• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Giá trị lịch sử

Đình làng Lương, Nghệ thuật chạm khắc đỉnh cao thời Lê Trung Hưng

Đình làng Lương, xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh thờ phụng Nguyên phi Ỷ Lan và 3 anh em tướng Cao Gia: Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam, có công đánh giặc Chiêm Thành thời vua Lý Thái Tông. Đình làng Lương nổi tiếng với các mảng chạm khắc nghệ thuật đỉnh cao thời Lê Trung Hưng.

Làng Lương xưa nằm trong xã Dũng Vi, tổng Dũng Vi - nay thuộc xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Đây là vùng đất cổ có lịch sử hình thành và phát triển từ lâu đời.

Tư liệu “Bắc Ninh Tỉnh Hạt Đình Từ Tự Miếu” hiện lưu giữ tại viện Hán Nôm cho biết: vào đầu thế kỷ XX, xã Dũng Vi, Khê Lương Giáo nhị thôn có 1 ngôi đình gọi là đình Khê. Chùa có 2 ngôi đều gọi là chùa Khê và Văn chỉ lộ thiên. Tư liệu do Chánh tổng Trịnh Trọng Đắc đã kê khai ngày 10 tháng 5 năm Thành Thái 13 (1901).

Tòa Đại bái đình làng Lương

 

Đình làng Lương được xây dựng quy mô lớn vào năm Chính Hòa 21 (1700) ở phía Đông Bắc của làng. Trên thượng lương của đình còn khắc hàng chữ: “Hoàng triều, Chính Hòa nhị thập nhất niên Canh Thìn thập nhất nguyệt nhị thập bát nhật, Đông nội thượng lương”.

Đình làng Lương thờ Nguyên Phi Ỷ Lan, đẹp người đẹp nết, thông tuệ, hiểu biết rộng cả về chính trị, quân sự, giúp vua đánh bại quân Chiêm Thành năm 1069. Năm 1077, bà đã cùng với các đại thần nhà Lý có những kế sách xuất sắc đánh bại quân xâm lược nhà Tống. Đình cũng thờ 3 anh em ông Cao Gia: Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam, có công phò giúp vua Lý Thái Tổ đánh giặc Chiêm Thành. Các triều đại đời sau trong sắc phong ban tặng các ông mỹ tự: “Dực phù Trung Hưng Trung đẳng thần”.

Trong những năm kháng chiến chống Pháp, làng Lương là địa điểm hoạt động cách mạng của dân quân, du kích và Việt Minh. Thực dân Pháp đã chiếm đình làm đồn trú quân. Trong thời gian giặc đóng đồn bốt, lực lượng du kích địa phương đã nhiều lần tổ chức tấn công tiêu diệt địch.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta, đình làng Lương là nơi tập trung, chứng kiến nhiều cuộc giao quân đầy khí thế hào hùng.

Sau khi hoà bình lập lại, đình làng Lương được tu sửa nhiều hạng mục nhưng vẫn giữ nguyên được kiến trúc của ngôi đình cổ. Năm 2006, bằng nguồn vốn xã hội hoá, nhân dân địa phương đã lát lại nền đình, chống mối mọt cho hệ thống cột, dui hoành. Đến năm 2007, làm bức bình phong phía trước đình. Năm 2010, xây nghi môn.

Đình thôn Lương quay hướng Đông - Nam, nhìn thẳng ra dòng sông Đuống. Bên trái đình là đường liên xã, có chợ nhỏ. Phía trước là cánh đồng lúa. Khuôn viên đình đã được xây tường bao bảo vệ, phía trước có ao, sân đình, bên phải là văn chỉ và khu nhà văn hóa của thôn.

Tòa đại đình thôn Lương

 

Chạm khắc trang trí trên bức cổn vì nách trước

Giá trị tiêu biểu của đình thôn Lương là một công trình kiến trúc cổ có quy mô to lớn, kết cấu vững chãi theo kỹ thuật truyền thống, hình khối thanh thoát, hài hòa, đặc biệt là nghệ thuật điêu khắc, trang trí trên các bộ phận kiến trúc với đồ án hoa văn rồng phong phú mang đậm phong cách nghệ thuật đầu thế kỷ XVIII

Đình có bình đồ kiến trúc kiểu chữ Nhất. Tòa Đại đình 3 gian 2 chái 2 dĩ, bộ khung làm bằng gỗ lim với 48 cột cái, cột quân đường kính lớn, chân kê đá tảng xanh.

Đình nổi bật với những mảng chạm khắc độc đáo, đặc sắc tuyệt đẹp trên các chi tiết như vì kèo, xà, bẩy… Tám chiếc đầu dư đỡ câu đầu được chạm hình đầu rồng, tóc và râu ngược về phía sau, thấp thoáng xung quanh là những chú rồng con luồn lách trong râu tóc rồng mẹ.

Phía trên câu đầu những con rường chồng khít theo kiểu “con Tam” tạo thành những bức cuốn thư được chạm nổi, chạm thủng, chạm kênh bong các đề tài rồng ổ, rồng mây, hoa lá, xen kẽ là những con thú 4 chân nghiêng ngó rất ngộ nghĩnh, có con tinh nghịch lại ngồi vắt vẻo trên lưng rồng mẹ tạo thành bức tranh sống động, huyền bí mà vui tươi của thế giới thần tiên.

Trang trí chạm khắc trên bẩy hiên

Ngai, bài vị các Đức thánh trong Cung thờ

Cung thờ Thành hoàng được làm trên khám cao ở nửa sau của gian giữa.

Hiện nay trong di tích đình làng Lương còn lưu giữ nhiều tài liệu, di vật, cổ vật có niên đại thời Lê - Nguyễn có giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật cao như: ngai, bài vị, 05 đạo sắc phong, phỗng gỗ, hương án, hạc thờ, kiệu, bát bửu.

Sắc phong niên hiệu Duy Tân 3 (1909)

 

Đình làng Lương là trung tâm văn hóa, tín ngưỡng cộng đồng cư dân địa phương, duy trì nhiều tập tục văn hoá truyền thống, được thể hiện qua các ngày tiết lệ trong năm, đặc biệt là lễ hội truyền thống tổ chức vào ngày mồng 1 tháng Hai âm lịch hang năm nhằm tôn vinh, tri ân công đức các vị thành hoàng, gìn giữ truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta “Uống nước nhớ nguồn”, đoàn kết gắn bó nhân dân địa phương.

Tượng Phỗng dưới chân hương án, thế kỷ 18

Với những giá trị tiêu biểu trên, đình thôn Lương đã được xếp hạng là di tích Lịch sử - văn hoá Quốc gia, Quyết định số 34-VH/QĐ, ngày 09/02/1990.

 

Huyện đoàn Tiên Du, Ban quản lý di tích Tỉnh

Nguồn: Cổng thông tin điện tử huyện Tiên Du, Bắc Ninh

Trở về đầu trang
   Đình làng Lương xã Tri Phương huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh thờ phụng Nguyên phi Ỷ Lan
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Bắc Ninh phát triển du lịch trong thời kỳ mới
  • Thả hoa đăng cầu nguyện hòa bình tại Đại lễ Vesak 2025
  • Tuyên Quang: Lễ hội giã cốm của người Tày ở Chiêm Hóa là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
  • TP. Hồ Chí Minh: Ra mắt mộc bản “Như Lai ứng hiện đồ” nhân dịp Đại lễ Vesak 2025
  • Xá lợi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được cung nghinh đến Việt Nam
  • Phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo quản, tu bổ Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị
  • Quảng Ninh: Chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị di tích, danh thắng
  • Bắc Giang: Lạng Giang quy hoạch mở rộng đền Bà Chúa Then
  • Thiền sư Huyền Quang - vị tổ sư đời thứ ba của Phật phái Trúc Lâm Yên Tử
  • Quảng Ngãi: Khai mạc Không gian trưng bày văn hóa Hrê gắn với phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Làng Nôm - Hưng Yên: Nơi hồn quê lắng đọng, nơi...

    Ở một góc nhỏ của miền đồng bằng Bắc Bộ, có một làng cổ tồn tại suốt hàng trăm năm, mang...

    217
  • Chùa Bổ Đà - Danh lam cổ tự nổi tiếng vùng Kinh...

    Nằm trên dãy Bổ Đà sơn huyện Việt Yên, Khu di tích chùa Bổ Đà là một danh lam cổ tự nổi...

    212
  • Khách sạn dưới nước: Bước tiến mới của ngành công...

    Nếu những khung cảnh ven biển, đường chân trời thành phố hay khu vườn tuyệt đẹp vốn đã là...

    136
  • Mèo Vạc (Hà Giang): Điểm hẹn du lịch trên Cao...

    Đến Cao nguyên đá Đồng Văn, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang chắc hẳn sẽ là điểm đến không...

    134
  • Triển vọng công nghệ Trung Quốc năm 2025: AI, EV...

    Vị thế dẫn đầu về công nghệ của Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục duy trì và phát triển bất...

    100

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch