• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Người Du lịch

Khơi thông điểm nghẽn về nhân lực

456
Dù có lợi thế về điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng được cải thiện đáng kể, nhưng nếu thiếu nguồn nhân lực chuyên nghiệp để cung cấp dịch vụ vượt trội, du lịch Việt Nam vẫn sẽ thiếu sức hút và sự cạnh tranh với các nước khác. Hồi phục sau đại dịch, ngành du lịch càng bộc lộ rõ điểm nghẽn về nhân lực

Hiện thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực ngành khách sạn. Nguồn: Trung tâm Đào tạo chứng chỉ ngắn hạn

"Khát" nhân lực lành nghề

Năm 2019 cả nước có hơn 2,5 triệu lao động trong ngành du lịch; trong đó 750 nghìn lao động trực tiếp với 45% được đào tạo chuyên môn về du lịch, 35% được đào tạo chuyên ngành khác, 20% chưa qua đào tạo. Dưới tác động nặng nề của đại dịch Covid-19, nhiều lao động đã rời bỏ khỏi ngành du lịch gây ra tình trạng thiếu hụt lao động, đặc biệt là lao động có chuyên môn cao.

Theo thống kê của Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), trong năm 2020, các doanh nghiệp trong ngành du lịch phải cắt giảm nhân sự từ 70-80%. Sang năm 2021, số lượng lao động vẫn làm đủ thời gian chỉ chiếm 25% so năm 2020, lao động nghỉ việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động chiếm khoảng 30%, lao động tạm nghỉ việc khoảng 35%, lao động làm việc cầm chừng 10%. Du lịch Việt Nam chính thức mở cửa từ giữa tháng 3/2022 trong niềm vui vỡ òa của cộng đồng doanh nghiệp. Thế nhưng, đến thời điểm hiện tại, không ít doanh nghiệp vẫn đối mặt tình trạng thiếu lao động, đặc biệt lực lượng lao động tại các cơ sở lưu trú, lữ hành quốc tế và bán hàng lưu niệm.

Mỗi năm, toàn ngành cần thêm gần 40 nghìn lao động. Việc tuyển bổ sung nhân lực, đào tạo thêm nguồn nhân lực cho ngành du lịch là một thách thức rất lớn đối với các cơ quan chức năng, cũng như doanh nghiệp. Ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho hay: Nhân lực là yếu tố sống còn của nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực du lịch; nhưng mấy năm bị ảnh hưởng vì dịch Covid-19, nhân lực du lịch bị thất thoát rất nhiều. Khi bắt đầu phục hồi du lịch, khó khăn lớn nhất là việc tập hợp được nhân lực du lịch quay trở lại. "Ngay cả lúc thịnh vượng thì nhân lực du lịch cũng đã bộc lộ rất nhiều bất cập như: phát triển ồ ạt, không có định hướng rõ ràng, quản lý thiếu chặt chẽ, các tiêu chuẩn nghề nghiệp không được tuân thủ", Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam nhấn mạnh.

Cả nước đang có gần 200 cơ sở đào tạo du lịch; trong đó 62 trường đại học có khoa du lịch, 55 trường cao đẳng, 71 trường trung cấp, bốn trung tâm về dạy nghề… Tuy nhiên nhìn vào thực tế, công tác đào tạo nhân lực du lịch còn khoảng cách khá xa về chất lượng so yêu cầu của doanh nghiệp và xã hội. Vậy nên, sau tuyển dụng, dù nhân sự đúng chuyên môn ngành học hay không, các doanh nghiệp vẫn tốn khá nhiều thời gian, công sức đào tạo lại hoặc đào tạo, bổ sung kỹ năng, nhất là về ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ, giao tiếp…

Cần sự chung sức của ba "nhà"

Hiện mỗi năm, số sinh viên Việt Nam theo học các trường đào tạo hệ cao đẳng và đại học chuyên ngành du lịch-khách sạn ở nước ngoài chiếm khoảng 5-7% tổng lượng sinh viên vào học tại các cơ sở đào tạo về du lịch ở Việt Nam. Con số này chỉ mới đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu trong thời gian tới, bởi số lượng ngày một tăng của các doanh nghiệp du lịch liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài cùng các doanh nghiệp trong nước có thương hiệu cao.

PGS, TS Phạm Trung Lương-chuyên gia về lĩnh vực du lịch cho rằng: Nguồn nhân lực của du lịch hiện nay có ba điểm yếu: Kỹ năng nghề, ngoại ngữ và giao tiếp. Hoạt động đào tạo nhân lực du lịch Việt Nam đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế còn rất hạn chế. Cho đến nay, việc xác định một cách đầy đủ và có hệ thống tiêu chuẩn về trình độ đầu ra đạt đẳng cấp khu vực và quốc tế đối với các bậc đào tạo du lịch ở Việt Nam còn chưa thống nhất, để có thể làm căn cứ cho việc đưa ra yêu cầu tối thiểu đối với các cơ sở đào tạo du lịch. Đây có thể được xem là yếu tố cơ bản hạn chế năng lực đào tạo du lịch Việt Nam đạt trình độ quốc tế, nhất là trong bối cảnh có sự khác biệt khá lớn về các chương trình đào tạo du lịch ở các cấp, giữa các cơ sở đào tạo du lịch hiện nay ở Việt Nam.

Theo Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, lao động ngành du lịch cần hơn ba triệu lao động, trong đó khoảng hơn một triệu lao động trực tiếp. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, để ngành du lịch Việt Nam tăng sức cạnh tranh với các thị trường khác, điểm nghẽn lớn về nhân lực cần sớm có giải pháp tháo gỡ. Không ít chuyên gia cho rằng: Việc phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch cần sự tham gia tích cực và đóng góp hiệu quả giữa: Nhà nước-Nhà trường-Nhà tuyển dụng. Trước mắt, cần ưu tiên xây dựng và thực hiện chuẩn hóa một bước nhân lực du lịch từ quản lý du lịch, đến các vị trí nghiệp vụ du lịch phù hợp các hệ thống tiêu chuẩn khu vực và quốc tế về lao động. Ngành du lịch khách sạn cần có chính sách đãi ngộ tốt; đào tạo kỹ năng, kiến thức về chuyển đổi số; chủ động kết nối với các cơ sở đào tạo nhân lực ngành du lịch; nâng cao năng lực quản trị; chủ động kết nối tham gia vào đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với các hệ thống đào tạo quốc tế… Các bộ, ngành liên quan xem xét, đánh giá toàn diện về hệ thống cơ sở đào tạo du lịch phù hợp yêu cầu phát triển ngành; có tham khảo hệ thống đào tạo, đưa vào chương trình đào tạo các kiến thức mới về các loại hình du lịch mới ở các nước có du lịch phát triển để bảo đảm cơ cấu đào tạo du lịch ở các cấp là hợp lý, phù hợp các chuẩn mực chung của khu vực và quốc tế.

 Diên Khánh

Nguồn: Báo Nhân Dân

Trở về đầu trang
   Du lịch nguồn nhân lực lành nghề thiếu hụt
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Quảng Ngãi: Hơn 26 tỉ đồng thực hiện tôn tạo Di tích quốc gia Khu Chứng tích Sơn Mỹ 1
  • Phát triển sản phẩm phù hợp nhu cầu tinh tế, đa dạng của du khách Pháp 1
  • Những "viên ngọc sáng" của du lịch xanh ở bản làng vùng cao xứ Thanh 3
  • Ba tỉnh Bắc Trung Bộ hợp lực xây dựng hành trình du lịch xanh liên vùng 2
  • Nhiều sản phẩm du lịch mới tại Cô Tô, Quảng Ninh 12
  • Văn hóa suối khoáng nóng tại Đài Loan (Trung Quốc): Nét đẹp từ truyền thống đến hiện đại 10
  • Khám phá cảnh đẹp Vũ Lăng Nguyên ở Trương Gia Giới, Trung Quốc 11
  • Chiềng Đi (Sơn La): Nơi nghệ thuật thắp sáng bản sắc 23
  • Sức hút từ du lịch sáng tạo 20
  • Sông Cầu (Bắc Kạn) - điểm đến du lịch 15
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Khách sạn dưới nước: Bước tiến mới của ngành công...

    Nếu những khung cảnh ven biển, đường chân trời thành phố hay khu vườn tuyệt đẹp vốn đã là...

    143
  • Mèo Vạc (Hà Giang): Điểm hẹn du lịch trên Cao...

    Đến Cao nguyên đá Đồng Văn, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang chắc hẳn sẽ là điểm đến không...

    142
  • Về miền Tây Nam Bộ thưởng thức bánh dân gian

    Miền Tây sông nước được biết đến với văn hóa ẩm thực phong phú, trong đó phải kể tới...

    114
  • Sơn La: Du lịch thể thao đa dạng và hấp dẫn

    Du lịch thể thao, là loại hình du lịch kết hợp giữa hoạt động du lịch và tham gia hoặc...

    100
  • Du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5: người Hà Nội tìm về...

    Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay kéo dài 5 ngày liên tục. Thay cho những chuyến đi xa, nhiều...

    96

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch