• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Tín ngưỡng - Tâm linh

Đền thờ Đức Thánh Đầm hoặc đền thờ Ông Hoàng Ba

Nằm nép mình trong khuôn viên Trung tâm Hội nghị Quốc gia và được bao bọc bởi một đầm nước trong xanh, từ hàng nghìn năm nay, miếu thờ Đức Thánh Đầm luôn là biểu tượng thiêng liêng của người dân làng Mễ Trì Thượng, phường Mễ Trì, Nam Từ Liêm.

Là một địa danh nổi tiếng thiêng liêng, nhiều du khách thập phương có dịp đi qua vùng đất Mễ Trì đều đến thắp hương và vãn cảnh Miếu Đầm (hay còn gọi là miếu Đức Thánh Đầm). Hiện miếu nằm trên đường phố Miếu Đầm, gần ngay cạnh cổng số 5 của khu Trung tâm Hội nghị Quốc gia.

Đó chính là đền thờ Đức Thánh Đầm hoặc đền thờ Ông Hoàng Ba – được biết tới là nơi ngụ của thần rắn linh thiêng. Dù nép mình trong hàng cây cổ thụ và xung quanh bao bọc bởi đầm nước xanh ít ai biết tới, ngôi đền này vẫn luôn là biểu tượng thiêng liêng của người dân làng Mễ Trì Thượng từ bao đời nay.

Đường đi vào miếu Đức Thánh Đầm (Ảnh: L.T)

Ngôi miếu được bao bọc ba hướng là đầm nước trong xanh với các hành lang vây quanh. Dọc đường đi từ cổng vào là những hàng cây thẳng tắp, xanh tốt. Nhìn từ xa, khuôn viên miếu như một bán đảo, bên kia là các công trình hiện đại, sơn thủy hữu tình.

Điều kì lại là, mặc dù miếu ở vị trí trang trọng nhưng điện thờ lại rất đơn sơ, nép mình dưới gốc cây si cổ thụ gốc sần sùi mọc trên nền đất cỏ xanh tự nhiên. Xung quanh điện thờ chính trồng sáu cây gạo cổ thụ. Bên ngoài là cổng miếu, có bốn cột cao, nền lát gạch.

Truyền thuyết kể rằng: Khu vực đầu làng Phùng Khoang và làng Mễ Trì xưa có một đồi cây rậm rạp, tục truyền là quán Ảnh, dưới chân đồi có một cái vực sâu, thường ngày cứ đến chiều lại thấy thấp thoáng một thanh niên thơ thẩn ở đấy rồi biến đi đâu mất, mọi người dân gần đấy khả nghi, bàn nhau rình xem người thanh niên ấy đi đâu? Cuối cùng một buổi trời gần tối thấy người thanh niên ấy đi xuống cái vực rồi rẽ nước biến mất.

Người thanh niên ấy chính là con vua Thủy Tề đi chơi bị lạ không đường về. Khi biết con mình bị lạc ở khu vực này, vua Thủy Tề đã đi tìm con, do thân phận một vị thần không thể xuất hiện với hình dáng thật của mình được nên vua đã biến thân thành một người khổng lồ, nửa đêm đào đất quanh khu vực tìm con.

Ngài đã gánh bốn gánh đất, được ba gánh trót lọt đổ vào khu Đồng Mọc, đến gánh thứ tư thì bị đứt quãng, cõng được một bên còn một bên phải bỏ lại vì có tiếng động nên chó sủa, gà gáy vang, tưởng trời sắp sáng sợ lộ chân tướng nên vua đành trở về khi chưa tìm được con, cái vực đó biến thành một cái đầm.

Thời gian thấm thoắt trôi đi. Thời đó đất Anh Sơn chỉ là một làng nhỏ, trong làng có một đôi vợ chồng già nhà nghèo, không có con. Một hôm, ông mang lưới ra đầm đánh cá, cả ngày hôm ấy chẳng đánh được con cá nào cả, chỉ được một quả trứng to bằng quả trứng vịt.

Ông già mang về nhà cất vào trong chum thóc hằng ngày phải đi kiếm ăn sinh nhai, sáng đi tối về lại mở chum ra xem, ước chừng khoảng hơn hai mươi ngày thấy quả trứng ấy nở ra một con rắn trắng, hình dáng giống rồng, vẻ đẹp khác thường, ông già vừa sợ vừa mừng nhưng vẫn giấu không cho ai biết, đem rắn giấu vào trong chum, hàng ngày ông lấy hoa cỏ cho rắn ăn, ông thương rắn như con đẻ của mình.

Chăm nuôi được độ một tháng ông suy nghĩ và than thở rằng: Nhà ta nghèo, thân ta đã già mà lại mất một số buổi ở nhà thời lấy gì mà ăn, liền đem rắn gửi vợ ông nuôi thay mình, ông già tiếp tục đi kéo cá để sinh nhai, sáng đi chiều về, như thường lệ lại ngó xem rắn, khoảng được trăm ngày thấy rắn lớn dài rất nhanh.

Một đêm nọ bỗng có một trận mưa to gió lớn ở ngoài đầm, rắn rời khỏi nhà chạy thẳng ra đầm biến mất, ông già đuổi theo để bắt rắn lại, nhưng chẳng tìm thấy rắn đâu, ông đi khắp đầm tìm gọi rồi lại trở về nhà, ngày đêm luyến tiếc.

Hôm sau, ông già lại ra đầm đánh cá, khi ra tới đầm ông lại nghĩ đến rắn con, ông khấn vái rằng: Rắn ơi! Rắn con ta ơi! Rắn chẳng ở cùng ta rắn lại ra đầm này, gia cảnh ta nghèo lắm, hôm nay ta kéo cá ở đầm này, con phù hộ cho ta được nhiều cá, công ta nuôi rắn, rắn trả ơn ta vậy.

Quả nhiên, hôm ấy ông già kéo được nhiều cá thật. Rồi từ đó, ngày nào ra đến đầm ông lại khấn như thế lại được nhiều cá. Mọi người đánh cá đều thắc mắc và đến hỏi ông già về nguyên do làm thế nào mà ông kéo được nhiều cá thế? Ông già đáp rằng: Có một hôm ... Đến ngày khác, rất nhiều người đi bắt cá cũng làm theo như hôm trước khấn vái, rồi mới đem lưới xuống đầm kéo cá, cứ liền ngày nào cũng làm như vậy.

Xuất phát từ đó, mọi người sinh sống bằng nghề chài lưới kiếm cá tập hợp nhau lại, tới nơi đầm đó, đào đất đắp thành một cái bệ đất rồi đánh cây trồng xung quanh cái bệ ấy, ngày ngày đi đánh cá vào bệ đó thắp hương khẩn cầu. Từ ấy trở về sau, nơi đó trở nên linh thiêng.

Mọi người cầu việc gì cũng được ứng nghiệm ... Hương hoa khẩn cầu, gần xa nô nức đâu đâu cũng đến lễ bái cầu xin ... rồi đến một ngày tiếng tăm về đến Đế đình, trong lúc trời hạn hán thiên tai ... Đế đình sức cho hơn một trăm nơi đền miếu linh thiêng nhất lễ đảo vũ cầu mưa, nhưng cũng không thấy mưa.

Lúc bấy giờ Đế đình nghe được tin bệ đầm linh thiêng cầu sao được vậy. Nhà Vua liền phái quần thần sửa lễ, các quan đem lễ về bệ đầm làm lễ cầu đảo, khi tiến lên bệ đất đầm, các quan triều thần vào lễ, đang hành lễ thời cơn bão táp đổ xuống ầm ầm không chứa đâu cho hết nước ... Sau đó triều thần về tâu lên Đế đình, nhà vua cho tiền bạc về xây dựng một ngôi đình tại đất Anh Sơn, địa phận xứ Đồng Mồ để ức vạn niên phụng sự hương hỏa. Nhà vua ban sắc chỉ, xuân thu nhị kỳ, triều thần về tế lễ cấp quốc gia. Đình vừa là nơi tế lễ, vừa là nơi trú nắng mưa.

Khi việc xây dựng ngôi đình hoàn thành, thời gian trong khoảng nửa đêm, tự nhiên bỗng thấy một trận mưa to gió lớn, sấm sét nổi lên chưa từng có bao giờ, rồi ngôi đình tự nhiên biến mất, thậm chí một viên ngói cũng chẳng còn. Đến sáng hôm sau, dân làng kéo nhau ra xem chẳng thấy đình đâu cả, chỉ còn tường vách, đi tìm đâu cũng không thấy, dân thấy điềm đó rất lạ.

Thời gian đó dân chúng lại gặp nắng hạn, dân xã phải tập trung trai tráng ra nạo vét các giếng để lấy nước ăn, bốc vét bùn lầy để thông thủy mạch. Khi nạo vét các giếng ở gần Miếu Đầm, mọi người đào sâu bốc vét hết được bùn mang lên, lạ thay thấy một cái Đình ở sâu dưới giếng.

Người con trai họ Ngô thấy có một chiếc chiêng đồng liền cầm lên đánh kêu ba tiếng, lập tức lăn ra chết ngay tại chỗ. Dân làng rất sợ hãi kinh hoàng, đem chiêng ấy đặt ngay xuống giếng, chỉ chớp nhoáng trong giếng nước mạch nổi lên đầy, mưa gió tầm tã, dân xã người nào người ấy run sợ kinh hoàng.

Từ đó về sau mỗi lần tát giếng mọi người vẫn thấy có một cái Đình ở dưới giếng. Mọi người truyền tụng nhau rằng: Nhà ở giếng là nhà của Đức Thánh Đầm, rắn thần là dòng dõi con Vua Thủy Tề, liền xây dưng trên bờ giếng một bệ thờ. Khi gặp trận hạn hán, các cấp phủ, huyện lệnh sức xuống cho quan xã cùng dân chúng sửa lễ đem ra bệ đầm cầu đảo, nếu cầu rồi mà không mưa thì lệnh cho tát giếng trời tất sẽ mưa to.

Dịch theo Thần Tích và các truyền thuyết Phùng Uyên Long Thần Phả, phù thủy lấy cắp đình, ghi trong Việt Điện U Linh.

Nay ngôi miếu rắn Long Vương là miếu Đầm, giếng thiêng nơi gần miếu nay là đền Mẫu Giếng Mộc. Đầm xưa thông sang cả Phùng Khoang, Trung Văn hay xuống khu Trung Kính, Quan Nhân ... đều là những nơi thờ Đông Hải Cao Sơn, Quý Minh thiên tử Đại Vương con của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Liệu tên Mỹ Đình chắc là từ câu chuyện lấy Đình của Long Vương chăng.

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Miếu Đầm và Đền Mẫu Giếng Mộc làng Mễ Trì Thượng, Nam Từ Liêm, Hà Nội trong ngày hội tháng 2 âm lịch.

Rắn thần thì đúng là hình tượng Rồng Lạc Long Quân, còn Phùng Uyên Long Vương là tên như đệ tam Thái Tử Động Đình hay Mẫu Long Uyên nơi đền Vực, Hưng Yên.

Ngôi Đình trong câu chuyện của Việt Điện U Linh thời Trần này có lẽ không phải đình thiết chế thành hoàng thời sau và cũng không phải đình trạm, mà là nơi ở của Thần.

Nguồn: Oản Cô Tâm

Trở về đầu trang
   Đền thờ Đức Thánh Đầm làng Mễ Trì Thượng phường Mễ Trì Nam Từ Liêm thành phố Hà Nội
4   Tổng số:2 lượt

Các tin khác

  • Đông đảo người dân xếp hàng chiêm bái xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức
  • Bắc Ninh phát triển du lịch trong thời kỳ mới
  • Thả hoa đăng cầu nguyện hòa bình tại Đại lễ Vesak 2025
  • Tuyên Quang: Lễ hội giã cốm của người Tày ở Chiêm Hóa là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
  • TP. Hồ Chí Minh: Ra mắt mộc bản “Như Lai ứng hiện đồ” nhân dịp Đại lễ Vesak 2025
  • Xá lợi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được cung nghinh đến Việt Nam
  • Phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo quản, tu bổ Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị
  • Quảng Ninh: Chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị di tích, danh thắng
  • Bắc Giang: Lạng Giang quy hoạch mở rộng đền Bà Chúa Then
  • Thiền sư Huyền Quang - vị tổ sư đời thứ ba của Phật phái Trúc Lâm Yên Tử
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Khách sạn dưới nước: Bước tiến mới của ngành công...

    Nếu những khung cảnh ven biển, đường chân trời thành phố hay khu vườn tuyệt đẹp vốn đã là...

    141
  • Mèo Vạc (Hà Giang): Điểm hẹn du lịch trên Cao...

    Đến Cao nguyên đá Đồng Văn, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang chắc hẳn sẽ là điểm đến không...

    140
  • Về miền Tây Nam Bộ thưởng thức bánh dân gian

    Miền Tây sông nước được biết đến với văn hóa ẩm thực phong phú, trong đó phải kể tới...

    111
  • Sơn La: Du lịch thể thao đa dạng và hấp dẫn

    Du lịch thể thao, là loại hình du lịch kết hợp giữa hoạt động du lịch và tham gia hoặc...

    97
  • Du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5: người Hà Nội tìm về...

    Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay kéo dài 5 ngày liên tục. Thay cho những chuyến đi xa, nhiều...

    93

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch