• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Tin tức - Sự kiện

Tăng phí tham quan địa đạo Củ Chi

TP HCMGiá vé tham quan Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi tăng từ 20.000 đồng lên 35.000 đồng mỗi người một lượt, áp dụng từ ngày 1/1/2021.
Nghị quyết về ban hành phí tham quan Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi được các đại biểu thông qua tại kỳ họp thứ 23 HĐND TP HCM khóa IX, sáng 9/12. Theo đó, mức thu phí đối với người lớn là 35.000 đồng mỗi người một lượt đối với khách tham quan. Mức này tăng 15.000 đồng so với hiện nay.
Người khuyết tật, lực lượng vũ trang, trẻ em dưới 7 tuổi, người cao tuổi, người có công với cách mạng, hộ nghèo được miễn. Trẻ em từ 7 đến 16 tuổi, học sinh và sinh viên được giảm 50% giá vé.
 
 Địa đạo Củ Chi có ba tầng, tỏa ra nhiều nhánh dài thông nhau, cách mặt đất 3-10 m. Du khách tham quan phải khom người khi đi vào tầng hầm đầu tiên. Ảnh: Quỳnh Trần.
Theo tờ trình của UBND thành phố, nguồn kinh phí thu được hàng năm từ phí tham quan vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu và nội dung công việc được giao. Việc điều chỉnh mức phí sẽ góp phần tăng nguồn thu để phục vụ việc phát huy giá trị di tích tốt hơn. Việc điều chỉnh phí cũng nhằm phù hợp với bối cảnh hiện tại của nền kinh tế và giá cả chung của toàn xã hội.
Ngoài ra, mức phí này cũng được tham khảo từ các di tích trong nước như khu di tích lịch sử Địa đạo Vịnh Mốc (Quảng Trị), di tích Đền Ngọc Sơn (Hà Nội), di tích Nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội)... Những nơi này đều có mức phí tham quan cao hơn so với phí tham quan hiện nay tại địa đạo Củ Chi.
 
 Phòng họp Bộ tư lệnh Quân Khu Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định dưới địa đạo Củ Chi. Ảnh: Diadaocuchi.com.vn
Di tích lịch sử địa đạo Củ Chi (xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi) được Thủ tướng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt vào tháng 12/2015 với những giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ và tính sáng tạo. Địa đạo Củ Chi là nơi sống và làm việc của nhiều lãnh đạo cách mạng như Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, Trần Bạch Đằng, Mai Chí Thọ... Đây cũng là nơi các lực lượng vũ trang và nhân dân sinh sống, trú ẩn, tổ chức trận địa chiến đấu, giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Địa đạo Củ Chi là công trình khoa học quân sự được bảo tồn tốt. Di tích bao gồm một hệ thống đường hầm nhân tạo trong lòng đất với cấu trúc 2 đến 3 tầng thông nhau, dài hơn 200 km; được xây dựng tinh vi, phức tạp, bí ẩn với đầy đủ chức năng để sinh sống và chiến đấu, chống lại các phương tiện chiến tranh hiện đại thời bấy giờ.
Nơi đây còn ẩn chứa những giá trị văn hóa phi vật thể nổi bật như ứng xử quan hệ giữa người với người, với người dân và kẻ địch từng đối đầu, những câu chuyện tình yêu, tình quân dân... TP HCM đang hoàn thiện hồ sơ để đệ trình lên UNESCO ghi tên Địa đạo Củ Chi vào Danh mục Di sản Thế giới.
Hữu Công
Trở về đầu trang
   Củ Chi Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi di tích lịch sử
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Quảng Ninh: Động lực cho du lịch phát triển bền vững
  • Đà Nẵng ​​​​​​​đánh thức tiềm năng du lịch đường sông
  • Du lịch biển, đảo Khánh Hòa: Tinh tế, sang trọng ở tour du thuyền
  • Tạm dừng đón khách tại một số điểm di tích trong phố cổ Hà Nội để phục vụ công tác tu bổ, tôn tạo
  • Bảo quản, tu bổ Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Quần thể An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương
  • Đa dạng hóa sản phẩm du lịch đường thủy
  • Hãng hàng không quốc gia Philippine Airlines mở đường bay trực tiếp đến Đà Nẵng
  • Lắng nghe những người làm du lịch kể chuyện nghề
  • Quảng Ninh: Đa dạng tiềm năng du lịch ven núi Bài Thơ
  • Đến năm 2030, hoàn thành tu bổ, tôn tạo 95% di tích quốc gia đặc biệt tại TP Huế
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Hội Lim (Bắc Ninh) là di sản văn hóa phi vật thể...

    Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng ký Quyết định số 1744 ngày 10/6/2025 về việc công bố...

    138
  • Những điều thú vị của du lịch Đà Lạt (Lâm Đồng)...

    Đà Lạt (Lâm Đồng) được biết đến như một thành phố ngàn hoa, thành phố ba thiên đường. Đà...

    133
  • Rực rỡ mùa vàng vùng cao

    Tháng 6, những ngày đầu hạ, vùng cao Tuyên Quang đã bước vào mùa lúa chín. Vùng đất quanh...

    109
  • Lần đầu tiên du thuyền 5 sao khởi hành từ Việt...

    Bằng việc khởi hành du thuyền quốc tế cao cấp từ cảng nội địa, Việt Nam không chỉ khai...

    96
  • Kể chuyện du lịch Lâm Đồng qua những khung hình

    Để kể câu chuyện về một Lâm Đồng trọn vẹn và đa diện hơn với công chúng qua những khoảnh...

    94

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch