• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Dự án đầu tư Du lịch

Xây dựng sản phẩm du lịch cho thị trường khách thu nhập cao - hướng đi chiến lược của ngành Du lịch Việt Nam

Khách du lịch cao cấp, bao gồm những người có thu nhập cao và các tỷ phú, ngày càng bị thu hút bởi Việt Nam nhờ sự kết hợp giữa vẻ đẹp thiên nhiên độc đáo, văn hóa phong phú và các dịch vụ du lịch sang trọng được thiết kế riêng biệt.

TS. Đoàn Mạnh Cương

Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

1. Đặt vấn đề

Khách du lịch cao cấp, bao gồm những người có thu nhập cao và các tỷ phú, ngày càng bị thu hút bởi Việt Nam nhờ sự kết hợp giữa vẻ đẹp thiên nhiên độc đáo, văn hóa phong phú và các dịch vụ du lịch sang trọng được thiết kế riêng biệt. Nhu cầu của họ không chỉ dừng lại ở việc nghỉ dưỡng tại các khu resort 5 sao hay khách sạn xa xỉ mà còn mở rộng đến những trải nghiệm độc bản, mang tính cá nhân hóa cao, đáp ứng sở thích và phong cách sống thượng lưu.

Năm 2025, ngành Du lịch Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ quan trọng, tiếp tục mở rộng/đẩy mạnh vào thị lượng khách truyền thống với chi tiêu trung bình/thấp hay chuyển hướng khai thác các thị trường tiềm năng hơn, đặc biệt là phân khúc khách thu nhập cao. Với sự phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19, dự báo lượng khách quốc tế đến Việt Nam có khả đạt trên 20 triệu lượt vào năm 2025. Đây là thời điểm vàng để ngành Du lịch nhìn nhận, xem xét, nghiên cứu tái cấu trúc sản phẩm/dịch vụ, hướng tới nhóm khách hàng sẵn sàng chi trả cao cho những trải nghiệm độc đáo, chất lượng vượt trội. Tuy nhiên, để thành công, ngành Du lịch cần nghiên cứu kỹ lưỡng, xây dựng sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường này, đồng thời tận dụng tối đa tiềm năng và điều kiện thực tế của Việt Nam.

2. Tiềm năng và thách thức

Khách du lịch thu nhập cao (high-income travelers) thường là những cá nhân hoặc gia đình có thu nhập hàng năm từ 150.000 USD trở lên, đến từ các thị trường như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Đông. Theo báo cáo của Euromonitor International (2023), phân khúc này chiếm khoảng 15% tổng lượng khách du lịch toàn cầu nhưng đóng góp tới 40% doanh thu ngành Du lịch thế giới nhờ mức chi tiêu trung bình cao gấp 3-5 lần khách đại trà. Tại Việt Nam, khách từ các thị trường như Mỹ (chi tiêu trung bình 1.500 USD/người/chuyến) hay Nhật Bản (1.200 USD/người/chuyến) đang tăng trưởng ổn định (Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, 2024). Dù chỉ chiếm khoảng 15% tổng lượng khách du lịch toàn cầu, phân khúc thu nhập cao đóng góp tới 40% doanh thu ngành du lịch thế giới (Euromonitor International, 2023).

Ở quy mô toàn cầu, dự báo đến năm 2027, chi tiêu của khách cao cấp sẽ đạt 1.500 tỷ USD, tăng 6,5% mỗi năm (Statista, 2024). Tại thị trường châu Á - Thái Bình Dương, đây là khu vực có tốc độ tăng trưởng khách cao cấp nhanh nhất, với 25% khách đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc thượng lưu (ILTM Asia Pacific, 2024). Đối với Việt Nam, năm 2023, Việt Nam đón 12,6 triệu lượt khách quốc tế, trong đó khoảng 1,5 triệu thuộc phân khúc cao cấp (chi tiêu trên 1.000 USD/người), chiếm 12% tổng lượng khách nhưng đóng góp 25% doanh thu. Các thị trường trọng điểm cho Việt Nam bao gồm: Mỹ với 1 triệu lượt khách năm 2023, chi tiêu cao nhất (1.500 USD/người). Châu Âu với 600.000 lượt khách, với khách Anh, Đức, Pháp chiếm ưu thế (1.300 USD/người). Nhật Bản, Hàn Quốc với 800.000 và 700.000 lượt khách, chi tiêu lần lượt 1.200 USD và 1.100 USD (Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, 2024).

Minh chứng cho sức hút của Việt Nam đối với tầng lớp thượng lưu là những chuyến thăm của các tỷ phú nổi tiếng trong thời gian qua. Chẳng hạn, vào tháng 3/2024, tỷ phú Bill Gates đã chọn Đà Nẵng làm điểm đến, nghỉ tại một khu nghỉ dưỡng cao cấp ở bán đảo Sơn Trà và tham quan các địa danh như đỉnh Bàn Cờ và phố cổ Hội An. Chuyến đi của ông không chỉ thể hiện sự yêu thích đối với vẻ đẹp tự nhiên và văn hóa Việt Nam mà còn khẳng định tiềm năng của du lịch cao cấp tại đây. Một ví dụ khác là sự kiện đám cưới xa hoa của một tỷ phú Ấn Độ tổ chức tại vịnh Hạ Long vào tháng 02/2024, thu hút sự chú ý toàn cầu với quy mô hoành tráng và các dịch vụ được chuẩn bị kỹ lưỡng, từ du thuyền sang trọng đến các hoạt động giải trí độc quyền. Cũng trong năm 2024, đoàn khách 4.500 người từ Ấn Độ, bao gồm nhiều doanh nhân giàu có, đã đến Hà Nội, Hạ Long và Ninh Bình vào tháng 8, cho thấy nhu cầu tổ chức sự kiện lớn và trải nghiệm du lịch cao cấp tại Việt Nam ngày càng tăng.

Ngoài ra, sự kiện “Nghệ thuật vì khí hậu” diễn ra tại Hạ Long vào tháng 01/2025, với sự tham gia của khoảng 200 tỷ phú châu Âu trên các siêu du thuyền là một minh chứng khác cho thấy Việt Nam đang trở thành điểm đến lý tưởng cho giới thượng lưu quốc tế. Những hoạt động này không chỉ đòi hỏi cơ sở hạ tầng du lịch cao cấp mà còn cần sự sáng tạo trong việc kết hợp nghệ thuật, thiên nhiên và công nghệ để mang lại trải nghiệm đáng nhớ. Tất cả những điều này cho thấy Việt Nam đang dần khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch cao cấp thế giới, đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng và khắt khe của khách du lịch tỷ phú, từ sự sang trọng, riêng tư đến những giá trị văn hóa và môi trường độc đáo.

Tuy nhiên, thách thức nằm ở chỗ Việt Nam chưa thực sự có sản phẩm du lịch đủ sức cạnh tranh để giữ chân nhóm khách này. Một khảo sát của CBRE Việt Nam (2023) chỉ ra rằng 62% khách thu nhập cao đánh giá dịch vụ du lịch Việt Nam “thiếu tính cá nhân hóa” và “chưa đạt chuẩn quốc tế”. Các điểm đến nổi tiếng như Hà Nội, Hạ Long, Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, thành phố Hồ Chí Minh hay Phú Quốc vẫn chủ yếu phục vụ khách đại trà với các dịch vụ giá rẻ, thiếu chiều sâu văn hóa và sự sang trọng mà phân khúc cao cấp đòi hỏi.

Hiện nay, ngành du lịch Việt Nam chủ yếu dựa vào các sản phẩm quen thuộc như tour tham quan di sản (Vịnh Hạ Long, Hội An), du lịch biển (Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc) và nghỉ dưỡng giá trung bình. Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (2024), chỉ 10% cơ sở lưu trú tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn 5 sao, trong khi Thái Lan và Singapore lần lượt là 25% và 30%. Các dịch vụ đi kèm như vận chuyển (hàng không cao cấp, du thuyền riêng), hướng dẫn viên đa ngôn ngữ, hay trải nghiệm văn hóa chuyên sâu còn rất hạn chế. Chi tiêu trung bình của khách quốc tế tại Việt Nam năm 2023 là 700 USD/người/chuyến, thua xa Thái Lan (1.200 USD) và Singapore (2.000 USD) (UNWTO, 2023), phản ánh sự thiếu hụt sản phẩm cao cấp. Điều này phản ánh thực tế rằng sản phẩm du lịch Việt Nam chưa đủ sức hấp dẫn để khuyến khích khách chi tiêu nhiều hơn, đặc biệt là nhóm thu nhập cao.

3. Nhu cầu của thị trường khách thu nhập cao

Khác với khách du lịch bình dân, khách thu nhập cao không chỉ tìm kiếm “nơi để đến” mà còn mong muốn “trải nghiệm để nhớ”. Những sản phẩm du lịch cao cấp mà họ tìm kiếm bao gồm các chuyến du thuyền sang trọng trên vịnh Hạ Long, chơi golf tại các sân đạt chuẩn quốc tế ở Đà Nẵng hay Phú Quốc, ngắm cảnh bằng trực thăng hoặc thủy phi cơ và tham gia các hành trình khám phá văn hóa - thiên nhiên được tổ chức riêng tư với sự phục vụ tinh tế. Bên cạnh đó, họ cũng quan tâm đến du lịch bền vững, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cao cấp như spa, thiền định và ẩm thực độc đáo từ các đầu bếp hàng đầu thế giới. Sự riêng tư, an toàn tuyệt đối và chất lượng dịch vụ vượt trội là những yếu tố không thể thiếu trong kỳ vọng của nhóm khách này.

Theo nghiên cứu của Luxury Travel Trends (2024), 78% khách cao cấp ưu tiên các yếu tố sau: Ưu tiên trải nghiệm độc quyền: Họ muốn trải nghiệm những địa điểm ít người biết đến hoặc dịch vụ được thiết kế riêng (private tours, bespoke experiences). Yêu cầu chất lượng cao vượt trội: Họ đòi hỏi cơ sở lưu trú đạt chuẩn 5 sao trở lên (Forbes Travel Guide hoặc Michelin), ẩm thực tinh tế (nhà hàng cao cấp, đặc sản chế biến cầu kỳ), và dịch vụ đi kèm hoàn hảo (hướng dẫn viên đa ngôn ngữ, vận chuyển sang trọng). Quan tâm đến các giá trị văn hóa và phát triển bền vững: Họ quan tâm đến các giá trị bản địa sâu sắc/lễ hội truyền thống, kết hợp với du lịch xanh và bảo tồn thiên nhiên.

Tại Thái Lan, các tour du lịch khám phá văn hóa Chăm-pa kết hợp nghỉ dưỡng tại Amanpuri hay Six Senses đã thu hút lượng lớn khách từ châu Âu và Mỹ, với chi phí trung bình 5.000-10.000 USD/người/tour (Tourism Authority of Thailand, 2024). Trong khi đó, Việt Nam vẫn chưa tận dụng hết các giá trị văn hóa độc đáo như làng nghề truyền thống, di sản UNESCO, hay hệ sinh thái đa dạng để phát triển sản phẩm tương tự.

4. Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

4.1. Kinh nghiệm từ Thái Lan: Du lịch y tế kết hợp nghỉ dưỡng

Thái Lan đã thành công với mô hình du lịch y tế cao cấp, kết hợp nghỉ dưỡng tại các resort như Six Senses hay Amanpuri. Theo Tourism Authority of Thailand (2024), các tour này thu hút khách từ châu Âu và Mỹ, với chi phí trung bình 5.000-10.000 USD/người, mang lại doanh thu 2 tỷ USD năm 2023. Bí quyết là sự phối hợp giữa chính phủ (chính sách miễn thuế cho nhà đầu tư) và doanh nghiệp tư nhân (Bumrungrad Hospital, Bangkok Dusit Medical Services). Việt Nam có thể kết hợp dịch vụ y tế (spa, chăm sóc sức khỏe truyền thống) với nghỉ dưỡng tại các điểm đến như Đà Lạt, Phú Quốc, tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân lực y tế chất lượng cao.

4.2. Kinh nghiệm từ Pháp: Du lịch văn hóa cao cấp

Pháp phát triển các tour văn hóa độc quyền như tham quan lâu đài Loire (Châteaux de la Loire) với hướng dẫn viên chuyên gia, nghỉ tại khách sạn 5 sao, giá từ 3.000-7.000 USD/người (France Tourism Development Agency, 2023). Các doanh nghiệp như Relais & Châteaux đã tạo nên thương hiệu du lịch xa xỉ gắn với văn hóa bản địa. Việt Nam cần khai thác di sản như Hội An, Huế theo hướng cá nhân hóa, kết hợp với dịch vụ cao cấp để tạo dấu ấn riêng.

4.3. Kinh nghiệm từ Maldives: Du lịch biển xa xỉ

Maldives tập trung vào các khu nghỉ dưỡng biệt lập trên đảo với dịch vụ thủy phi cơ và du thuyền riêng, thu hút khách chi tiêu trung bình 3.500 USD/người/chuyến (Maldives Marketing and PR Corporation, 2024). Chính phủ hỗ trợ bằng cách quy hoạch đảo dành riêng cho du lịch cao cấp. Việt Nam có thể học cách quy hoạch các đảo như Phú Quốc, Côn Đảo, Phú Quý thành điểm đến xa xỉ, với sự tham gia của doanh nghiệp lớn như Sun Group hay Vingroup.

5. Định hướng xây dựng sản phẩm du lịch cho khách thu nhập cao

Để khai thác hiệu quả thị trường này, Việt Nam cần tập trung nghiên cứu và phát triển các sản phẩm du lịch dựa trên tiềm năng sẵn có, đồng thời khắc phục các hạn chế hiện tại. Cụ thể:

Một là, phát triển du lịch nghỉ dưỡng xa xỉ. Việt Nam sở hữu hàng nghìn km đường bờ biển tuyệt đẹp và các đảo hoang sơ như Côn Đảo, Lý Sơn hay Phú Quý rất phù hợp để xây dựng các khu nghỉ dưỡng cao cấp. Chẳng hạn, InterContinental Danang Sun Peninsula Resort đã được World Travel Awards vinh danh là “Khu nghỉ dưỡng sang trọng nhất thế giới” nhiều năm liền, thu hút khách từ Mỹ, châu Âu với giá phòng từ 600-2.000 USD/đêm. Tuy nhiên, số lượng resort đạt tầm quốc tế như vậy tại Việt Nam vẫn còn quá ít. Nhà nước cần khuyến khích đầu tư tư nhân vào các dự án tương tự, đồng thời nâng cấp hạ tầng giao thông (sân bay, cảng du thuyền) để tăng khả năng tiếp cận.

Hai là, xây dựng tour trải nghiệm văn hóa độc quyền. Khách thu nhập cao thường tìm kiếm các trải nghiệm văn hóa riêng có/không thể sao chép ở nơi khác. Việt Nam có thể phát triển các tour như: Tham quan làng gốm Bát Tràng (Hà Nội) kết hợp workshop làm gốm thủ công với nghệ nhân nổi tiếng, chi phí từ 500-1.000 USD/người; thiết kế chương trình tái hiện “một ngày làm vua/hoàng hậu” tại kinh thành Huế với chi phí khoảng 1.200-1.500 USD/người; khám phá văn hóa Chăm tại Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam) với “bữa tối hoàng gia”, chi phí khoảng 1.500 USD/người... Những sản phẩm này không chỉ tăng doanh thu mà còn quảng bá giá trị văn hóa Việt Nam ra thế giới.

Ba là, du lịch xanh và bền vững. Khách cao cấp ngày càng quan tâm đến du lịch bền vững. Việt Nam có thể tận dụng các khu vực như Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, Cát Tiên, hay Đồng bằng sông Cửu Long để phát triển các tour sinh thái cao cấp. Chẳng hạn, một tour du thuyền khám phá hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ, kết hợp nghỉ tại biệt thự nổi (floating villas), có thể thu hút khách từ châu Âu với giá 3.000-5.000 USD/người.

Bốn là, nâng cấp dịch vụ đi kèm. Cần đầu tư vào đội ngũ nhân lực (hướng dẫn viên thông thạo ngoại ngữ, đầu bếp đạt chuẩn quốc tế) và cơ sở vật chất (du thuyền 5 sao, máy bay riêng). Ví dụ, tại Maldives, 80% khách cao cấp di chuyển bằng thủy phi cơ, trong khi Việt Nam chưa có dịch vụ này dù sở hữu hơn 3.000 km bờ biển.

6. Một số gợi ý chính sách

Để hiện thực hóa các sản phẩm trên, ngành Du lịch Việt Nam cần phối hợp đa chiều với các cơ quan chức năng, địa phương, doanh nghiệp triển khai đồng bộ một số chính sách gợi mở như sau:

Thứ nhất, về chính sách hỗ trợ, Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào du lịch cao cấp, đồng thời đảm bảo chất lượng dịch vụ đạt chuẩn quốc tế. Cụ thể:

- Giảm thuế cho doanh nghiệp đầu tư vào du lịch cao cấp: Hiện tại, thuế giá trị gia tăng (VAT) áp dụng cho dịch vụ du lịch tại Việt Nam là 10%, cao hơn mức 7% của Thái Lan hay 8% của Singapore (ASEAN Tourism Forum, 2024). Đề xuất giảm thuế VAT từ 10% xuống 5% trong 3 năm đầu cho các doanh nghiệp đầu tư vào các dự án du lịch cao cấp như resort 5 sao, du thuyền sang trọng, hoặc tour bespoke (một loại hình du lịch được thiết kế riêng theo nhu cầu, sở thích và mong muốn cá nhân của từng khách hàng, thay vì theo các gói tour cố định, đại trà). Chẳng hạn, tại Hạ Long (Quảng Ninh), Vinpearl có thể được hưởng ưu đãi này khi phát triển dự án du thuyền 5 sao khám phá Vịnh Hạ Long, với chi phí đầu tư ban đầu ước tính khoảng 20-30 triệu USD. Chính sách này sẽ giảm áp lực tài chính, khuyến khích doanh nghiệp mở rộng quy mô.

- Ban hành tiêu chuẩn quốc tế cho cơ sở lưu trú và dịch vụ: Hiện nay, chỉ 10% cơ sở lưu trú tại Việt Nam đạt chuẩn 5 sao (Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, 2024), trong khi khách cao cấp đòi hỏi dịch vụ đạt chuẩn như Forbes Travel Guide hay Leading Hotels of the World. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần ban hành bộ tiêu chí cụ thể. Chẳng hạn, phòng nghỉ tối thiểu 50m², nhân viên thông thạo ít nhất 2 ngoại ngữ hoặc nhà hàng đạt chuẩn Michelin. Tại Phú Quốc, Sun Group có thể áp dụng tiêu chuẩn này cho JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay, nâng cấp dịch vụ để cạnh tranh với các resort tại Bali hay Maldives.

Thứ hai, hợp tác quốc tế và học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển du lịch cao cấp là cách nhanh nhất để Việt Nam định vị sản phẩm phù hợp với khách thu nhập cao. Cụ thể:

- Thái Lan - Mô hình du lịch y tế kết hợp nghỉ dưỡng: Thái Lan thu hút 1,2 triệu khách du lịch y tế mỗi năm, doanh thu 2 tỷ USD (Tourism Authority of Thailand, 2024), nhờ kết hợp spa, chăm sóc sức khỏe với nghỉ dưỡng tại Six Senses hay Amanpuri. Việt Nam có thể hợp tác với các tập đoàn như Bumrungrad Hospital để đào tạo nhân lực và chuyển giao công nghệ spa y học cổ truyền (thuốc Nam, châm cứu) tại các điểm như Đà Lạt hay Phú Quốc. Ví dụ, Sun Group có thể ký thỏa thuận với Six Senses để phát triển spa cao cấp tại Hòn Thơm, kết hợp nghỉ dưỡng giá 2.000-5.000 USD/người.

- Pháp - Du lịch văn hóa cao cấp: Pháp kiếm được 1,5 tỷ EUR từ các tour văn hóa xa xỉ như tham quan lâu đài Loire (France Tourism Development Agency, 2023). Việt Nam có thể hợp tác với Relais & Châteaux để thiết kế tour bespoke tại Hội An hoặc Hạ Long. Chẳng hạn, Vinpearl tại Hạ Long có thể mời chuyên gia Pháp tư vấn xây dựng tour “Vịnh Hạ Long hoàng gia”, giá 1.500-3.000 USD/người.

Thứ ba, quảng bá là yếu tố then chốt để đưa sản phẩm du lịch cao cấp Việt Nam đến gần hơn với khách thu nhập cao từ Mỹ, châu Âu, Nhật Bản. Cụ thể:

- Đẩy mạnh chiến dịch quảng bá sản phẩm tại các hội chợ du lịch quốc tế ITB Berlin, WTM London: Đây là hai hội chợ du lịch lớn nhất thế giới, thu hút hàng nghìn công ty lữ hành và khách cao cấp tham gia. Việt Nam cần xây dựng gian hàng chuyên nghiệp, giới thiệu các sản phẩm như tour du thuyền Hạ Long của Vinpearl, nghỉ dưỡng Phú Quốc của Sun Group, với sự tham gia trực tiếp của các tập đoàn lớn. Năm 2023, Thái Lan chi 10 triệu USD quảng bá tại ITB Berlin, thu hút 500.000 khách châu Âu (Tourism Authority of Thailand, 2024). Việt Nam có thể đầu tư 5-7 triệu USD/năm từ 2025, tập trung vào video quảng cáo 4K và sự kiện trải nghiệm thực tế (VR) tại hội chợ.

- Hợp tác với nhân vật ảnh hưởng quốc tế (influencers): Mời các travel blogger nổi tiếng như Louis Cole (FunForLouis), Kristin Addis (Be My Travel Muse), Jack Morris (@doyoutravel), Lauren Bullen (@gypsea_lust) hay chuyên gia du lịch xa xỉ từ Condé Nast Traveler trải nghiệm tour Hạ Long, Phú Quốc, sau đó quảng bá trên mạng xã hội và tạp chí quốc tế. Chi phí ước tính 50.000-100.000 USD/chiến dịch, nhưng hiệu quả lan tỏa có thể đạt hàng triệu lượt xem.

Thứ tư, về công tác đào tạo. Nhân lực chất lượng cao là yếu tố sống còn để phục vụ khách thu nhập cao, đòi hỏi kỹ năng chuyên sâu và thái độ chuyên nghiệp. Cụ thể:

- Đưa chương trình đào tạo vào các trường du lịch: Các trường đào tạo nhân lực du lịch cần thiết kế khóa học chuyên biệt về du lịch cao cấp, kéo dài 6-12 tháng. Nội dung tập trung vào ngoại ngữ, kỹ năng phục vụ bespoke (thiết kế tour riêng, chăm sóc khách VIP) và quản lý trải nghiệm khách hàng.

- Hợp tác với tổ chức quốc tế: Liên kết với Les Roches (Thụy Sĩ) hoặc Cornell University (Mỹ) để chuyển giao chương trình đào tạo quản lý khách sạn 5 sao. Năm 2023, Singapore đào tạo 2.000 nhân viên du lịch qua hợp tác với Les Roches, nâng tỷ lệ hài lòng khách lên 95% (Singapore Tourism Board).

7. Thay cho lời kết

Thị trường khách thu nhập cao là “mỏ vàng” mà ngành du lịch Việt Nam không thể bỏ qua. Bằng cách học hỏi kinh nghiệm quốc tế và triển khai các giải pháp gắn với địa phương, doanh nghiệp cụ thể, ngành Du lịch có thể tạo bước đột phá. Ngành du lịch Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để chuyển mình từ “số lượng” sang “chất lượng”, với thị trường khách thu nhập cao là chìa khóa then chốt. Việc nghiên cứu và xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp không chỉ mang lại nguồn doanh thu bền vững mà còn nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ du lịch thế giới. Tuy nhiên, thành công đòi hỏi sự đồng lòng giữa Chính phủ, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp cùng với tầm nhìn dài hạn và chiến lược cụ thể.

Tài liệu tham khảo

    Cục Du lịch quốc gia Việt Nam (2024). Báo cáo thống kê du lịch năm 2023-2024.

    Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (2024). Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch Việt Nam.

    CBRE Việt Nam (2023). Khảo sát trải nghiệm khách du lịch quốc tế tại Việt Nam.

    Euromonitor International (2023). Global Luxury Travel Market Report.

    France Tourism Development Agency (2023). Luxury Tourism Statistics.

    Luxury Travel Trends (2024). High-Income Traveler Preferences Survey.

    Maldives Marketing and PR Corporation (2024). Tourism Insights Report.

    Tourism Authority of Thailand (2024). Annual Tourism Revenue Report.

    UNWTO (2023). International Tourism Highlights.

Trung tâm thông tin du lịch

Trở về đầu trang
   ngành Du lịch Việt Nam sản phẩm du lịch khách thu nhập cao
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Hà Tĩnh tái khởi động dự án khu du lịch sinh thái biển Xuân Hội gần 4.000 tỷ đồng
  • Bình Định tăng tốc hút khách trong mùa cao điểm du lịch hè
  • "Khám phá" thiết kế và công năng đột phá của Cảng Hàng không quốc tế Phú Quốc
  • Phú Quốc sẽ có cảng hàng không quốc tế hiện đại trước thềm APEC 2027
  • Đà Nẵng đầu tư xây dựng Khu phố du lịch An Thượng giai đoạn 2
  • Quảng Ngãi: Hơn 26 tỉ đồng thực hiện tôn tạo Di tích quốc gia Khu Chứng tích Sơn Mỹ
  • Ba tỉnh Bắc Trung Bộ hợp lực xây dựng hành trình du lịch xanh liên vùng
  • Định vị thương hiệu từ những điểm đến xanh
  • Bắc Ninh phát triển du lịch trong thời kỳ mới
  • Hòa Bình: Phát triển du lịch bền vững từ vùng đất Mường cổ
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Phú Quốc sẽ có cảng hàng không quốc tế hiện đại...

    Theo quy hoạch, Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc sẽ được đầu tư mở rộng và nâng cấp toàn...

    174
  • Thái Nguyên - Hành trình về nguồn

    Đến với tỉnh Thái Nguyên, dự án Yêu lắm Việt Nam đã chọn 3 địa điểm để đặt trạm NFC. Đó...

    144
  • Long An phát triển du lịch qua di tích lịch sử -...

    Hiện toàn tỉnh Long An có 127 di tích lịch sử - văn hóa (DTLSVH), trong đó, 22 DTLSVH cấp...

    143
  • Quảng Nam: Tây Giang hướng đến phát triển du lịch...

    Với thế mạnh điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu mát mẻ, độ che phủ rừng tự nhiên, giá trị bản...

    109
  • Hải Dương: Phường rối nước Thanh Hải được công...

    Nghệ thuật múa rối nước Thanh Hải (Thanh Hà, Hải Dương) có lịch sử hơn 300 năm.

    103

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch