• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Tín ngưỡng - Tâm linh

Cụm Di tích đình Diên Lộc và Lăng Tổ sư nghề gò đồng Nguyễn Công Truyền

Đình Diên Lộc - Đình Tổ và Lăng tổ sư nghề gò đồng Nguyễn Công Truyền, thôn Đại Bái, xã Đại Bái, huyện Gia Bình thờ phụng vị tổ sư – người thầy đầu tiên của nghề gò đồng Đại Bái Nguyễn Công Truyền.

 Cổng đình Diên Lộc.

Đình Diên Lộc vốn được khởi dựng từ thời Lê, nằm liền kề phía Đông đình Văn Lãng với kiến trúc lớn (xưa làng Đại Bái có 02 đình: đình Diên Lộc (Đình Tổ) và đình Văn Lãng). Năm 1947, đình Diên Lộc và đình Văn Lãng đều bị thực dân Pháp đốt phá, đến năm 1954-1956, đình Diên Lộc được xây dựng lại theo kiến trúc hình chữ công trên nền xưa đất cũ. Năm 1989, đình được nhân dân địa phương trùng tu tôn tạo với quy mô lớn theo dáng vẻ truyền thống. Năm 2019, đình được xây dựng lại mới hoàn toàn, lùi về vị trí phía sau của đình cũ hiện nay khoảng 50m.

 Nhà Tiền tế.

 Mái đao cong truyền thống.

Hiện đình gồm các công trình: Đại đình, Ống muống và Hậu cung. Đại đình có kiến trúc kiểu “bình đầu bốn mái đao cong”, mái dán ngói ống. Hệ chịu lực bằng bê tông cốt thép, gồm 4 bộ tạo thành 3 gian 2 chái. Mỗi bộ vì gồm 4 hàng chân cột, kết cấu kiểu “vì kèo”. Ống muống 1 gian, khung bê tông. Hậu cung gồm 2 tòa tạo thành mặt bằng kiến trúc hình chữ Đinh.

 Đại đình có kiến trúc kiểu “bình đầu bốn mái đao cong”.

Tòa ngoài có kiến trúc kiểu “bình đầu bốn mái đao cong”. Hệ chịu lực bằng bê tông, gồm 2 bộ vì tạo thành 1 gian 2 chái, xung quanh có hành lang, mỗi bộ vì gồm 2 hàng chân cột, kết cấu kiểu “vì kèo”. Chuôi vồ 1 gian, khung bê tông.

 Hệ thống cửa vào Đại đình.

 Kết cấu kiểu “vì kèo”.

 Bên trong Đại đình.

 Ông tổ nghề đúc đồng Nguyễn Công Truyền được thờ trong Hậu cung đình Diên Lộc.

 Bát bảo tại khu vực Tiền tế.

Khu Lăng Tổ sư nghề gò đồng Nguyễn Công Truyền nằm trên xứ đồng Lít (còn gọi là xứ đồng Lăng tổ) ở phía Đông - Nam làng Đại Bái, xung quanh Lăng là hàng cây bao bọc. Đến năm 1983, dân làng đã cho xây tường bao xung quanh lăng, mái lợp ngói ta. Năm 1997, tu tạo phần mộ và cổng đi. Năm 2017, làm lại sân, xây dựng tường bao, xây dựng nhà khách.

 Khu Lăng mộ Tổ sư nghề gò đồng Nguyễn Công Truyền.

Hiện đình và Lăng còn bảo lưu được nhiều tài liệu, hiện vật có niên đại từ thời Nguyễn như: tượng tổ nghề, ngai, hương án, thần tích, sắc phong, bia đá...

 Sắc phong còn được lưu giữ tại đình.

 Bia đá cổ tại Lăng tổ.

 Bia ghi công đức của Nhân dân.

 

 Hàng năm, nhân dân địa phương tổ chức ngày giỗ tổ nghề tại đình và lăng vào ngày 29/9 âm lịch. Ngày giỗ được tổ chức trong 2 ngày, sáng 28/9, đoàn rước tạ từ đình tổ về lăng (nơi có mộ tổ nghề) làm lễ và tế. Sau đó đoàn rước về đình an vị. Đến sáng 29/9, các cụ cao niên trong làng tổ chức tế tại đình.

 Đình Diên Lộc cùng Lăng tổ sư nghề gò đồng Nguyễn Công Truyền đã được xếp hạng cấp Quốc gia theo Quyết định số 1570 –VH/QĐ ngày 05/09/1989.

N.N

Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh

Trở về đầu trang
   Đình Diên Lộc Đình Tổ Lăng mộ tổ sư nghề gò đồng Nguyễn Công Truyềnthôn Đại Bái xã Đại Bái huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Bắc Ninh phát triển du lịch trong thời kỳ mới
  • Thả hoa đăng cầu nguyện hòa bình tại Đại lễ Vesak 2025
  • Tuyên Quang: Lễ hội giã cốm của người Tày ở Chiêm Hóa là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
  • TP. Hồ Chí Minh: Ra mắt mộc bản “Như Lai ứng hiện đồ” nhân dịp Đại lễ Vesak 2025
  • Xá lợi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được cung nghinh đến Việt Nam
  • Phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo quản, tu bổ Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị
  • Quảng Ninh: Chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị di tích, danh thắng
  • Bắc Giang: Lạng Giang quy hoạch mở rộng đền Bà Chúa Then
  • Thiền sư Huyền Quang - vị tổ sư đời thứ ba của Phật phái Trúc Lâm Yên Tử
  • Quảng Ngãi: Khai mạc Không gian trưng bày văn hóa Hrê gắn với phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Làng Nôm - Hưng Yên: Nơi hồn quê lắng đọng, nơi...

    Ở một góc nhỏ của miền đồng bằng Bắc Bộ, có một làng cổ tồn tại suốt hàng trăm năm, mang...

    215
  • Chùa Bổ Đà - Danh lam cổ tự nổi tiếng vùng Kinh...

    Nằm trên dãy Bổ Đà sơn huyện Việt Yên, Khu di tích chùa Bổ Đà là một danh lam cổ tự nổi...

    212
  • Khách sạn dưới nước: Bước tiến mới của ngành công...

    Nếu những khung cảnh ven biển, đường chân trời thành phố hay khu vườn tuyệt đẹp vốn đã là...

    135
  • Mèo Vạc (Hà Giang): Điểm hẹn du lịch trên Cao...

    Đến Cao nguyên đá Đồng Văn, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang chắc hẳn sẽ là điểm đến không...

    134
  • Triển vọng công nghệ Trung Quốc năm 2025: AI, EV...

    Vị thế dẫn đầu về công nghệ của Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục duy trì và phát triển bất...

    100

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch