Du khách mong đợi gì về những trải nghiệm du lịch số?
Báo
cáo mới đây của The Outbox Company - công ty nghiên cứu thị trường du
lịch hàng đầu khu vực châu Á-Thái Bình Dương chỉ ra rằng, trong số các
dịch vụ du lịch số đang được phát triển tại Việt Nam và trên thế giới,
tính linh hoạt, phổ biến và cải thiện của hệ thống thanh toán quốc tế
được mong đợi nhiều nhất.
Khảo sát cho thấy, 72% trong tổng số
những người được hỏi bày tỏ mong muốn, các địa điểm kinh doanh dịch vụ
lưu trú, ăn uống, mua sắm… sẽ có các giải pháp thanh toán liền mạch. Nhu
cầu thực hiện các giao dịch không dùng tiền mặt, ví điện tử và phương
thức thanh toán thay thế trong chuyến đi của họ cũng ngày càng cao.
Công nghệ thực tế ảo
(VR) dần trở nên phổ biến tại các di tích lịch sử-văn hóa, bảo tàng… ở
Việt Nam. Nó cho phép người dùng trực tiếp nhập vai, nhìn lại những hình
ảnh lịch sử, lắng nghe câu chuyện từ quá khứ và có cái nhìn tổng thể về
không gian tham quan.
Kết quả từ khảo sát cho thấy, 60% trên
tổng số du khách Việt Nam tham gia khảo sát kỳ vọng, công nghệ thực tế
ảo đóng vai trò quan trọng trong hành trình khám phá của họ. Theo đó,
những người từng du lịch nước ngoài (khách outbound) quan tâm nhiều hơn
một chút (63%) so với những người chỉ đi du lịch trong nước (58%). Số
liệu này phần nào phản ánh nhóm đối tượng khách outbound quen thuộc hơn
với các trải nghiệm kỹ thuật số tiên tiến.
Bên cạnh đó, chatbot
AI, một trợ thủ thông minh của ngành du lịch, được xem là công cụ giá
trị có thể hỗ trợ khách hàng theo thời gian thực. Từ cá nhân hóa những
trải nghiệm du lịch đến vận hành doanh nghiệp hiệu quả, giải pháp công
nghệ này đang dần phổ biến trong thời đại số.
Tuy nhiên, có sự
chênh lệch đáng kể về nhu cầu sử dụng chatbot AI giữa dòng khách nội địa
và khách Việt du lịch nước ngoài. Với 51% trong tổng số du khách từng
xuất ngoại tham gia khảo sát của The Outbox Company cho thấy, nhóm đối
tượng này mong muốn sử dụng chatbot AI cho các hoạt động khám phá điểm
đến. Trong khi đó, chỉ 41% trong tổng số du khách nội địa có nhu cầu
này.
Đối với nhóm khách outbound, việc truy cập ngoại tuyến vào
bản đồ và công cụ dịch thuật được đánh giá là vô cùng quan trọng. Có đến
65% trong số họ mong đợi công nghệ này sẽ cập nhật và hoàn thiện so với
52% du khách trong nước. Khoảng cách đáng kể trên phản ánh du khách
tham quan quốc tế sẽ phải đối mặt với nhiều hơn những thách thức về rào
cản ngôn ngữ và mức độ kết nối. Do đó, việc có thể truy cập vào các bản
đồ và ứng dụng dịch thuật ngay cả trong tình trạng ngoại tuyến đã trở
thành một nhu cầu thiết yếu.
Ngoài ra, các công nghệ mới nổi như
thẻ điện tử RFID và trợ lý robot đang nhận được sự quan tâm từ một số
khách du lịch. Xu hướng này chỉ ra rằng, khách tham quan quốc tế thường
gặp phải các vấn đề tại sân bay, khách sạn trên thế giới. Cho nên, họ
cần những giải pháp du lịch thông minh có khuynh hướng sử dụng chúng
nhiều hơn so với những chuyến tham quan nội địa..
Khả năng tiếp nhận công nghệ dựa trên trải nghiệm du lịch
Ngày
nay, khách du lịch thường ưu tiên sử dụng các sản phẩm công nghệ thiết
thực nhằm làm phong phú thêm trải nghiệm du lịch. Những sản phẩm này bao
gồm bản đồ dẫn đường, công cụ tái hiện không gian thực tế ảo và hệ
thống thanh toán điện tử.
Đặc
biệt, với những người từng tham quan nhiều nước trên thế giới, họ thường
kỳ vọng cao hơn đối với việc ứng dụng công nghệ vào dịch vụ du lịch.
Bởi lẽ, việc tiếp xúc với các giải pháp công nghệ khác nhau ở nhiều quốc
gia sẽ ảnh hưởng đến thói quen khám phá của họ khi đến những vùng đất
mới. Họ cũng sẽ đặt ra nhiều tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng dịch vụ,
các hoạt động phù hợp trong suốt chuyến đi.
The Outbox Company
nhận định, du khách Việt Nam đang tiếp nhận những trải nghiệm du lịch số
ở nhiều cấp độ khác nhau. Khả năng tiếp cận này dựa trên kinh nghiệm
tham quan các điểm đến quốc tế của họ.