• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Tín ngưỡng - Tâm linh

Miếu nổi Phù Châu – Ngôi miếu linh thiêng trên sông Vàm Thuật Sài Gòn

Miếu nổi Phù Châu thuộc quận Gò Vấp được xây dựng trên một cồn đất nhỏ rộng khoảng 2.500 mét vuông giữa sông Vàm Thuật. Miếu được xây dựng cách đây hơn 300 năm vào thời vua Gia Long nên rất linh thiêng, được nhiều người lui tới viếng thăm.
 
Miếu nổi Phù Châu. Ảnh: Nguyen Trang Anh Tuan.
Miếu nổi Phù Châu có diện tích khoảng 550 mét vuông, được xây dựng bao trùm trên một cồn đất nhỏ hình bàn chân trên sông Vàm Thuật. Do vị trí khá đặc biệt của miếu nên mới có tên “miếu nổi”. Muốn sang miếu nổi phải đi bằng đò trong khoảng 5 phút.
 
Miếu nằm trên cồn giữa sông.
 
Ảnh: Beat Gubler.
Hai bờ sông bên miếu nổi, một bên bờ Tây là khu dân cư (thuộc phường 5, Gò Vấp), bờ Đông là vùng chuyên canh (thuộc phường An Phú Đông, quận 12), bao gồm cả hai bến đò miếu nổi và Bến Cát, còn lưu giữ khung cảnh xưa cũ của vùng đất Gia Định trong quá khứ.
 
Ảnh: n doduc.
 
Ảnh: Tân Nguyễn Hữu.
Mặt tiền của miếu nổi Phù Châu quay về hướng Nam, được cất theo kiểu chữ Tam gồm ba toà nhà nối liền nhau bởi hai sân thiên tỉnh hẹp có lợp mái. Mái miếu lợp ngói âm dương tráng men xanh ngọc, gồm hai tầng chồng khít lên nhau. Trên nóc mỗi toà nhà đều trang trí rồng chầu hạt ngọc, rồng chầu tháp cửu phẩm, rồng chầu cuốn thư. Trên bốn đầu đao có gắn Long, Ly, Quy, Phụng và các họa tiết: hoa cúc dây, lá nho, sông nước…
 
Ảnh: Nguyen Ngoc Huy.
 
Ảnh: Nguyễn Đặng Trí Khang.
Chính giữa tiền điện của miếu thờ Phật Di Lặc, hai bên thờ Phật Tổ Như Lai và Địa Mẫu. Phía trước là Quan Âm Chuẩn Đề ngồi trên toà sen với 18 cánh tay đang cầm pháp khí. Hai bên treo hai bức phù điêu Thập Bát La Hán. Trung điện miếu thờ Tề Thiên Đại Thánh. Xung quanh là bao lam bằng gỗ chạm tiên nữ dâng đào với 4 chữ khắc: “Thánh Gia Bảo Điện”. Nối liền trung và chính điện là một sân thiên tỉnh có đặt hai lư hương cẩn sành nhiều màu.
 
Ảnh: Hà Hán Tân.
 
Ảnh: Trong Nguyen.
Chính điện miếu nổi Phù Châu thờ Ngũ Hành Thánh Mẫu, bên trong đặt năm lọ tượng gỗ thờ Kim, Thuỷ, Hỏa, Thổ, Mộc. Trước điện thờ Bà Chúa Xứ Châu Đốc và Cửu Huyền. Bao xung quanh là bao lam bằng gỗ chạm long phía trên có hàng chữ: “Hành Thánh Mẫu Bảo Điện “. Bên phải chính điện thờ Quan Công, bên trái thờ Bao Công. Đối diện điện thờ Ngũ Hành Thánh Mẫu là điện thờ bà Kim Mẫu, Địa Mẫu, Long Thần, Hộ Pháp.
 
Ảnh: 1PlusVietnam.
 
Ảnh: Anh Tuan Hoang.
 
Ảnh: Dinh Tuan.
Vì sự linh thiêng của ngôi miếu mà nhiều người dân, khách du lịch đã mang theo dừa, trầu cau và hoa cúc đến đây để cầu tình duyên, cầu tài lộc. Trước đây, miếu thường xuyên tổ chức các lễ hội vào mùng một, ngày rằm. Nhưng các lễ hội đó ngày nay đã được lược giản và chỉ tổ chức vào rằm tháng Giêng, tháng Hai và tháng Bảy.
 
Ảnh: n doduc.
 
Ảnh: Quang nghiem le minh.
Theo Ivivu 
 
Trở về đầu trang
  

Các tin khác

  • Đông đảo người dân xếp hàng chiêm bái xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức
  • Bắc Ninh phát triển du lịch trong thời kỳ mới
  • Thả hoa đăng cầu nguyện hòa bình tại Đại lễ Vesak 2025
  • Tuyên Quang: Lễ hội giã cốm của người Tày ở Chiêm Hóa là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
  • TP. Hồ Chí Minh: Ra mắt mộc bản “Như Lai ứng hiện đồ” nhân dịp Đại lễ Vesak 2025
  • Xá lợi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được cung nghinh đến Việt Nam
  • Phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo quản, tu bổ Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị
  • Quảng Ninh: Chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị di tích, danh thắng
  • Bắc Giang: Lạng Giang quy hoạch mở rộng đền Bà Chúa Then
  • Thiền sư Huyền Quang - vị tổ sư đời thứ ba của Phật phái Trúc Lâm Yên Tử
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Khách sạn dưới nước: Bước tiến mới của ngành công...

    Nếu những khung cảnh ven biển, đường chân trời thành phố hay khu vườn tuyệt đẹp vốn đã là...

    141
  • Mèo Vạc (Hà Giang): Điểm hẹn du lịch trên Cao...

    Đến Cao nguyên đá Đồng Văn, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang chắc hẳn sẽ là điểm đến không...

    140
  • Về miền Tây Nam Bộ thưởng thức bánh dân gian

    Miền Tây sông nước được biết đến với văn hóa ẩm thực phong phú, trong đó phải kể tới...

    111
  • Sơn La: Du lịch thể thao đa dạng và hấp dẫn

    Du lịch thể thao, là loại hình du lịch kết hợp giữa hoạt động du lịch và tham gia hoặc...

    97
  • Du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5: người Hà Nội tìm về...

    Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay kéo dài 5 ngày liên tục. Thay cho những chuyến đi xa, nhiều...

    93

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch