• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Tin tức - Sự kiện

Phú Thọ: Đánh thức “trái tim” xứ Mường

Với khát vọng không chỉ bảo tồn gần như nguyên vẹn không gian văn hóa của người Mường cổ mà còn kiến tạo một điểm đến du lịch đẳng cấp, giàu bản sắc, xã Mường Bi (Phú Thọ) đang phối hợp triển khai Đồ án Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu Bảo tồn không gian văn hóa dân tộc Mường tại xóm Lũy Ải. Nơi đây sẽ hứa hẹn sẽ đánh thức tiềm năng của vùng đất được coi là “trái tim” của xứ Mường.

Khu đền thờ Quốc Mẫu Hoàng Bà, xóm Lũy Ải tổ chức nghi lễ rước kiệu Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh.

Nằm nép mình bên dòng suối trong veo uốn lượn, được bao bọc bởi những cánh đồng lúa trải dài tới tận chân núi hùng vĩ, xóm Lũy Ải (trước đây là xóm Ải, xã Phong Phú) hiện lên như một bức tranh sơn thủy hữu tình. Đây không chỉ là một ngôi làng Mường bình thường, mà còn là thủ phủ của Mường Bi xưa, nơi còn lưu giữ gần như trọn vẹn hồn cốt văn hóa, phong tục, tập quán của người Mường từ ngàn đời.

Với diện tích khoảng 4,95ha, Lũy Ải là mái nhà chung của 34 gia đình với 165 nhân khẩu, 100% là người dân tộc Mường. Những nếp nhà sàn truyền thống san sát, quần tụ ấm áp đã tạo nên một không gian cộng đồng bền chặt. Giá trị đặc biệt của Lũy Ải đã được công nhận từ năm 2008, khi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đầu tư bảo tồn và công nhận đây là làng truyền thống tiêu biểu của dân tộc ít người, là xóm đại diện cho dân tộc Mường trên toàn quốc.

Hàng chục năm qua, chính vùng đất này đã được lựa chọn để tổ chức Lễ hội Khai hạ Mường Bi, nay là Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh - một trong những di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tạo nên một dấu ấn văn hóa sâu đậm, thu hút du khách và các nhà nghiên cứu tìm về.

Nhận thức sâu sắc giá trị đó, chính quyền địa phương đã phê duyệt Đồ án Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu Bảo tồn không gian văn hóa dân tộc Mường, trên tổng diện tích nghiên cứu lên tới 146,7ha. Đây là bước đi cụ thể, mạnh mẽ nhằm hiện thực hóa “Đề án bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình” giai đoạn 2023 - 2030 của tỉnh.

Mục tiêu của Đồ án không chỉ là bảo tồn di sản mà còn là sự kết hợp tinh hoa giữa quá khứ và tương lai. Đó là việc phát triển du lịch bền vững thông qua các mô hình du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm và du lịch sinh thái cao cấp, đồng thời hình thành một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, nâng tầm chất lượng sản phẩm du lịch, biến Mường Bi thành một điểm đến không thể bỏ lỡ. Theo quy hoạch, một quần thể văn hóa - du lịch hài hòa sẽ được hình thành, bao gồm các phân khu chức năng rõ ràng Khu bảo tồn Làng Mường cổ: Trái tim của dự án, nơi những nếp nhà sàn, phong tục, lối sống của người Mường Lũy Ải được bảo tồn và tôn tạo một cách khoa học. Khu bảo tàng không gian văn hóa Mường: Nơi trưng bày hiện vật, tài liệu và tái hiện một cách sinh động, trực quan nhất về lịch sử, đời sống của người Mường, giúp du khách có cái nhìn sâu sắc và toàn diện. Khu đền thờ Quốc Mẫu Hoàng Bà: Một không gian tâm linh trang nghiêm, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân địa phương và du khách, đồng thời bảo tồn giá trị tín ngưỡng truyền thống. Khu lễ hội và ẩm thực dân tộc Mường: Sân khấu lớn cho các lễ hội truyền thống như Khai hạ, kết hợp với không gian thưởng thức những món ăn đặc sắc, tinh túy của ẩm thực Mường. Khu du lịch sinh thái cao cấp: Những khu nghỉ dưỡng mang phong cách nhà sàn truyền thống nhưng được trang bị tiện nghi hiện đại, nằm xen kẽ, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên, mang đến trải nghiệm sang trọng mà vẫn đậm đà bản sắc. Toàn bộ hệ sinh thái rừng, suối, ruộng bậc thang sẽ được giữ gìn và tôn tạo, tạo nên một bối cảnh thiên nhiên hùng vĩ, trong lành cho toàn khu.

Đồng chí Bùi Minh Hồng, Phó Chủ tịch UBND xã Mường Bi cho biết: Để biến tầm nhìn thành hiện thực, một lộ trình chi tiết đã được vạch ra. Trong đó, giai đoạn 1 (2025 - 2027) tập trung vào việc xây dựng nền tảng hạ tầng thiết yếu như giao thông, điện, nước. Đồng thời, khởi công xây dựng các công trình cốt lõi Khu bảo tàng, Khu lễ hội, Khu ẩm thực; tiến hành bảo tồn, chỉnh trang Khu nhà Mường cổ và xây dựng Khu đón tiếp cùng bãi đỗ xe. Giai đoạn 2 (2027 - 2030) hoàn thiện và nâng cấp các hạng mục còn lại như Nhà văn hóa, chỉnh trang hệ sinh thái ven suối, tôn tạo mở rộng Khu đền thờ. Đặc biệt, giai đoạn này sẽ tập trung xây dựng trục giao thông chính mới kết nối với Quốc lộ 6 và tỉnh lộ 436, phát triển Khu du lịch sinh thái cao cấp và các sản phẩm du lịch trải nghiệm, dịch vụ thương mại - làng nghề.

Việc triển khai Đồ án không chỉ là nỗ lực của riêng chính quyền mà còn là lời kêu gọi mạnh mẽ tới các nhà đầu tư, các tổ chức, cá nhân tâm huyết. Đây là một cơ hội vàng để đồng hành cùng địa phương trong việc hiện thực hóa một dự án giàu tiềm năng, nơi giá trị văn hóa truyền thống được kết tinh và thăng hoa cùng sự phát triển của du lịch bền vững.

Hương Lan

Báo Phú Thọ - baophutho.vn - Đăng ngày 08/7/2025

Trở về đầu trang
   Phú Thọ xứ Mường
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Hưng Yên: Lễ hội đền Hưng Long được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
  • Cơ hội mới cho du lịch Khánh Hòa
  • Scoot Air sẽ mở đường thẳng từ Singapore đến Cam Ranh (Khánh Hòa) vào cuối tháng 11/2025
  • Thị trường du lịch, giải trí sẽ tăng gấp 3 lần, đạt 15.000 tỷ USD vào năm 2040
  • Chợ đêm Luang Prabang: Nét sống động giữa lòng phố cổ
  • Những điều du khách nhất định phải biết khi du lịch Trung Quốc
  • Hành trình về nguồn giữa miền di sản Non nước Cao Bằng
  • Giảm 50% phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, nội địa và thẻ hướng dẫn viên đến hết năm 2026
  • Du lịch biển góp “sức hút” cho điểm đến Lâm Đồng
  • Lý Sơn (Quảng Ngãi): Hai bộ xương cá Ông xác lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Hội Lim (Bắc Ninh) là di sản văn hóa phi vật thể...

    Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng ký Quyết định số 1744 ngày 10/6/2025 về việc công bố...

    155
  • Kể chuyện du lịch Lâm Đồng qua những khung hình

    Để kể câu chuyện về một Lâm Đồng trọn vẹn và đa diện hơn với công chúng qua những khoảnh...

    132
  • Lần đầu tiên du thuyền 5 sao khởi hành từ Việt...

    Bằng việc khởi hành du thuyền quốc tế cao cấp từ cảng nội địa, Việt Nam không chỉ khai...

    122
  • Gốm Bắc Ninh "du lịch" Nhật Bản

    Giữa dòng chảy hiện đại, làng gốm Phù Lãng (Bắc Ninh) vẫn âm thầm giữ lửa gần 700 năm....

    121
  • Phát huy tiềm năng du lịch sinh thái làng nghề...

    Những năm gần đây, làng nghề Bát Tràng (Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội) đang nỗ lực kiến tạo...

    108

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch