• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Giá trị lịch sử

Đình Đáp Cầu, di tích lịch sử có kiến trúc, nghệ thuật đặc sắc của Bắc Ninh

Đình Đáp Cầu thuộc phường Đáp Cầu, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh thờ phụng thành hoàng làng là Đức thánh Tam Giang tức tướng Trương Hống, Trương Hát, phò giúp vua Triệu Việt Vương đánh giặc Lương. Đình nổi tiếng nhờ quy mô kiến trúc và nghệ thuật chạm khắc cổ đặc sắc.

Đình Đáp Cầu trước đây thuộc xã Đáp Cầu, tổng Đỗ Xá, huyện Võ Giàng, phủ Từ Sơn, xứ Kinh Bắc. Đình Đáp Cầu nằm cạnh chùa Đáp Cầu, tạo thành cụm quần thể di tích lịch sử văn hóa đẹp. Đình được khởi dựng từ thời Lê (năm Kỷ Mão), đến thời Nguyễn vào năm Thành Thái (năm 1902) nhân dân địa phương tiếp tục xây dựng thêm tòa Hậu Cung và nhà Chuyển Bồng.

Đình Đáp Cầu có kiến trúc hình chữ Công, gồm Đại Đình và Hậu Cung, liên kết  bằng 2 gian nhà Chuyển Bồng. Tòa Đại Đình được xây dựng từ thời Lê nhưng đến nay vẫn giữ được kết cấu cơ bản từ khi mới khởi dựng.

Tòa Đại Đình là công trình kiến trúc cổ từ thời Hậu Lê còn được giữ gìn khá nguyên vẹn. Đại đình có quy mô 5 gian 2 chái, kiến trúc kiểu 4 mái 4 đao cong, bờ nóc xây trát đơn giản, kìm nóc có họa tiết hoa văn hình dải cuộn, mái lợp ngói mũi di cổ, cửa mở 5 gian giữa kiểu thượng song hạ bản, gian chái trổ cửa chữ Thọ vuông.   

Đại Đình có 6 hàng cột ở mỗi vì, tổng cộng 46 cột cái, cột quân. Kết cấu vì kèo kiểu chồng rường đấu. Phần trên và phần dưới câu đầu 2 vì gian giữa là con rường chồng khít lên nhau, kết hợp với xà nách tạo thành cốn được chạm khắc đẹp.

Hai vì gian cạnh đặt kẻ chàng, chạy suốt từ đầu trên cột cái xuống tận gianh mái ngói. Đây là đặc điểm của kiến trúc truyền thống thời Hậu Lê. Các đầu bẩy hiên của đình Đáp Cầu là cấu kiện kiến trúc quan trọng hình thành giá trị nghệ thuật của đình này do được chạm khắc đầu rồng - bờm râu nét mác tuyệt đẹp.

Tòa Hậu Cung và nhà Chuyển Bồng đình Đáp Cầu ược xây dựng sau, vào thời Nguyễn nên kiến trúc và các mảng chạm khắc đơn giản hơn.

Tòa Hậu Cung một gian 2 chái ba mái uốn đầu đao, bộ khung gỗ lim gồm 2 vì kèo chính với 4 hàng cột dọc 4 hàng cột ngang; kết cấu vì nóc kiểu chồng rường giá chiêng, vì nách ván mê chạm triện dây. 

Trước Đại Đình có tòa Phương đình, mới được xây dựng sau này, kiến trúc kiểu bốn mái uốn đầu đao với 4 cột cái, hai bộ vì kiểu chồng rường giá chiêng, bào trơn đóng bén.

Kiến trúc và nghệ thuật chạm khắc của đình Đáp Cầu chủ yếu là theo phong cách thời Lê Mạc, những phần tu tạo sau này mang phong cách thời Nguyễn. Tương tự như các ngôi đình đồng bằng Bắc Bộ, chủ đề chính trong trang trí đình vẫn là Tứ linh, tứ quý, hoa lá cách điệu, sinh hoạt dân gian, nhưng các nghệ nhân xưa, với kỹ năng đỉnh cao và trí tưởng tượng phong phú đã tạo lên một không gian vừa linh thiêng, huyền bí nhưng lại rất sinh động và đời thường của thế giới tiên – phàm.

Trên các mảng phù điêu của đình Đáp Cầu, các nghệ nhân đã hòa quyện tiên rồng với chủ đề con người như: đôi nam nữ để trần - chỉ mặc khố ngồi cạnh nhau như đang tự tình. Người con trai tay cầm dải khố, người thiếu nữ tay đang che ngực e thẹn. Cả hai ngồi trên một phiến tròn có chân quỳ như cái trống. Dưới là đầu rồng đang gánh đỡ. Dường như đây là huyền tích về nòi giống Tiên Rồng.

Trên đỉnh đầu đôi trai gái là hoa sen đang hé nở, hai bên là rồng chầu vào đôi nam nữ. Tiên nữ bay múa với rồng đang bay. Trên các bức phù điêu khác, các nghệ nhân dân gian cũng thể hiện người cưỡi rồng hoặc tiên nữ bay lượn cùng rồng với sự tưởng tượng phong phú về thế giới Tiên – Rồng.

Điểm đặc trưng của các mảng chạm khắc đình Đáp Cầu là chủ để rồng với hình tượng rồng dày đặc trên các mảng phù điêu nhưng cũng có rất nhiều con vật nhỏ đầu và đao rồng. Trên các con rường, câu đầu, xà hoành, rồng cũng được chạm nổi dày đặc, tỷ mỉ chi tiết và đặc biệt sống động.

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 Đền thờ Hoàng Quốc Việt trong khuôn viên di tích.

 Tượng đài Anh hùng Liệt sỹ trong khuôn viên di tích.

Đình Đáp Cầu còn bảo lưu được nhiều cổ vật có giá trị như ngai thờ thời Nguyễn, các đồ thờ tự như lư hương, hoành phi, chân nến, mâm bồng. 2 đạo sắc phong thời Nguyễn niên đại 1924, 2 bia đá được khắc dựng vào các năm 1905, 1926.

 

Đình Đáp Cầu, như nhiều ngôi đình khác ở Bắc Ninh thực sự là một bảo tàng về lịch sử, văn hóa và mỹ thuật đỉnh cao thời Lê-Nguyễn.

Đình Đáp Cầu đã được xếp hạng Di tích Quốc gia năm 1995.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bắc Ninh

Tư liệu Ảnh: Vietlandmark.

Trở về đầu trang
   Đình Đáp Cầu phường Đáp Cầu thành phố Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh thờ phụng danh tướng Trương Hống Trương Hát
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Hải Phòng: Sẽ có liên hoan ẩm thực vô cùng ấn tượng
  • TP Hồ Chí Minh: Sức hút từ cầu nối văn hóa ẩm thực
  • Du lịch ẩm thực, "đòn bẩy" phát triển du lịch Huế
  • Nâng cao năng lực đào tạo nhân lực ngành bếp theo chuẩn quốc tế
  • Tổ chức Ngày hội Ẩm thực và Triển lãm ảnh Văn hóa - Du lịch Gia Lai
  • Về miền Tây Nam Bộ thưởng thức bánh dân gian
  • “Festival Phở năm 2025”: Hội tụ các thương hiệu phở khắp ba miền tại Thủ đô Hà Nội
  • Bánh xèo nhân tôm hùm khổng lồ sẽ xuất hiện tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ 2025
  • Dân dã ẩm thực miền Tây Nam Bộ
  • Thủ phủ cua tuyết ở Hàn Quốc là điểm đến thu hút khách du lịch mùa đông
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Làng Nôm - Hưng Yên: Nơi hồn quê lắng đọng, nơi...

    Ở một góc nhỏ của miền đồng bằng Bắc Bộ, có một làng cổ tồn tại suốt hàng trăm năm, mang...

    217
  • Chùa Bổ Đà - Danh lam cổ tự nổi tiếng vùng Kinh...

    Nằm trên dãy Bổ Đà sơn huyện Việt Yên, Khu di tích chùa Bổ Đà là một danh lam cổ tự nổi...

    212
  • Khách sạn dưới nước: Bước tiến mới của ngành công...

    Nếu những khung cảnh ven biển, đường chân trời thành phố hay khu vườn tuyệt đẹp vốn đã là...

    136
  • Mèo Vạc (Hà Giang): Điểm hẹn du lịch trên Cao...

    Đến Cao nguyên đá Đồng Văn, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang chắc hẳn sẽ là điểm đến không...

    134
  • Triển vọng công nghệ Trung Quốc năm 2025: AI, EV...

    Vị thế dẫn đầu về công nghệ của Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục duy trì và phát triển bất...

    100

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch