• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Kiến trúc, mỹ thuật

Độc đáo chạm khắc trên Quán tẩy ở đình cổ

Tại những ngôi đình làng trên vùng đất Bắc Giang còn lưu giữ nhiều hiện vật, đồ thờ có giá trị trong nghiên cứu lịch sử văn hóa, mỹ thuật. Một trong những hiện vật tiêu biểu là cây Quán tẩy.

Đình làng Vai, thôn Bái Thượng, xã Đoan Bái (Hiệp Hòa).

Quán tẩy theo tiếng Hán Nôm có nghĩa là cái giá để đựng chậu nước cho các viên chủ tế, bồi tế, chấp sự rửa tay trước khi hành tế. Đây là một trong những đồ vật không thể thiếu trong các buổi tế lễ ở đình làng xưa. Cây Quán tẩy ở một số di tích như ở đình Trừng Hà, Bo Giàu (Lạng Giang), đình làng Vai (Hiệp Hòa), đình Âm Dương (Yên Dũng), đình Mật Ninh (Việt Yên)… đều là những tác phẩm chạm khắc gỗ rất tinh xảo.

Quán tẩy là một tác phẩm chạm khắc gỗ hoàn hảo. Toàn bộ cây cân đối hài hòa trong cách tạo tác, chạm khắc hình tượng hoa văn lộ rõ vẻ khỏe khoắn, tinh xảo của người thợ gửi gắm giá trị nghệ thuật văn hóa dân gian thông qua công năng sử dụng của sản phẩm mà vẫn toát lên vẻ đẹp thuần khiết và ý nghĩa nhân văn.

Nghiên cứu cây Quán tẩy ở đình làng Vai, thôn Bái Thượng, xã Đoan Bái (Hiệp Hòa) cho thấy, cây cao khoảng 1,1m, được chế tác trên khúc gỗ tròn sơn son, chạm lộng hình “Long hóa trúc” - đề tài điển hình của nghệ thuật chạm khắc thời Lê- Nguyễn.

Mô típ trang trí chủ đạo là hình rồng, phượng. Trên ngọn cây trúc (đỉnh của cây Quán tẩy) là hình con chim phượng ở tư thế đậu lắt lẻo, hai cánh chụm trên lưng, đầu và mỏ nghển cao, đuôi chụm lại áp chặt vào thân trúc.

Có lẽ ngay từ buổi đầu trong tạo hình, con chim phượng đã mang tính chất linh thiêng, thông qua đó người xưa muốn cầu mong có người tài giúp nước hoặc cầu mong chính vị thần linh thờ tại di tích sẽ đem phúc đến cho dân làng.

Quan sát kỹ tác phẩm, dễ dàng nhận thấy rồng là trụ chính đã hóa thân thành một cây trúc nhằm tạo nên vẻ xù xì, đậm chất nghệ thuật. Chúng ta chỉ còn nhận ra phần đầu là của con rồng, phần thân hóa thành thân trúc, đuôi rồng thành ngọn trúc và các đao mác rồng thành lá trúc.

 

Quán tẩy đình làng Vai.

Rồng ở tác phẩm này được tạo hình rất động, trong tư thế chạy từ trên xuống rồi ngóc đầu lên như nhả nước vào một chiếc đĩa hình lá sen xòe ngửa giữa thân cây trúc, tựa một chiếc chậu nâng. Phần ngang thân trúc đoạn thể hiện rõ nhất đầu rồng với đường nét chạm khắc nổi khối từng chi tiết khỏe khoắn. Phần đế Quán tẩy tạo dáng hình lục giác, có hình ảnh một khóm gốc trúc, từ gốc trúc đâm chồi lên hai búp măng, một búp đã xòe hình lá sen- một biểu tượng của sự thanh tao, trong sạch.

Cùng với sự tồn tại của các ngôi đình, những hiện vật trong di tích nói chung, cây Quán tẩy nói riêng đã góp phần lưu giữ giá trị nghệ thuật, văn hóa dân gian qua những chặng đường lịch sử của dân tộc.

Thu Hường

Nguồn: Báo Bắc Giang

Trở về đầu trang
   Bắc Giang quán tẩy điêu khắc đình cổ
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Bắc Ninh phát triển du lịch trong thời kỳ mới
  • Thả hoa đăng cầu nguyện hòa bình tại Đại lễ Vesak 2025
  • Tuyên Quang: Lễ hội giã cốm của người Tày ở Chiêm Hóa là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
  • TP. Hồ Chí Minh: Ra mắt mộc bản “Như Lai ứng hiện đồ” nhân dịp Đại lễ Vesak 2025
  • Xá lợi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được cung nghinh đến Việt Nam
  • Phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo quản, tu bổ Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị
  • Quảng Ninh: Chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị di tích, danh thắng
  • Bắc Giang: Lạng Giang quy hoạch mở rộng đền Bà Chúa Then
  • Thiền sư Huyền Quang - vị tổ sư đời thứ ba của Phật phái Trúc Lâm Yên Tử
  • Quảng Ngãi: Khai mạc Không gian trưng bày văn hóa Hrê gắn với phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Làng Nôm - Hưng Yên: Nơi hồn quê lắng đọng, nơi...

    Ở một góc nhỏ của miền đồng bằng Bắc Bộ, có một làng cổ tồn tại suốt hàng trăm năm, mang...

    215
  • Chùa Bổ Đà - Danh lam cổ tự nổi tiếng vùng Kinh...

    Nằm trên dãy Bổ Đà sơn huyện Việt Yên, Khu di tích chùa Bổ Đà là một danh lam cổ tự nổi...

    212
  • Khách sạn dưới nước: Bước tiến mới của ngành công...

    Nếu những khung cảnh ven biển, đường chân trời thành phố hay khu vườn tuyệt đẹp vốn đã là...

    135
  • Mèo Vạc (Hà Giang): Điểm hẹn du lịch trên Cao...

    Đến Cao nguyên đá Đồng Văn, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang chắc hẳn sẽ là điểm đến không...

    134
  • Triển vọng công nghệ Trung Quốc năm 2025: AI, EV...

    Vị thế dẫn đầu về công nghệ của Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục duy trì và phát triển bất...

    100

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch