• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Tin tức - Sự kiện

Bắc Ninh khai quật khẩn cấp 2 thuyền cổ được phát hiện dưới lòng ao

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh đang phối hợp Viện Khảo cổ học tiến hành khai quật 2 chiếc thuyền cổ có chiều dài khoảng 15m, rộng 2,2m và 1 chiếc dài 14m, rộng khoảng 1,6m.

Theo ghi nhận của VietNamNet ngày 18/3, Sở VHTTDL tỉnh Bắc Ninh đang phối hợp Viện Khảo cổ học  khai quật hai thuyền cổ với kích thước lớn ở phường Hà Mãn, thị xã Thuận Thành.

Trước đó, cuối tháng 11/2024, trong quá trình cải tạo ao nuôi cá diện tích hơn 1.000m2, người dân đã phát hiện 2 chiếc thuyền bằng gỗ dưới lòng ao.

 Hai chiếc thuyền nằm cách nhau khoảng 2m. Một chiếc có chiều dài khoảng 15m, rộng 2,2m; chiếc còn lại dài 14m, rộng khoảng 1,6m. Hai chiếc thuyền được cố định với nhau bởi một thanh gỗ ở mũi thuyền.

Việc khai quật khẩn cấp di tích hai thuyền cổ do Sở VHTTDL tỉnh Bắc Ninh phối hợp với Viện Khảo cổ học thực hiện từ ngày 3/3-3/4/2025 với diện tích khai quật là 300m2.

 Hình ảnh hai thuyền cổ được khai quật.

Vị trí xuất lộ thuyền cổ nằm trên dòng sông Dâu, là một nhánh của sông Thiên Đức - sông Đuống, chảy sát với bờ phía Tây của thành Luy Lâu. Vị trí phát hiện cách thành Luy Lâu khoảng 1km, cách chùa Dâu khoảng 600m về phía Đông Bắc; cách chùa Tổ (thờ Phật Mẫu Man Nương) khoảng 500m theo đường chim bay.

 Hai chiếc thuyền vẫn khá chắc chắn.

 Đây có thể là 2 trong số các thuyền buôn trên sông Dâu.

Theo nhận định ban đầu của các chuyên gia khảo cổ học, đây có thể là hai thuyền chở hàng hóa trên dòng sông Dâu, được đấu nối cố định với nhau. Hiện các chuyên gia tiếp tục khai quật, nghiên cứu để xác định thuyền xuất hiện ở khoảng thời gian nào, giám định loại gỗ đóng thuyền và nghiên cứu các phương án di dời sau khi khai quật xong.

TS Phạm Văn Triệu, Phó trưởng Phòng Khảo cổ học lịch sử, Viện Khảo cổ học - người chủ trì khai quật cho biết, đây là một phát hiện rất có giá trị về lịch sử và văn hóa.

“Dù chưa thể khẳng định chính xác tuổi đời nhưng theo quy luật nếu là thuyền độc mộc thì thường có niên đại sớm trong lịch sử”, TS.Phạm Văn Triệu thông tin.

 Quá trình khai quật đang được triển khai thận trọng, tỉ mỉ để giữ được nguyên vẹn cổ vật.

 Ông Trần Văn Túy - nguyên Trưởng Ban công tác đại biểu Quốc hội cùng lãnh đạo địa phương tới xem hiện trạng nơi khai quật cổ vật.

 Hiện vật được mang về nghiên cứu, lấy mẫu phân tích.

Trước đó, vào chiều ngày 17/3, ông Vương Quốc Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh trực tiếp đi kiểm tra, chỉ đạo việc khai quật khẩn cấp di tích thuyền cổ này.

Ông Vương Quốc Tuấn yêu cầu Sở VHTTDL và Viện Khảo cổ học tiếp tục thực hiện khai quật, làm rõ các dữ kiện, đánh giá tổng thể giá trị về niên đại, tính chất, tính liên hệ vùng, khu vực của di tích thuyền cổ.

Sở VHTTDL xây dựng kế hoạch tổ chức hội thảo mời các chuyên gia cùng tham gia nghiên cứu, phản biện để có đánh giá chuẩn xác về giá trị của di tích thuyền cổ. Chính quyền địa phương có phương án đảm bảo an ninh, an toàn tại khu vực khai quật và di tích thuyền cổ; tuyên truyền cho nhân dân về việc bảo vệ di sản văn hóa.

Bảo Khánh

Nguồn: VietnamNet

 
Trở về đầu trang
   Bắc Ninh thuyền cổ khảo cổ khai quật
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Bắc Ninh phát triển du lịch trong thời kỳ mới
  • Thả hoa đăng cầu nguyện hòa bình tại Đại lễ Vesak 2025
  • Tuyên Quang: Lễ hội giã cốm của người Tày ở Chiêm Hóa là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
  • TP. Hồ Chí Minh: Ra mắt mộc bản “Như Lai ứng hiện đồ” nhân dịp Đại lễ Vesak 2025
  • Xá lợi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được cung nghinh đến Việt Nam
  • Phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo quản, tu bổ Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị
  • Quảng Ninh: Chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị di tích, danh thắng
  • Bắc Giang: Lạng Giang quy hoạch mở rộng đền Bà Chúa Then
  • Thiền sư Huyền Quang - vị tổ sư đời thứ ba của Phật phái Trúc Lâm Yên Tử
  • Quảng Ngãi: Khai mạc Không gian trưng bày văn hóa Hrê gắn với phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Làng Nôm - Hưng Yên: Nơi hồn quê lắng đọng, nơi...

    Ở một góc nhỏ của miền đồng bằng Bắc Bộ, có một làng cổ tồn tại suốt hàng trăm năm, mang...

    215
  • Chùa Bổ Đà - Danh lam cổ tự nổi tiếng vùng Kinh...

    Nằm trên dãy Bổ Đà sơn huyện Việt Yên, Khu di tích chùa Bổ Đà là một danh lam cổ tự nổi...

    212
  • Khách sạn dưới nước: Bước tiến mới của ngành công...

    Nếu những khung cảnh ven biển, đường chân trời thành phố hay khu vườn tuyệt đẹp vốn đã là...

    135
  • Mèo Vạc (Hà Giang): Điểm hẹn du lịch trên Cao...

    Đến Cao nguyên đá Đồng Văn, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang chắc hẳn sẽ là điểm đến không...

    134
  • Triển vọng công nghệ Trung Quốc năm 2025: AI, EV...

    Vị thế dẫn đầu về công nghệ của Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục duy trì và phát triển bất...

    100

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch