• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Tin tức - Sự kiện

Xếp hạng 12 di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6138/QĐ-UBND ngày 27/11/2024 xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đình Tây Đằng (ảnh: TCKT)

Theo đó, UBND Thành phố xếp hạng di tích cấp Thành phố đối với các di tích sau:

1. Di tích Lịch sử văn hóa đình Cựu Lục, xã Xuân Đình, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội;

2. Di tích Lịch sử văn hóa cụm di tích quán Đức Ông, quán Cả, văn chỉ Hát Môn, xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội;

3. Di tích Lịch sử văn hóa đình Phố, thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội;
4. Di tích Lịch sử văn hóa chùa Viên Châu (Thiên Linh tự), xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội;

5. Di tích Lịch sử văn hóa đình La Thượng, xã Tản Hồng, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội;

6. Di tích Lịch sử văn hóa chùa La Thượng, xã Tản Hồng, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội;

7. Di tích Lịch sử văn hóa đền thờ Đức Thánh Bà Hoàng Loan Công Chúa, xã Tản Hồng, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội;

8. Di tích Lịch sử văn hóa chùa Thạch Xá (Thuần Phúc tự), xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội;

9. Di tích Lịch sử văn hóa đình Phú Thịnh, xã Phú Cường, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội;

10. Di tích Lịch sử văn hóa đình Thanh Chiểu, xã Phú Cường, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội;

11. Di tích Lịch sử văn hóa chùa Thịnh Thôn (Phúc Khánh tự), xã Cam Thượng, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội;

12. Di tích Lịch sử văn hóa đình Bằng Y, xã Sơn Đà, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Khu vực bảo vệ di tích được xác định theo biên bản và bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích trong hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích.

Sau khi di tích được xếp hạng, UBND huyện: Phúc Thọ, Ba Vì chịu trách nhiệm công khai khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích và tổ chức lập hồ sơ cắm mốc giới và triển khai cắm mốc giới trên thực địa theo thẩm quyền và quy định pháp luật hiện hành;

UBND xã: Xuân Đình, Hát Môn (Phúc Thọ), Tây Đằng, Cổ Đô, Tản Hồng, Thuần Mỹ, Phú Cường, Cam Thượng, Sơn Đà (Ba Vì) ban hành quyết định thành lập Ban quản lý di tích; tổ chức quản lý mặt bằng và không gian di tích, toàn bộ hiện vật thuộc di tích, hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích, sử dụng nguồn thu của di tích theo quy định tại Quyết định số 48/2016/QĐUBND ngày 17/11/2016 và Quyết định số 31/2021/QĐ-UBND ngày 29/12/2021 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành quy chế, sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội;

Nghiêm cấm mọi hoạt động có liên quan tới việc xây dựng, khai thác trong khu vực di tích đã được xếp hạng và khoanh vùng các khu vực bảo vệ. Trường hợp đặc biệt cần sử dụng đất, xây dựng tại di tích phải được phép của UBND thành phố Hà Nội.

Sở Văn hóa và Thể thao, UBND huyện: Phúc Thọ, Ba Vì và UBND xã: Xuân Đình, Hát Môn (Phúc Thọ), Tây Đằng, Cổ Đô, Tản Hồng, Thuần Mỹ, Phú Cường, Cam Thượng, Sơn Đà (Ba Vì), nơi có di tích được xếp hạng tại Điều 1 của Quyết định này, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di tích theo thẩm quyền và quy định của pháp luật về di sản văn hóa./.

Nguồn: Người Hà Nội

Trở về đầu trang
   UBND thành phố Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh thành phố
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Lý Sơn (Quảng Ngãi): Hai bộ xương cá Ông xác lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam
  • Giá trị tín ngưỡng thờ thần Tây Thiên
  • Quảng Nam: Sáng tạo của Hội An với nghệ thuật bài chòi
  • Di tích lịch sử - nghệ thuật Đình Lạc Trung
  • Đình Lạc Viên thờ phụng vua Ngô Quyền và 5 vị thành hoàng
  • Đình Kiều Sơn, Hải An, thờ phụng vua Ngô Quyền
  • Đình Gia Viên, “Thọ Xương Đình” thờ phụng vua Ngô Quyền, Đông Hải Đại vương, Nam Hải Đại vương, Quyển Hoa Công chúa
  • Gốm Bắc Ninh "du lịch" Nhật Bản
  • Phát huy tiềm năng du lịch sinh thái làng nghề Bát Tràng
  • Đồng Nai: Trao quyết định công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ giỗ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Hội Lim (Bắc Ninh) là di sản văn hóa phi vật thể...

    Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng ký Quyết định số 1744 ngày 10/6/2025 về việc công bố...

    147
  • Những điều thú vị của du lịch Đà Lạt (Lâm Đồng)...

    Đà Lạt (Lâm Đồng) được biết đến như một thành phố ngàn hoa, thành phố ba thiên đường. Đà...

    143
  • Rực rỡ mùa vàng vùng cao

    Tháng 6, những ngày đầu hạ, vùng cao Tuyên Quang đã bước vào mùa lúa chín. Vùng đất quanh...

    126
  • Kể chuyện du lịch Lâm Đồng qua những khung hình

    Để kể câu chuyện về một Lâm Đồng trọn vẹn và đa diện hơn với công chúng qua những khoảnh...

    112
  • Lần đầu tiên du thuyền 5 sao khởi hành từ Việt...

    Bằng việc khởi hành du thuyền quốc tế cao cấp từ cảng nội địa, Việt Nam không chỉ khai...

    108

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch