• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Lễ hội, trò chơi dân gian

Những lễ hội đầu năm trên khắp 3 miền

Mùa xuân đến cũng là lúc những lễ hội được liên tiếp diễn ra, mang đến nguồn năng lượng mới với những ý nghĩa văn hóa nhất định. Trên khắp lãnh thổ hình chữ S, mỗi lễ hội được diễn ra đều góp phần tôn vinh sự đa dạng trong đời sống văn hóa của người dân Việt Nam.
Sau một năm tất bật với những mùa vụ, tháng Giêng chính là thời điểm để người dân nghỉ ngơi. Chính vì vậy, trong khoảng thời gian này có không ít những lễ hội lớn được diễn ra, thu hút sự tham gia của đông đảo du khách trong nước và quốc tế.
Hãy cùng Wanderlust Tips điểm qua những lễ hội lớn được tổ chức vào đầu năm nay nhé!
Hội Xuân Núi Bà Đen
Được diễn ra từ ngày mồng 4 đến 16 âm lịch hàng năm, Hội xuân Núi Bà Chùa Đen chính là một trong những lễ hội lớn được diễn ra tại miền Nam. Hằng năm, hoạt động này thu hút hàng nghìn lượt tham gia của người dân địa phương và du khách từ khắp nơi đổ về.
 
 Đến lễ hội Xuân núi Bà Đen mọi người lại ghé thăm nơi đây để cầu nguyện bình an. Hội Xuân núi Bà Đen không chỉ mang một bản sắc dân tộc mà còn thể hiện được ý nguyện của người dân luôn luôn mong điều hạnh phúc và sự ấm no từ xưa đến nay. Nét đẹp truyền thống này cần được gìn giữ và truyền lại cho thế hệ mai sau.
 
 Cùng với lễ hội nhộn nhịp tưng bừng này, du khách có thể kết hợp lên đỉnh núi để khám phá quần thể du lịch trên núi cao nhất Đông Nam Bộ. Đây là nơi để bạn lạc vào không gian đẹp như tiên cảnh, chụp ảnh cùng bức tượng Bà Đen uy nghiêm và sống ảo với nhiều tiểu cảnh đẹp.
Lễ hội Hoa Ban
Là một loại hoa tượng trưng cho núi rừng, chính vì vậy với những người đồng bào dân tộc vùng cao hoa bạn mang nhiều ý nghĩa biểu trưng sâu sắc, trực tiếp ảnh hướng đến đời sống văn hóa, tinh thần của người dân nơi đây.
 
 Năm 2023, Lễ hội Hoa Ban sẽ diễn ra từ tháng 3 đến tháng 5-2023, với nhiều hoạt động thú vị, hứa hẹn thu hút lượng lớn khách du lịch. Lễ hội Hoa Ban còn được gọi là lễ hội Xên Mường, được tổ chức nhằm thỉnh bái “Then” – vị thần tối cao theo quan niệm của người Thái và đồng thời thỉnh bái “nàng Ban” – một nữ thần biểu trưng cho sự trinh trắng của người thiếu nữ Thái. Ngày nay, lễ hội này còn được tổ chức để cầu quốc thái dân an, cuộc sống an vui, mùa màng tươi tốt,…
Lễ hội Lồng Tồng
Lồng Tồng thực chất là tên gọi cho lễ hội xuống đồng của đồng bào dân tộc Tây Bắc, đặc biệt là người Tày, Nùng, Dao,… thường diễn ra vào tháng Giêng hàng năm. Tùy truyền thống của từng dân tộc và tùy địa phương mà thời gian cụ thể sẽ có sự khác nhau.
 
 Người dân Tây Bắc tổ chức lễ hội Lồng Tồng để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cây cối sinh sôi phát triển. Đây là dịp để người dân vùng cao thể hiện lòng biết ơn với đất trời, tổ tiên đã giúp họ khai phá nên những thửa ruộng và sinh sống bằng nghề làm nông.
Theo Wanderlusttips
Sưu tầm: Ngô Diệp 
 
Trở về đầu trang
   lê hội Hoa Ban Núi Bà Đen đầu xuân
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Bắc Ninh phát triển du lịch trong thời kỳ mới
  • Thả hoa đăng cầu nguyện hòa bình tại Đại lễ Vesak 2025
  • Tuyên Quang: Lễ hội giã cốm của người Tày ở Chiêm Hóa là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
  • TP. Hồ Chí Minh: Ra mắt mộc bản “Như Lai ứng hiện đồ” nhân dịp Đại lễ Vesak 2025
  • Xá lợi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được cung nghinh đến Việt Nam
  • Phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo quản, tu bổ Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị
  • Quảng Ninh: Chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị di tích, danh thắng
  • Bắc Giang: Lạng Giang quy hoạch mở rộng đền Bà Chúa Then
  • Thiền sư Huyền Quang - vị tổ sư đời thứ ba của Phật phái Trúc Lâm Yên Tử
  • Quảng Ngãi: Khai mạc Không gian trưng bày văn hóa Hrê gắn với phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Làng Nôm - Hưng Yên: Nơi hồn quê lắng đọng, nơi...

    Ở một góc nhỏ của miền đồng bằng Bắc Bộ, có một làng cổ tồn tại suốt hàng trăm năm, mang...

    217
  • Chùa Bổ Đà - Danh lam cổ tự nổi tiếng vùng Kinh...

    Nằm trên dãy Bổ Đà sơn huyện Việt Yên, Khu di tích chùa Bổ Đà là một danh lam cổ tự nổi...

    212
  • Khách sạn dưới nước: Bước tiến mới của ngành công...

    Nếu những khung cảnh ven biển, đường chân trời thành phố hay khu vườn tuyệt đẹp vốn đã là...

    137
  • Mèo Vạc (Hà Giang): Điểm hẹn du lịch trên Cao...

    Đến Cao nguyên đá Đồng Văn, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang chắc hẳn sẽ là điểm đến không...

    134
  • Triển vọng công nghệ Trung Quốc năm 2025: AI, EV...

    Vị thế dẫn đầu về công nghệ của Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục duy trì và phát triển bất...

    101

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch