế xã hội truyền thống của người H’rê vận hành dựa theo luật tục với các thiết chế phi quan phương, gắn với vai trò của già làng (cà rá) hay gốc làng (Kan plây). Người H’rê có nhiều nghi lễ, lễ hội trong cuộc sống như nghi lễ nương rẫy, nghi lễ liên quan đến chu kỳ nông nghiệp lúa nước, nghi lễ thờ cúng tổ tiên (vaha), hội mùa, hội đầu năm (htend), lễ hội đâm trâu và các nghi lễ liên quan đến vòng đời người. Trong các nghi lễ, sẽ không thiếu việc sử dụng các nhạc cụ truyền thống.

 Chiêng ba chủ yếu chơi ở sàn chính nhà dài. Ảnh TITC

Nhạc cụ thường truyền thống nổi bật của người H’rê là bộ chiêng ba chiếc (chiêng ba); nghệ thuật trình diễn chiêng ba của người H’re rất độc đáo, đã được Bộ VHTTDL công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2021. Trên thực tế, nhạc cụ thường dùng của người H’rê không chỉ có bộ chiêng ba mà còn có bộ cồng ba chiếc, trống, các loại đàn ống tre hoặc có vỏ bầu làm hợp âm, sáo, nhị, đàn môi, nữ giới thì chơi bộ ống vỗ hai chiếc.

Nói về bộ chiêng 3 của đồng bào H’re, 3 chiếc chiêng có kích thước lớn nhỏ khác nhau. Chiếc lớn nhất tên là Tum (còn gọi là chiêng cha), chiếc ở giữa tên là Vuông (chiêng mẹ) và nhỏ nhất là Túc (chiêng con). Mỗi chiếc chiêng đảm nhận một vai trò khác nhau trong khi trình diễn. Chiêng Tum (cha) âm vực thấp, trầm, ấm, vững chãi, tiếng phát ra chắc nịch, cung cấp cơ sở âm điệu và giữ nhịp cho nhóm như người cha bảo vệ gia đình. Chiêng Vuông (mẹ) có tiếng vang, âm vực cao, ngọt, với vai trò điều chỉnh tốc độ và gắn kết với hai thành viên, ấm áp như người mẹ. Chiêng Túc (chiêng con) lại là nhân vật chính, là trung tâm của lễ hội.

Họa sĩ Đinh Nhật Tân - người con H’re có tấm lòng đau đáu tìm hiểu, bảo tồn vốn văn hóa truyền thống của đồng bào mình chia sẻ: Mình cảm nhận Túc đóng vai trò như guitar lead, như piano, như saxophone trong bản nhạc thời nay. Túc sẽ là người dẫn dắt, quyết định sẽ kể chuyện buồn hay chuyện vui. Túc lúc trầm lắng u tịch, lúc lãng mạn chất chứa những tâm tư, lúc rộn rã, hân hoan, bay bổng… “Lí do Túc làm được như vậy vì Túc có bí mật của riêng mình mà chỉ có người tạo ra Túc, người chỉnh Túc và người H’re chơi Túc mới hiểu và biết” - Anh Đinh Nhật Tân cho biết.

 Đinh Nhật Tân (thứ 2 từ trái sang) đang tìm hiểu về chiêng 3 của đồng bào mình. Ảnh: TITC

Theo anh Đinh Nhật Tân, cách chơi chiêng của người H’re cũng riêng biệt, chủ yếu chơi ở sàn chính nhà dài. Chiêng Tum và Vuông được đặt đứng và nằm trên đùi người chơi (ngồi xếp bằng); chiêng sẽ được đánh bằng tay, không dùng dùi. Riêng chiêng Túc sẽ được treo lên trần, cách sàn 20cm; khi chơi, người chơi sẽ quỳ xuống, lấy khăn quấn vào tay phải để điều khiển Túc.

Người chơi Túc là nghệ sĩ chính, người giỏi nhất trong nhóm. Người chơi Túc phải điều khiển cả hai bàn tay để tạo nhạc. Tay phải như gãy đàn vì trên mặt Túc mỗi vị trí sẽ cho mỗi âm thanh khác nhau, mỗi cái lắc tay mạnh hay nhẹ cũng tạo nên sự khác biệt của âm thanh. Tay trái thì như bấm nốt nhạc, bấm, thả, bấm một ngón, hai ngón, bấm giữ lâu hay nhanh, rồi bấm nguyên bàn tay, rồi đu đưa, đưa dài, ngắn... Người có những kĩ thuật này hẳn là bậc thầy, có sự điêu luyện và khả năng cảm âm đặc biệt. Chỉ một chiêng Túc họ đã kể với nhau nhiều câu chuyện về cuộc sống từ bao đời.

Trung tâm Thông tin du lịch

Trở về đầu trang
   chiêng ba đồng bào H'rê Tum Vuông Túc Đinh Nhật Tân Quảng Ngãi Kon Tum Bình Định
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Hành trình về nguồn giữa miền di sản Non nước Cao Bằng
  • Giảm 50% phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, nội địa và thẻ hướng dẫn viên đến hết năm 2026
  • Du lịch biển góp “sức hút” cho điểm đến Lâm Đồng
  • Lý Sơn (Quảng Ngãi): Hai bộ xương cá Ông xác lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam
  • Quảng Ninh trình diễn pháo hoa nghệ thuật từ ngày 4/7
  • Vietjet khai trương đường bay thẳng tới Thành Đô (Trung Quốc)
  • Vietnam Airlines khai trương đường bay thẳng Đà Nẵng-Osaka, kết nối Đông Bắc Á
  • Nhiều ưu đãi cho du khách Việt Nam đi du lịch hè ở Hong Kong (Trung Quốc)
  • Khai thác thế mạnh du lịch đêm ở vùng cao
  • Quảng Ninh: Động lực cho du lịch phát triển bền vững
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Hội Lim (Bắc Ninh) là di sản văn hóa phi vật thể...

    Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng ký Quyết định số 1744 ngày 10/6/2025 về việc công bố...

    147
  • Những điều thú vị của du lịch Đà Lạt (Lâm Đồng)...

    Đà Lạt (Lâm Đồng) được biết đến như một thành phố ngàn hoa, thành phố ba thiên đường. Đà...

    143
  • Rực rỡ mùa vàng vùng cao

    Tháng 6, những ngày đầu hạ, vùng cao Tuyên Quang đã bước vào mùa lúa chín. Vùng đất quanh...

    126
  • Kể chuyện du lịch Lâm Đồng qua những khung hình

    Để kể câu chuyện về một Lâm Đồng trọn vẹn và đa diện hơn với công chúng qua những khoảnh...

    112
  • Lần đầu tiên du thuyền 5 sao khởi hành từ Việt...

    Bằng việc khởi hành du thuyền quốc tế cao cấp từ cảng nội địa, Việt Nam không chỉ khai...

    108

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch