• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Giá trị lịch sử

Đình làng Bái Khê, Vĩnh Bảo, thờ phụng Đông Quốc Đại vương và Linh Lang Đại vương

Đình làng Bái Khê tọa lạc tại thôn Liêm Bái, xã Liên Am, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng, thờ phụng Đông Quốc Đại vương và Linh Lang Đại vương. Cả hai ngài đều là võ tướng đã có công chống giặc ngoại xâm, giữ yên bờ cõi và có ơn đức khai hoang, lập làng.

Đình có lịch sử hình thành từ lâu đời và là trung tâm tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa, diễn xướng dân gian của cộng đồng địa phương xưa nay.

Theo người dân địa phương Đình được xây dựng đời vua Tự Đức (1848-1880). Năm 1951 thực dân Pháp rỡ đình để làm bốt Nam Am. Đến năm 2011 Đình được nâng cấp, tu sửa. Đình làng Bái Khê có cảnh quan đẹp, không gian rộng thoáng, đảm bảo được sự hài hòa, gần gũi giữa kiến trúc tín ngưỡng và khu dân cư.

Mặt tiền đình quay hướng Nam là hướng mang lại sinh khí, may mắn an lành cho Nhân dân. Đình có bố cục mặt bằng kiểu chữ Đinh gồm tòa tiền tế và hậu cung. Tiền tế đình gồm 5 gian, nền lát gạch men, cao hơn mặt sân 1.4m, của đình được xây giật bẩy cấp tạo thành bậc lên xuống, hai đầu hồi xây tường kín tận đốc, mái làm kiểu bốn mái, chéo đao tàu góc.

Hoa văn trang trí trên các hệ vì chủ yếu đắp vẽ hoa sen, vân cụm, chữ thọ. Trang trí trên hệ mái tòa Tiền tế là các đề tài: lưỡng long chầu hổ phù đội quả lôi, kìm ngậm bờ nóc, các đầu đao đắp tổ hợp rồng, phượng, lân, mây cuộn. Hệ thống cửa tòa Tiền tế gồm 3 gian cửa gỗ kiểu thượng song hạ bản, mỗi gian bốn cánh.

Hậu cung đình gồm một gian hai dĩ, xây kiểu tường hồi bít đốc, kết cấu mái kiểu chồng diêm 2 tầng 8 mái. Phía trong cùng tòa hậu cung, vị trí gần sát tường được xây bệ bê tông, giữa bệ đặt mũ thờ và long ngai của hai ngài Thành hoàng Đông Quốc Đại vương và Linh Lang đại vương.

Đình làng Bái Khê là nơi tôn thờ nhị vị thành hoàng là Đông Quốc và Linh Lang đại vương. Cả hai ngài đều là võ tướng, vừa có công chống giặc ngoại xâm, giữ yên bờ cõi, lại vừa có ơn đức khai hoang, lập làng cho nhân dân nên được nhiều vua của các triều đại sau ban tặng sắc phong, nhân dân suy tôn làm Thành hoàng, lập đình, miếu phụng thờ.

Bên cạnh đó, Đình còn là không gian linh thiêng nơi cộng đồng dân cư Bái Khê tổ chức lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian…Hàng năm tại đình làng, bản đình và nhân dân địa phương tổ chức lễ hội vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch.

Có thể nói, lễ hội Đình làng Bái Khê với ý nghĩa cao đẹp là tưởng nhớ người anh hùng có công với quê hương, đất nước đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân nơi đây. Ngày hội Đình đã trở thành lời nhắc nhở, thúc giục biết bao thế hệ từ già trẻ, gái trai, cả những người con xa quê hương đều trở về thành kính ngưỡng vọng. Điều đó thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, một nét đẹp trong đời sống văn hóa tâm linh, tín ngưỡng cổ truyền của người dân làng Bái Khê.

 
 
 
 

Đình làng Bái Khê hiện nay còn lưu giữ được một số di vật, cổ vật như:

- Chân tảng kê cột: số lượng 07, chất liệu đá xanh. Chân tảng để trơn không trang trí, được đục giật hai cấp: cấp đế hình vuông, cấp trên đục tròn. Niên đại thế kỷ XIX- XX.

- Bia đá: số lượng 01, chất liệu đá xanh. Bia tạo kiểu bia dẹt, trán bia hình bán nguyệt, hai mặt bia đã bị mờ mòn không còn nhìn được hoa văn và chữ trên bia.

- Hòm đựng sắc phong: chất liệu gỗ, sơn son thếp vàng, quanh thân vẽ trang trí hình rồng chầu mặt nhật, văn triện. Niên đại thế kỷ XX.

- Long ngai: số lượng 01, chất liệu gỗ, son son thếp bạc, trên cùng là tay ngai ôm lấy lưng rồi chạy ra hai bên phía trước, tay ngai như thân của đôi rồng, đầu tay ngai được chạm hai đầu rồng trong tư thế vươn cổ ra phía trước. Thân ngai có sáu trụ con tiện chia đều hai bên để dỡ tay ngai. Bệ ngai tạo kiểu chân quỳ giật tam cấp thót dần lên, trong các cấp bệ được chạm khắc các đề tài chim thiêng, hoa cúc, hổ phù. Niên đại thế kỷ XX.

- Sập thờ: chất liệu gỗ, hình chữ nhật, dáng chân vuông thẳng, thân sập được quây bằng những tấm ván dầy để chảm nổi các hình hoa cúc, lá thiêng, văn triện. Niên đại thế kỷ XX.

- Bát bửu: Số lượng 01, chất liệu gỗ, phần chính của bát bửu được bố cục trong một khung vuông với trung tâm là các vật thiêng: cuốn thư, đàn, lẵng hoa, bầu rượu, quạt vả, tù và, hòm sách, bút lông. Niên đại thế kỷ XX.

 Những cổ vật này góp phần quan trọng để nghiên cứu lịch sử, mỹ thuật của ngôi đình nói riêng, là nguồn tư liệu thực tế để các nhà nghiên cứu mỹ thuật và tạo hình tiếp tục nghiên cứu về nghệ thuật trang trí truyền thống trong các kiến trúc cổ truyền thống.

Nguồn: Thành đoàn Hải Phòng

Trở về đầu trang
   Đình làng Bái Khê thôn Liêm Bái xã Liên Am huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng thờ phụng Đông Quốc Đại vương Linh Lang Đại vương
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Bắc Ninh phát triển du lịch trong thời kỳ mới
  • Thả hoa đăng cầu nguyện hòa bình tại Đại lễ Vesak 2025
  • Tuyên Quang: Lễ hội giã cốm của người Tày ở Chiêm Hóa là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
  • TP. Hồ Chí Minh: Ra mắt mộc bản “Như Lai ứng hiện đồ” nhân dịp Đại lễ Vesak 2025
  • Xá lợi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được cung nghinh đến Việt Nam
  • Phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo quản, tu bổ Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị
  • Quảng Ninh: Chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị di tích, danh thắng
  • Bắc Giang: Lạng Giang quy hoạch mở rộng đền Bà Chúa Then
  • Thiền sư Huyền Quang - vị tổ sư đời thứ ba của Phật phái Trúc Lâm Yên Tử
  • Quảng Ngãi: Khai mạc Không gian trưng bày văn hóa Hrê gắn với phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Làng Nôm - Hưng Yên: Nơi hồn quê lắng đọng, nơi...

    Ở một góc nhỏ của miền đồng bằng Bắc Bộ, có một làng cổ tồn tại suốt hàng trăm năm, mang...

    215
  • Chùa Bổ Đà - Danh lam cổ tự nổi tiếng vùng Kinh...

    Nằm trên dãy Bổ Đà sơn huyện Việt Yên, Khu di tích chùa Bổ Đà là một danh lam cổ tự nổi...

    212
  • Khách sạn dưới nước: Bước tiến mới của ngành công...

    Nếu những khung cảnh ven biển, đường chân trời thành phố hay khu vườn tuyệt đẹp vốn đã là...

    135
  • Mèo Vạc (Hà Giang): Điểm hẹn du lịch trên Cao...

    Đến Cao nguyên đá Đồng Văn, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang chắc hẳn sẽ là điểm đến không...

    134
  • Triển vọng công nghệ Trung Quốc năm 2025: AI, EV...

    Vị thế dẫn đầu về công nghệ của Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục duy trì và phát triển bất...

    100

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch