• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Giá trị lịch sử

Đình Giang Liễu, Quế Võ, thờ phụng Ngũ vị Lôi Công

Đình Giang Liễu được khởi dựng thời Lê Trung Hưng, nằm giữa thôn Giang Liễu, xã Phương Liễu, huyện Quế Võ. Đình thờ phụng thành hoàng là Ngũ vị Lôi Công, âm phù giúp tướng Nguyễn Công Cự thời Lý đánh giặc Chiêm Thành.

Đình Giang Liễu, Quế Võ, thờ phụng Ngũ vị Lôi Công

Đình Giang Liễu thuộc thôn Giang Liễu, xã Phương Liễu, huyện Quế Võ. Đình thờ phụng thành hoàng là Ngũ vị Lôi Công và tướng quân Nguyễn Công Cự đánh giặc Chiêm Thành thời Lý.

Đình Giang Liễu vốn được khởi dựng thời Lê Trung Hưng. Vốn xưa, Đình Giang Liễu có quy mô lớn gồm tòa Đại đình và Hậu cung tạo thành mặt bằng kiến trúc hình chữ Đinh. Toà Đại đình 5 gian 2 chái với bộ khung bằng gỗ Lim, bước gian rộng, mặt quay hướng Tây - Nam. Các gian hai bên có lắp ván sàn bằng gỗ lim, đóng cao so với lòng giếng.

Đình có bốn mái, đỉnh bờ nóc đắp hình “lưỡng long chầu nguyệt”, bờ guột, bờ dải trang trí tứ linh, đầu đao uốn cong mềm mại. Điêu khắc trang trí tập trung trên con chồng, cốn, đầu dư, bảy hiên… bằng kỹ thuật chạm nổi, kênh bong với các chủ đề “tứ linh”, “tứ quý” rất tinh xảo, nghệ thuật. Hậu cung có quy mô 3 gian. Phía trước sân đình có hai cây đa cổ thụ toả bóng xuống hai ao lớn bên đường.

Trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, tại đình Giang Liễu đã diễn ra những cuộc mít tinh, cổ động lớn cho việc giành chính quyền của huyện Võ Giàng. Trong kháng chiến chống Pháp, năm 1952 ngôi đình bị phả hủy hoàn toàn. Đến năm 1955, nhân dân xây dựng 3 gian nhà nhỏ làm nơi thờ tự.

Thời kỳ hợp tác xã, địa phương làm nhà kho trong khuôn viên di tích. Năm 1994, địa phương mua bộ khung nhà nơi khác về dựng lại đình, quy mô gồm: Đại đình 3 gian 2 chái, Hậu cung 2 gian và xây dựng Nghi môn. Năm 2010, nhà nước hỗ trợ kinh phí 60 triệu đồng cùng với vốn xã hội hoá để nâng cốt nền công trình, tu bổ Đại đình và nối thêm 1 gian Hậu cung. Năm 2015, xây dựng nhà thờ Hậu thần bên trái tòa Đại đình.

Đình Giang Liễu là nơi phụng thờ Ngũ Vị Lôi Công (Đệ nhất Nguyễn Lôi công Hiển ứng Thượng đẳng Tối linh đại vương; Đệ nhị Nguyễn Lôi công Uy linh Thượng đẳng Tối linh đại vương; Đệ tam Nguyễn Lôi công Dũng liệt Thượng đẳng Tối linh đại vương; Đệ tứ Nguyễn Lôi công Hách chấn Thượng đẳng Tối linh đại vương; Đệ ngũ Nguyễn Lôi công Anh linh Thượng đẳng Tối linh đại vương) và phối thờ tướng quân Nguyễn Công Cự. Lai lịch và công trạng của các vị Thần tóm lược như sau:

Vào đời vua Lý Thái Tông, giặc Chiêm Thành khởi quân xâm lược nước ta. Nhà vua lệnh cho đại tướng Nguyễn Công Cự đem 3 vạn tinh binh đi chống giặc. Qua nhiều lần giáp chiến mà Nguyễn Công Cự vẫn chưa thể bình được bèn lui binh về đồn trú tại trang Giang Liễu. Tại đây, tướng quân Nguyễn Công Cự được Ngũ vị Lôi Công hiển ứng âm phù trợ giúp đánh giặc (hôm đó là ngày 12 tháng 3). Nguyễn Công Cự tức tốc tiến binh, thẳng đến nơi đồn trú của giặc Chiêm Thành đại chiến 1 trận, quân giặc đại bại, chết đuối vô số, quân ta không mất sức mà bình được giặc.

Sau khi đã bình giặc xong, Nguyễn Công Cự về triều bái yết nhà vua, tấu trình toàn bộ sự việc. Nhà vua nghe xong, bèn mở yến tiệc để chúc mừng, khao thưởng quân sĩ, gia ban phong thưởng, sắc chỉ nhân dân bản trang lập đền thờ làm nơi linh từ phụng sự. Đến thời vua Lê Thái Tổ, các Ngài lại hiển ứng âm phù giúp vua chiến thắng giặc Ngô, được vua gia phong: “Thượng đẳng Tối linh thần”, cho phép phụng thờ theo lệ cũ.

Đình Giang Liễu tọa lạc ở trung tâm của khu phố, nằm trên trục giao thông chính nối liền với Quốc lộ 18. Khuôn viên đất đình rộng 933 m2, bao bọc xung quanh là khu dân cư trù mật. Hiện nay, đình Giang Liễu gồm các công trình kiến trúc: Đại đình và Hậu cung (tạo thành mặt bằng hình chữ Đinh), nhà Hậu thần, Nghi môn, nhà Tạo soạn, sân gạch.

Đại đình có kiến trúc kiểu “4 mái đao cong”. Bộ khung chịu lực được làm bằng gỗ lim với 4 bộ vì tạo thành 3 gian 2 chái. Hai bộ vì gian giữa có 5 hàng chân cột (trốn cột cái trước), kết cấu kiểu “thượng kẻ ngồi giá chiêng, hạ kẻ ngồi, tiền kẻ, hậu kẻ”. Hai bộ vì gian bên có 6 hàng chân cột, kết cấu như 2 bộ vì gian giữa. Đại đình mở cửa đi ở 3 gian giữa tại vị trí cột hiên, mỗi gian 4 cánh kiểu “thượng song hạ bản”.

Hậu cung được nối liền với gian giữa và vuông góc với toà Đại đình tạo thành không gian khép kín. Bộ khung chịu lực bằng gỗ, gồm 4 bộ vì tạo 3 gian. Mỗi bộ vì có 2 hàng chân cột, kết cấu kiểu “thượng chồng rường, hạ ván mê” xà nách gác lên tường bao. Tòa Đại đình và Hậu cung là kiến trúc cổ thời Nguyễn.

Trong khuôn viên di tích còn có nhà thờ Hậu thần 3 gian, bộ khung bằng bê tông cốt thép, Nghi môn, công trình phụ trợ, sân gạch... cùng nhiều cây cổ thụ xanh mát.

 Tòa Đại đình

 

 Ban thờ Công đồng và bộ cửa võng chạm khắc, sơn son thếp vàng lộng lẫy

 Đầu đao mái đình gắn trang trí đầu rồng và hoa lá cách điệu

 Phù điêu long phượng trên bức cổn vì kèo nách

 Ban thờ thành hoàng ở Hậu cung

 

 Bia giới thiệu lịch sử của các vị thành hoàng

 Hạc thờ bằng đồng thời Nguyễn

 Bộ chấp kích thời Nguyễn

 

 Ngựa thờ thời Nguyễn

Hàng năm tại di tích diễn ra nhiều sự lệ như: ngày Thánh hiện (12 tháng 3) và ngày chiến thắng (20 tháng 10), ngày xuân (11 - 13 tháng 2), ngày thu (12 tháng 8), các ngày tết Nguyên Đán, tuần rằm, mùng 1…

Trong ngày 20 tháng 10, có tổ chức tế lễ, dâng hương, rước Đức thánh từ đền Giang Liễu về đình Giang Liễu cũng như đình của các “hàng từ” cùng thờ Ngũ vị Lôi Công thuộc 3 xã 9 thôn, gồm: Mao Dộc, Mao Yên, Mao Trung, Mao Lại (xã Phượng Mao); Giang Liễu, Hà Liễu (xã Phương Liễu); Đa Cấu, Sơn Đông, Đông Dương (phường Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh). Đoàn rước rất đông, đi theo thứ tự: cờ đầu, biển, bát bửu, kiếm đao, gươm trường, ngựa hồng, ngựa bạch, bát âm, kiệu, đội tế, đội dâng hương, các cụ cao niên, nhân dân địa phương. Hai bên đoàn rước có đội múa lân, rồng vây quanh. Phần hội tổ chức nhiều trò chơi như: vật, đánh đu, cờ người, thi bổ câu bay, hát chèo, quan họ… Hiện nay, lễ hội thôn Giang Liễu cứ 5 năm 1 lần địa phương mới tổ chức rước.

 Các cổ vật hiện còn tại di tích gồm: 01 ngai thờ, 01 hộp sắc, 01 mâm thờ, 01 Bộ kiếm thờ có niên đại tạo tác thời Nguyễn. 01 Bản văn tế chữ Hán sao năm 1963 cùng nhiều hiện vật, đồ thờ tự được bổ sung vào cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI có giá trị thầm mỹ, nghệ thuật.
Đình Giang Liễu được UBND tỉnh xếp hạng di tích cấp tỉnh tại Quyết định số 161/QĐ-CT ngày 08/02/2002

Trở về đầu trang
   Đình Giang Liễu thôn Giang Liễu xã Phương Liễu huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh thờ phụng ngũ vị lôi công Nguyễn Công Cự
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Bắc Ninh phát triển du lịch trong thời kỳ mới
  • Thả hoa đăng cầu nguyện hòa bình tại Đại lễ Vesak 2025
  • Tuyên Quang: Lễ hội giã cốm của người Tày ở Chiêm Hóa là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
  • TP. Hồ Chí Minh: Ra mắt mộc bản “Như Lai ứng hiện đồ” nhân dịp Đại lễ Vesak 2025
  • Xá lợi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được cung nghinh đến Việt Nam
  • Phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo quản, tu bổ Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị
  • Quảng Ninh: Chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị di tích, danh thắng
  • Bắc Giang: Lạng Giang quy hoạch mở rộng đền Bà Chúa Then
  • Thiền sư Huyền Quang - vị tổ sư đời thứ ba của Phật phái Trúc Lâm Yên Tử
  • Quảng Ngãi: Khai mạc Không gian trưng bày văn hóa Hrê gắn với phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Làng Nôm - Hưng Yên: Nơi hồn quê lắng đọng, nơi...

    Ở một góc nhỏ của miền đồng bằng Bắc Bộ, có một làng cổ tồn tại suốt hàng trăm năm, mang...

    217
  • Chùa Bổ Đà - Danh lam cổ tự nổi tiếng vùng Kinh...

    Nằm trên dãy Bổ Đà sơn huyện Việt Yên, Khu di tích chùa Bổ Đà là một danh lam cổ tự nổi...

    212
  • Khách sạn dưới nước: Bước tiến mới của ngành công...

    Nếu những khung cảnh ven biển, đường chân trời thành phố hay khu vườn tuyệt đẹp vốn đã là...

    136
  • Mèo Vạc (Hà Giang): Điểm hẹn du lịch trên Cao...

    Đến Cao nguyên đá Đồng Văn, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang chắc hẳn sẽ là điểm đến không...

    134
  • Triển vọng công nghệ Trung Quốc năm 2025: AI, EV...

    Vị thế dẫn đầu về công nghệ của Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục duy trì và phát triển bất...

    100

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch