• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Tết Việt Nam
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ
    • Phong tục tập quán
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Công nghệ du lịch

Nghiên cứu và bảo tồn ký sinh trùng để bảo vệ môi trường sống an toàn

13/8/2020 21:46 148
Không giống như nhiều loài động vật có vú, cá và chim có sức lôi cuốn và có được sự quan tâm của cộng đồng cùng kinh phí bảo tồn, ký sinh trùng được coi là thứ cần diệt trừ và chắc chắn không phải là thứ cần bảo vệ.

Nhưng chỉ 4% số ký sinh trùng biết có thể lây nhiễm bệnh cho người, phần lớn thực sự đóng vai trò sinh thái quan trọng, như điều chỉnh số lượng động vật hoang dã, thiếu ký sinh chùng có thể phát triển về quy mô và trở thành vật mang dịch hại.

Nhưng đến nay chỉ có khoảng 10% ký sinh trùng được xác định và hầu hết bị bỏ qua trong các hoạt động nghiên cứu và bảo tồn.

 

Một nhóm các nhà khoa học quốc tế muốn thay đổi điều đó. Khoảng một chục nhà sinh thái học ký sinh hàng đầu, trong đó có phó giáo sư Chelsea Wood thuộc Đại học Washington, đưa ra kế hoạch bảo tồn ký sinh trùng toàn cầu đầy tham vọng, được xuất bản trên tạp chí Bảo tồn Sinh học (Biological Conservation).

Bà Wood, phó giáo sư tại Trường Khoa học Thủy sản và Ngư nghiệp UW cho biết: “Ký sinh trùng là một nhóm loài vô cùng đa dạng, nhưng xã hội không công nhận giá trị của sự đa dạng sinh học này”.

 “Mục đích then chốt của bài báo này nhấn mạnh, chúng ta đang đánh mất ký sinh trùng với những chức năng cân bằng sinh thái của chúng mà thậm chí không nhận ra ý nghĩa của vấn đề này”.

Các tác giả đề xuất 12 mục tiêu cho thập kỷ tới nhằm thúc đẩy sứ mệnh bảo tồn đa dạng sinh học ký sinh trùng bằng sự kết hợp giữa nghiên cứu, vận động bảo tồn và quản lý.

Skylar Hopkins, trợ lý giáo sư tại Đại học Bang North Carolina, đồng chủ nhiệm dự án và báo cáo khoa học nhấn mạnh: “Mặc dù chúng ta biết rất ít hoặc không biết gì về hầu hết các loài ký sinh trùng, nhưng chúng ta vẫn có thể hành động ngay bây giờ để bảo tồn đa dạng sinh học ký sinh trùng”.

Mục tiêu tham vọng nhất trong báo cáo khoa học này là mô tả một nửa số ký sinh trùng trên thế giới trong vòng 10 năm tới. Các nhà nghiên cứu cho biết, cung cấp mô tả phân loại học cho phép đặt tên các loài, đây là phần quan trọng nhất của quá trình bảo tồn, duy trì các ký sinh trùng, đảm bảo cân bằng sinh thái.

Colin Carlson, đồng trưởng dự án khác và là trợ lý giáo sư tại Đại học Georgetown cho biết: “Nếu các loài kỹ sinh trùng không có tên và không được mô tả chức năng, chúng tôi không thể cứu và bảo vệ được.

 “Trong nhiều thập kỷ qua, chúng ta đã đặt tên và mô tả hầu hết các loài động vật và thực vật, nhưng các nhà khoa học mới chỉ phát hiện một phần rất nhỏ ký sinh trùng trên hành tinh.

Ký sinh trùng sống ở những giới hạn tận cùng của thế giới: biển sâu, trong không gian sâu thẳm vũ trụ và ở khắp mọi nơi trên thế giới, sinh sống trong và ngoài mọi loài trên Trái đất. "

Trong bản báo cáo quan trọng này, các nhà khoa học nhấn mạnh rằng, không có ký sinh trùng gây bệnh lây nhiễm với người hoặc động vật thuần hóa được đưa vào kế hoạch bảo tồn của họ. Những ký sinh trùng gây hại cần được kiểm soát chặt chẽ để bào vệ sức khỏe con người và động vật.

Bài báo khoa học là một phần của toàn bộ ấn phẩm đặc biệt, được xuất bản phục vụ cho việc bảo tồn ký sinh trùng. Phó giáo sư Wood cũng là tác giả chính của một nghiên cứu trong tập hợp những nghiên cứu khoa học, cho thấy phản ứng của ký sinh trùng đối với sự thay đổi môi trường có thể rất phức tạp.

Thế giới đang thay đổi có thể sẽ chứng kiến sự bùng phát của một số ký sinh trùng và sự tuyệt chủng hoàn toàn của những loài ký sinh trùng khác.

Wood nói: “Chúng ta cần nhận ra rằng sẽ có sự đa dạng trong các phản ứng giữa các nhóm ký sinh và không nên coi thường tình huống một số loài ký sinh trùng đang dần bị tuyệt chủng hoặc sắp gây ra một đợt bùng phát lớn.

Ký sinh trùng thường cần hai hoặc nhiều loài vật chủ để hoàn thành vòng đời của chúng. Ví dụ, một số ký sinh trùng đầu tiên lây nhiễm cho cá hoặc động vật lưỡng cư, nhưng phần cuối phải truyền sang loài chim để sinh sản và nhân rộng.

 

Tự nhiên đã đảm bảo rằng quy trình vòng đời này xảy ra thông qua những phương cách khéo léo, Wood giải thích, thường là bằng cách khiến cho những vật chủ đầu tiên có những hành vi hoặc vết thương khiến loài chim dễ dàng ăn thịt. Bằng cách này, ký sinh trùng sau đó truyền sang một con chim nào đó để sinh sản, nhân rộng chủng loài.

Nhằm xác định được những thay đổi đối với ký sinh chùng, Wood và các đồng nghiệp đã trực tiếp nghiên cứu, điều gì sẽ xảy ra với sự phong phú của ký sinh trùng nếu hệ sinh thái nơi chúng sinh sống thay đổi.

Các nhà khoa học thiết kế một thử nghiệm trên 16 ao thuộc khu vực Vịnh Đông ở trung tâm California. Trong một nửa số ao, họ lắp đặt các cấu trúc như chuồng chim,  vị trí chim đậu trên mặt nước và vịt trời mồi (giả) nhằm thu hút nhiều chim đến hơn. Bằng cách này nhóm nghiên cứu tạm thời thay đổi hệ sinh thái tự nhiên và tăng cường đa dạng sinh học trong các ao.

Sau một vài năm, các nhà nghiên cứu tiến hành phân tích sự đa dạng sinh học của ký sinh trùng ở mỗi ao trong số 16 ao. Những gì họ tìm thấy là một gói sự pha trộn các loại ký sinh trùng: Một số loài ký sinh phản ứng với sự tăng cao đa dạng sinh học của loài chim, suy giảm số lượng.

Nhưng các loại ký sinh trùng khác lại tăng số lượng khi sự đa dạng sinh học của chim tăng lên. Từ kết quả thu được, các nhà khoa học kết luận rằng, khi đa dạng sinh học thay đổi - do biến đổi khí hậu, áp lực của phát triển hoặc những lý do khác nhau – các loại ký sinh trùng cũng có những phản ứng khác nhau, ngay cả đối với những sinh vật sống cùng một hệ sinh thái.

Theo các lý thuyết truyền thống, lĩnh vực sinh thái bệnh học giả định một trong hai hướng phát triển. Sự suy giảm số lượng của một loài ký sinh chùng này đi cùng với sự gia tăng loại ký sinh trùng khá. Điều đó có nghĩa là thế giới đang đi đến một tương lai nhiều bệnh tật, nguy cơ bùng phát đại dịch lớn khi một số loài ký sinh trùng tuyệt chủng. Bà Wood giải thích, trên thực tế hai xu hướng này cùng xảy ra đồng thời.

Bà nói: “Thí nghiệm đặc biệt này cho thấy,  chúng ta cần phải dự đoán cả hai xu hướng trong tương lai, tất cả đều cùng xảy ra. Mấu chốt hiện nay là tìm ra những đặc điểm để dự đoán, loại ký sinh trùng nào sẽ suy giảm và ký sinh trùng nào sẽ tăng lên để, đối phó với sự mất cân bằng sinh học.”

Phòng thí nghiệm của Wood hiện đang giải quyết vấn đề đó, xây dựng lại lịch sử phát triển của ký sinh trùng theo thời gian, ghi lại trình tự loại ký sinh trùng nào tăng nhiều và loại nào giảm.

Nhưng cho đến nay, hầu như không có hồ sơ lịch sử nào về ký sinh trùng và nếu không có cơ sở dữ liệu này, rất khó để biết cách bảo tồn các loại ký sinh trùng cần thiết.

Một trong những giải pháp được đề xuất là, các nhà nghiên cứu mổ xẻ những mẫu vật của bảo tàng cá, xác định và đếm các loại ký sinh trùng khác nhau được tìm thấy trong các mẫu vật ở những địa điểm và thời gian khác nhau.

Phó giáo sư Wood giải thích: “Những động vật ngâm trong chất lỏng chua (giấm) giống như viên nang thời gian của ký sinh trùng. Chúng tôi có thể mổ chúng ra, xác định những ký sinh trùng lây nhiễm cho một con cá trước khi chết. Bằng cách này, chúng tôi có thể tái tạo và phục hồi thông tin mà trước đây chúng tôi không nghĩ là có thể có được ”.

Sự bùng phát đại dịch mới như Covid – 19 cho thấy giá trị quan trọng của nghiên cứu này, sự mất cân bằng sinh thái khiến một số loại ký sinh trùng suy giảm và tuyệt chủng, nhưng lại khiến một số loài khác phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, có thể gây nguy hiểm, lây nhiễm cho người và động vật. Thực tế này đòi hỏi phải có sự nghiên cứu sâu sắc, duy trì và bảo tồn các loại ký sinh trùng có ích, có nghĩa là bảo vệ môi trường sống của con người và vật nuôi.

Theo KH&ĐS

Trịnh Thái Bằng

Trở về đầu trang
   Ký sinh trùng môi trường sống bảo tồn vòng đời nghiên cứu thống kê
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Công nghệ xe ô tô tự lái, vẫn còn một chặng đường dài phía trước
  • Mỹ thử ngiệm thành công độ ổn định của chất xúc tác khi chuyển Dầu thô biocrude sang nhiên liệu tái tạo
  • Bước đột phá mới của Vật lý Hạt nhân: làm lạnh phản vật chất đến gần độ âm tuyệt đối
  • Tính từ tính vật liệu 2D – phát hiện đột phá có thể thay đổi công nghệ lưu trữ dữ liệu
  • Bên trong trung tâm dữ liệu ‘kín cổng cao tường’ của Google
  • Arm công bố kiến trúc chip mới cho bảo mật và trí tuệ nhân tạo (AI)
  • Cửa số thông minh ứng dụng mảng kính phản quang siêu nhỏ điều khiển ánh sáng ban ngày
  • Lò phản ứng nhiệt hạnh đầu tiên trên thế giới được thử nghiệm vào mùa hè 2021
  • California: hình mẫu của nền kinh tế hướng tới môi trường “Trung hòa” CO2
  • Năm đổi mới công nghệ có thể định hình tương lai của giao thông đường sắt
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Cẩm nang và kinh nghiệm du lịch Hà Giang giữa mùa...

    Nhiều người còn ví von cái không gian của khoảng thời gian này trên mảnh đất Hà Giang là...

    391
  • Du lịch tâm linh tại Việt Nam: những vấn đề lý...

    Việc khai thác các giá trị văn hóa tâm linh để phát triển du lịch đã hình thành nên chuỗi...

    371
  • Le Champ Tú Lệ Resort Hot Spring & Spa – nét diễm...

    Nhìn xuống thung lũng ruộng bậc thang xanh mướt và dòng suối “Nậm Lung” Tú Lệ trong xanh...

    361
  • Pho tượng Phật bí ẩn trong hốc cây hơn 1000 năm...

    Pho tượng Phật bất ngờ được phát hiện nằm trong hốc cây long não hơn 1000 năm tuổi mang...

    337
  • Nhu cầu du lịch Văn hóa Tâm linh của du khách đến...

    Trong phạm vi bài nghiên cứu này, tác giả tập trung làm rõ nhu cầu du lịch văn hóa tâm...

    282

- Trang thông tin du lịch
- Email: contact@didulich.net
 

© 2021 Trang thông tin du lịch