• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Kiến trúc, mỹ thuật

Đặc sắc nghệ thuật điêu khắc Đình Phù Lão

10
Đình Phù Lão, xã Đào Mỹ là ngôi đình thời Lê, thế kỷ 17, dựng năm 1688. Đây là ngôi đình cổ có giá trị kiến trúc nghệ thuật độc đáo không chỉ của Bắc Giang mà của cả Việt Nam. Những mảng chạm khắc, trên các kết cấu kiến trúc của đình thể hiện sinh động cuộc sống tâm linh và đời thường của người dân.

Đình Phù Lão thờ phụng Thành hoàng làng là Cao Sơn Đại vương và Quý Minh Đại vương. Theo Thần đạo Việt Nam, Sơn Thánh Tản viên, Cao Sơn Đại Vương và Quý Minh Đại vương là ba anh em và là danh tướng của Hùng Duệ Vương, đều là các vị thần của dãy núi Ba Vì, nhiều lần đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ nhân dân. Các triều đại đời sau đều phong các ngài là Thượng đẳng thần.

Ngoài ra, đình Phù Lão còn thờ Đào tướng công và Quý thị Phu nhân, là người địa phương đỗ đạt làm quan và bỏ tiền công đức xây đình cho làng.

Đình Phù Lão gồm các hạng mục công trình: Nghi môn, Tiền tế, Đình và những nhà phụ trợ khác.

Toàn cảnh đền Phù Lão

Nghi môn.

Nghi môn đình Phù Lão nằm phía Nam của đình kiểu tứ trụ biểu. Hai trụ biểu cổng chính cao, đỉnh trụ đắp nề tứ phượng. Hai trụ biểu hai cổng phụ thấp, đỉnh trụ gắn nghê chầu. Các ô lồng đèn Tứ trụ biểu đắp nề tứ quý, thân trụ là ô đắp nề câu đối, đế thắt cổ bồng. Giữa trụ biểu cao và trụ biểu thấp là cổng phụ có mái nhỏ kiểu 4 mái uốn đầu đao.

Tiền tế

Tiền tế là công trình mới xây dựng những năm gần đây, 3 gian, 2 chái. 3 gian giữa để trống, 2 gian chái có tường bao che. Phía trước Tiền tế là ao đình rộng. Từ sân Tiền tế có hàng 7 bậc xuống ao. Chính giữa ao là một đảo hình vuông, có một cây cầu nhỏ ra đảo.

Phía sau Tiền tế là sân đình lát gạch. Bên trái sân đình có một Nhà bia, trong đặt tấm bia tứ diện, cao hơn 1m, ghi danh những người đã công đức tiền của xây dựng đình.

Mặt trước tòa Tiền tế 

Nhà bia trong sân đình

Đình
Đình gồm 3 tòa nhà dựng song song với nhau là Đại đình, Bái đường và Hậu cung.

Tòa Đại đình xây trên nền cao, bó vỉa bằng đá xanh, gồm: 5 gian, 2 dĩ, 4 lá mái uốn đầu đao. Các vì kèo kiểu chồng rường giá chiêng, kẻ ngồi. Đại đình có kiến trúc kiểu lòng thuyền, gian chính điện lát đá xanh. Các gian còn lại có sàn bằng gỗ, kiểu nhà sàn, cao hơn nền đất khoảng 0,8m. Đây là nơi hội họp của cộng đồng. Xung quanh Đại đình lắp cửa bức bàn. 4 góc đình có 4 cột gạch đỡ mái.

Bái đường và Hậu cung là hai tòa nhà nhỏ, 3 gian, được xây dựng những năm về sau này, có vai trò là không gian thờ tự.

Trừ cột, rui và hoành, các cấu kiện kiến trúc gỗ trong đình đều được chạm khắc trang trí. Dọc phía dưới xà thượng đều có các mảng chạm khắc.

Tương truyền, đình do 4 hiệp thợ cùng xây dựng. Mỗi hiệp thợ phụ trách một góc đình với một kiểu chạm khắc riêng. Có thể thấy rõ sự khác biệt trong các bức chạm dọc phía dưới xà thượng, mặc dù cùng đề tài “Rồng và Tiên”, song lại có bố cục với các chi tiết hết sức khác nhau. Người ta cho rằng, chính sự đa dạng về kiểu thức kiến trúc, nghệ thuật ấy đã tạo nên vẻ độc đáo riêng của đình Phù Lão. 

Đại đình nhìn từ trên cao

Tòa Đại đình

Không gian bên trong tòa Đại đình

Các mảng chạm khắc như hòa vào làm một với giải pháp kiến trúc tại đình

Chạm khắc gỗ

Đình Phù Lão sở hữ những mảng chạm khắc (chạm lộng) dân gian rất đa dạng. Các mảng chạm khắc như hòa vào làm một với giải pháp kiến trúc và trở thành bảo tàng sống động về các cung bậc của đời người, từ hệ thống tư tưởng hay tín ngưỡng thể hiện ước vọng của người dân, các quan niệm về tự nhiên, hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa đến đời sống thường nhật thanh bình của cư dân thời bấy giờ; từ những nội dung hết sức nghiêm túc theo quy tắc truyền thống đến các nội dung mang tính dân gian.

Các bức chạm có nhiều mảng, khối nhân vật ở trong các tư thế, hoàn cảnh khác nhau. Các mảng, khối này hầu như ít liên quan đến nhau, thể hiện rõ nét thủ pháp đồng hiện trong nghệ thuật dân gian.

Cảnh cõi trần và cõi tiên: Tại đây có các chạm khắc phản ảnh con người và tự nhiên là một, cõi trần và cõi tiên là một. Trên nhiều tấm chạm khắc có các hình tượng người hoặc tiên đứng lẫn với rồng, vuốt râu rồng…

Tự nhiên: Tại đây có vô số các chạm khắc từ các loài linh vật như long, ly, quy, phụng, đến các con vật như hươu, nai; các loài vật gần gũi với người như ngựa, rắn, kỳ đà, thằn lằn, cáo, chồn, chim, cá …đều được chạm khắc sinh động trên các đầu dư, xà, bẩy. Trong đó, hình tượng rồng chiếm một vai trò chủ đạo với các hình tượng ổ rồng, rồng múa, rồng chầu…Trong đình còn có các bức chạm các họa tiết trang trí cây cỏ, mây cuộn (vân xoắn) bố cục đan xen các linh vật, con người.

Cảnh sinh hoạt đời thường: Tại đây có nhiều các bức chạm thể hiện sinh hoạt đời thường của các tầng lớp với những cảnh sinh hoạt đông vui như hội hè, săn bắn, đấu vật, tình tự..; thậm chí có cả cảnh mang tính phồn thực của đôi nam nữ.

Các bức chạm khắc của nghệ nhân dựng đình xưa như muốn gửi gắm mong ước về một xã hội an lành, mọi điều tốt đẹp, thế giới vật chất và tinh thần hòa làm một. 

Ngoài ra, đình Phù Lão còn lưu giữ một số hiện vật quý như đồ thờ tự có giá trị lịch sử văn hóa như ngai thờ, bài vị, long ngai, bộ kiệu, bát hương, bia đá...

Hằng năm, tại Đình làng Phù Lão có hai lễ hội lớn: mở hội làng vào rằm tháng ba và lệ làng vào rằm tháng tám, Âm lịch.

Cũng như nhiều ngôi đình khác tại vùng Đồng bằng Bắc Bộ, đình Phù Lão được làm chủ yếu từ gỗ. Theo thời gian kết cấu và các bức chạm khắc gỗ dần xuống cấp. Nhiều chuyên gia đã nói tới phải có các biện pháp phù hợp, từ sử dụng công nghệ quét 3D để lưu giữ di tích đến tìm kiếm vật liệu và công nghệ phục chế thích ứng để có thể phục hồi theo nguyên trạng, tránh tình trạng làm mới hay thực chất là làm mất đi giá trị văn hóa và ngôn ngữ biểu tượng của di tích.

Đình Phù Lão, xã Đào Mỹ, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang cũng như vô vàn các ngôi đình khác trên khắp Việt Nam, là nơi để cộng đồng người Việt mở lòng khám phá, thêm yêu mến những vật báu tinh thần mà cha ông muôn đời truyền lại; góp phần làm phong phú thêm kiến trúc, nghệ thuật truyền thống Việt Nam. 

Đặng Tú, Bộ môn KTCN, ĐHXD

Nguồn: Bộ môn KTCN, Đại học Xây Dựng

Trở về đầu trang
   Đình Phù Lão nghệ thuật chạm khắc kiến trúc xây dựng
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Thành phố Đà Nẵng gọi đầu tư vào dự án du lịch đường thủy gần 10 nghìn tỷ đồng 16
  • Điểm danh 5 điểm đến đông khách du lịch nhất Việt Nam 38
  • Sắp có tổ hợp nghỉ dưỡng khoáng nóng lớn nhất miền bắc 31
  • Tuyên Quang: Bắc Mê Vẻ đẹp bên dòng Gâm 27
  • Du lịch Tây Ninh - Hình thành cực phát triển mới từ sáp nhập 50
  • Việt - Nga tăng cường hợp tác du lịch, tạo thuận lợi cho du khách qua lại hai nước 46
  • Hành trình chuyển đổi số du lịch - từ xây dựng thể chế, nâng cao nhận thức cho đến thống nhất hành động 79
  • Thị trường du lịch, giải trí sẽ tăng gấp 3 lần, đạt 15.000 tỷ USD vào năm 2040 82
  • Chợ đêm Luang Prabang: Nét sống động giữa lòng phố cổ 84
  • Những điều du khách nhất định phải biết khi du lịch Trung Quốc 79
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Kể chuyện du lịch Lâm Đồng qua những khung hình

    Để kể câu chuyện về một Lâm Đồng trọn vẹn và đa diện hơn với công chúng qua những khoảnh...

    161
  • Gốm Bắc Ninh "du lịch" Nhật Bản

    Giữa dòng chảy hiện đại, làng gốm Phù Lãng (Bắc Ninh) vẫn âm thầm giữ lửa gần 700 năm....

    155
  • Lần đầu tiên du thuyền 5 sao khởi hành từ Việt...

    Bằng việc khởi hành du thuyền quốc tế cao cấp từ cảng nội địa, Việt Nam không chỉ khai...

    149
  • Phát huy tiềm năng du lịch sinh thái làng nghề...

    Những năm gần đây, làng nghề Bát Tràng (Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội) đang nỗ lực kiến tạo...

    148
  • Tận dụng tiềm năng, thế mạnh để phát triển du...

    Nắm giữ nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du...

    120

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch