• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Giá trị lịch sử

Đền Thánh Tam Giang, Kim Lũ, thờ phụng Thánh Tam Giang Trương Hống, Trương Hát

Đền Thánh Tam Giang, thôn Kim Trung, xã Kim Lũ, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội bên sông Cà Lồ, thờ phụng nhị thần tướng Trương Hống, Trương Hát triều đại Triệu Việt Vương, có công phò giúp vua đánh giặc Lương.

Kim Lũ là một xã nông nghiệp vùng đồng trượt nằm ở phía đông nam huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội. Phía tây giáp xã Đông Xuân, phía bắc giáp xã Đức Hòa, phía nam giáp huyện Đông Anh và xã Xuân Thu, phía đông giáp tỉnh Bắc Ninh.

Xã có mã hành chính 00439, diện tích đất tự nhiên 471 ha, dân cư theo điều tra năm 2015 gồm 11.074 người, chủ yếu sinh sống tại 4 thôn: Kim Thượng (Lủ Thượng), Kim Trung (Lủ Trung), Kim Hạ (Lủ Hạ) và Xuân Dương.

Xã vốn hình thành từ một Làng Việt cổ có tên nôm là Cờ Lủ, sau gọi là Lủ, tên chữ Kim Lũ. Khoảng thế kỷ II dưới thời Bắc thuộc, nghề thợ ngoạ i đã xuất hiện và phát triển ở Cờ Lủ. Tương truyền, xưa kia Làng này từng cung cấp các hiệp công tham gia xây dựng kinh đô cho nhiều triều đại phong kiến của cả phương bắc và phương nam như Kiến Nghiệp (Nam Kinh), Hoa Lư, Thăng Long, Huế...

Đền Thánh Tam Giang là một trong các di tích nổi tiếng trên địa bàn xã Kim Lũ. Thánh Tam Giang là danh xưng chung để tôn vinh Trương Hống và Trương Hát hai vị thần được thờ ở Kim Lũ và hơn 370 ngôi làng nằm dọc theo ba con sông cổ: sông Cầu, sông Thương, sông Cà Lồ. Dịch trên đoạn sông Cà Lồ không xa ra sông Cầu là Đền Xà ( Xà chỉ dòng Lạc). Đền Kim Trung nhỏ nhưng cổ kính, cũng vì nhỏ nên độ cong của mái và đầu đao càng bay và uốn lượn.

Theo truyền thuyết hai ngài là anh em theo Triệu Việt Vương đánh giặc nhà Lương. Về sau Lý Phật Tử dùng mưu lật đổ Triệu Việt Vương, hai anh em đã cùng tự vẫn trên khúc sông Tam Giang chứ không chịu khuất phục.

Tiền tế đền Thánh Tam Giang. Ảnh ©NCCong 2022

Ngôi đền Xà thờ hai ngài ở gần đền Thánh Tam Giang là nơi thần hiển linh và đọc bài thơ “Nam quốc sơn hà” để cảnh cáo tướng sĩ giặc Tống sang xâm lược và khích lệ quân dân Đại Việt.

Trong cả hai cuộc kháng chiến, quân ta cuối cùng đều thu được thắng lợi, lần đầu vào năm 981 dưới sự chỉ huy của vua Lê Hoàn, lần sau vào năm 1076 của Tổng binh Lý Thường Kiệt. Các triều đại vua chúa Việt Nam đã ban rất nhiều đạo sắc phong hai ngài là “Tam Giang thượng đẳng thần”.

Kiến trúc

Đền Thánh Tam Giang nằm trên đất bãi ven bờ tả ngạn sông Cà Lồ, mặt nhìn về phía tây nam đúng nơi dòng sông uốn ngoặt một góc 70 độ. Hiện nay cả cổng chính và cổng hậu đều mở ra đường đê Lương Phúc. Toà tiền tế 3 gian 2 chái, xây kiểu hai tầng cổ diềm. bên trái sân trước là nhà giải vũ.

Toà thiêu hương kết nối tiền tế với thượng điện 3 gian thành hình “chữ Công”. Phía sau thượng điện là một bãi cỏ rồi đến toà hậu đường hình “chữ Nhất” gồm 3 gian 2 chái.

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 Nguồn: Hà Nội 360o

Trở về đầu trang
   Đền Thánh Tam Giang thôn Kim Trung xã Kim Lũ huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội thờ phụng Thánh Tam Giang Trương Hống Trương Hát
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Bắc Ninh phát triển du lịch trong thời kỳ mới
  • Thả hoa đăng cầu nguyện hòa bình tại Đại lễ Vesak 2025
  • Tuyên Quang: Lễ hội giã cốm của người Tày ở Chiêm Hóa là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
  • TP. Hồ Chí Minh: Ra mắt mộc bản “Như Lai ứng hiện đồ” nhân dịp Đại lễ Vesak 2025
  • Xá lợi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được cung nghinh đến Việt Nam
  • Phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo quản, tu bổ Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị
  • Quảng Ninh: Chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị di tích, danh thắng
  • Bắc Giang: Lạng Giang quy hoạch mở rộng đền Bà Chúa Then
  • Thiền sư Huyền Quang - vị tổ sư đời thứ ba của Phật phái Trúc Lâm Yên Tử
  • Quảng Ngãi: Khai mạc Không gian trưng bày văn hóa Hrê gắn với phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Làng Nôm - Hưng Yên: Nơi hồn quê lắng đọng, nơi...

    Ở một góc nhỏ của miền đồng bằng Bắc Bộ, có một làng cổ tồn tại suốt hàng trăm năm, mang...

    217
  • Chùa Bổ Đà - Danh lam cổ tự nổi tiếng vùng Kinh...

    Nằm trên dãy Bổ Đà sơn huyện Việt Yên, Khu di tích chùa Bổ Đà là một danh lam cổ tự nổi...

    212
  • Khách sạn dưới nước: Bước tiến mới của ngành công...

    Nếu những khung cảnh ven biển, đường chân trời thành phố hay khu vườn tuyệt đẹp vốn đã là...

    137
  • Mèo Vạc (Hà Giang): Điểm hẹn du lịch trên Cao...

    Đến Cao nguyên đá Đồng Văn, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang chắc hẳn sẽ là điểm đến không...

    134
  • Triển vọng công nghệ Trung Quốc năm 2025: AI, EV...

    Vị thế dẫn đầu về công nghệ của Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục duy trì và phát triển bất...

    100

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch