• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Khám phá

Chiếc khăn Piêu và tình yêu trai gái

Trong đời sống tình cảm của người Thái, trai gái yêu nhau còn nhờ chiếc khăn Piêu nói hộ lòng mình. Lúc xa nhau, các cô gái thường tặng chàng trai mình yêu mến chiếc khăn Piêu đẹp nhất. Chiếc Piêu từ giây phút đó trở thành cầu nối tình yêu của họ...
 
Có một bài dân ca nói về chiếc khăn Piêu, chiếc khăn đội đầu, vật trang sức quan trọng gắn bó với đời sống tình cảm của các cô gái Thái.

Em xe sợi thành vóc hoa dâu
Em dệt cửi thành gấm vân chéo
Em dệt tơ thành đoá hoa vàng
Người các bản các phường muốn khóc
ều ước ao được em thêu khăn.

Nguồn gốc chiếc khăn Piêu gắn với một truyền thuyết. Chuyện kể rằng, ngày xưa lắm, có một mường toàn đàn bà sinh sống với nhau. Bất kỳ một người đàn ông nào đi qua đều bị giết chết. Một hôm, có một người đàn bà đi rừng và gặp một người đàn ông ở mường khác lạc sang. Hai người đi lại với nhau và sinh được một người con trai. Về sau, người con trai lớn lên và thấy được cách sống vô lý của "mường mẹ" nên đã sang "mường bố" huy động lực lượng sang đánh. Mường đàn bà thất bại, xin mường đàn ông tha chết và hứa sẽ ở chung với mường đàn ông. ể đánh dấu sự thất bại của họ, mường đàn ông bắt họ đội khăn có in những dấu ngón tay đã điểm chỉ vào đó, gọi là những chiếc "cút".

Khăn Piêu được phụ nữ tự dệt bằng loại vải bông, nhuộm chàm, thêu các hoa văn với các loại chỉ màu ở hai đầu khăn. ể làm một chiếc khăn Piêu phải mất từ 2 đến 4 tuần thêu liên tục. Nhưng phụ nữ Thái chỉ thêu trong lúc nông nhàn, rảnh rỗi, cho nên xong một chiếc khăn phải qua hàng tháng trời. Thêu khăn Piêu đòi hỏi sự khéo léo. Vì vậy, từ khi 6, 7 tuổi, người con gái Thái phải học tập cách thêu các hoa văn. "Piêu" đã trở thành một tiêu chuẩn xã hội để đánh giá người phụ nữ tài hoa siêng năng hay vụng dại, lười nhác.

Trong đời sống tình cảm của người Thái, trai gái yêu nhau còn nhờ chiếc khăn Piêu nói hộ lòng mình. Lúc xa nhau, các cô gái thường tặng chàng trai mình yêu mến chiếc khăn Piêu đẹp nhất. Chiếc Piêu từ giây phút đó trở thành cầu nối tình yêu của họ. Đối với chàng trai, khăn Piêu ghi dấu tài hoa, hơi ấm bàn tay cô gái mình yêu. Trai gái Thái ở Sơn La khi yêu nhau mà không lấy được nhau, cô gái đến xin lại chiếc Piêu của mình đã tặng.

Vào các dịp lễ hội, khi một cô gái tung còn, chàng trai nào bắt được phải đền cho cô gái một hoặc hai đôi vòng bạc. Ngược lại, khi chàng trai ném còn, nếu cô gái không bắt được phải đem khăn Piêu ra tặng. Nhiều khi vì cớ đó mà họ yêu nhau. Nếu cô gái không yêu chàng trai thì có thể đem vật khác đến xin lại chiếc khăn Piêu của mình.

Khi tình yêu không thành, chuyện tình ngắn ngủi được người Thái ví như "đời Piêu, đời vải". Họ cho rằng, tình cảm đôi lứa không thành như "Piêu lụa xoạc đôi" mà "Piêu lụa đã xé đôi không thể đội lại được".

Chuyện tình yêu của trai gái Thái thật mãnh liệt, say sưa, xong cũng thật chân tình, mộc mạc, đằm thắm qua chiếc khăn Piêu. Khăn Piêu vừa là nét đẹp trang phục truyền thống, vừa thể hiện tinh hoa trong văn hoá ứng xử cần được nâng niu và giữ gìn.

Nguồn : QH
Trở về đầu trang
  

Các tin khác

  • Lên Pà Cò, Hang Kia (Hòa Bình) trải nghiệm sản phẩm du lịch hái quả
  • Thuyền buồm rực rỡ trên sông Hàn - Màn trình diễn độc đáo giữa lòng thành phố Đà Nẵng
  • Ghềnh Bàng - “Viên ngọc thô” quyến rũ của bán đảo Sơn Trà
  • Phát huy tiềm năng du lịch sinh thái làng nghề Bát Tràng
  • Tour chuyên sâu và đặc trưng sẽ định hình du lịch TP.HCM
  • Tận dụng tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch Đà Lạt, Lâm Đồng
  • Cao Bằng: Mạng xã hội - “cầu nối” đưa du khách đến với những trải nghiệm chân thực
  • Lệ Thủy (Quảng Bình): Gắn công tác bảo tồn và phát triển du lịch
  • Lần đầu tiên du thuyền 5 sao khởi hành từ Việt Nam đưa khách tới Singapore
  • Canada và Trung Quốc khẳng định vị thế cường quốc pháo hoa tại DIFF 2025
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Hội Lim (Bắc Ninh) là di sản văn hóa phi vật thể...

    Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng ký Quyết định số 1744 ngày 10/6/2025 về việc công bố...

    142
  • Những điều thú vị của du lịch Đà Lạt (Lâm Đồng)...

    Đà Lạt (Lâm Đồng) được biết đến như một thành phố ngàn hoa, thành phố ba thiên đường. Đà...

    139
  • Rực rỡ mùa vàng vùng cao

    Tháng 6, những ngày đầu hạ, vùng cao Tuyên Quang đã bước vào mùa lúa chín. Vùng đất quanh...

    115
  • Kể chuyện du lịch Lâm Đồng qua những khung hình

    Để kể câu chuyện về một Lâm Đồng trọn vẹn và đa diện hơn với công chúng qua những khoảnh...

    105
  • Lần đầu tiên du thuyền 5 sao khởi hành từ Việt...

    Bằng việc khởi hành du thuyền quốc tế cao cấp từ cảng nội địa, Việt Nam không chỉ khai...

    101

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch