• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Khám phá

Nuôi trai lấy ngọc ở Phú Quốc – nghề tạo nên những viên ngọc quý giá

Nghề nuôi trai lấy ngọc ở Phú Quốc trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, giờ đây đã tạo nên sản phẩm du lịch độc đáo phục vụ nhu cầu mua sắm trang sức, quà lưu niệm của du khách.
Kiên Giang là tỉnh đầu tiên ở đồng bằng sông Cửu Long thực hiện mô hình nuôi cấy ngọc trai làm giàu cho ngư dân. Trong đó, thành phố đảo Phú Quốc rất thích hợp cho việc phát triển nghề nuôi trai lấy ngọc. Ngọc trai nuôi cấy ở các cơ sở của Phú Quốc có chất lượng rất tốt, viên ngọc sáng bóng rất được khách ưa chuộng. 
 
Khu vực nuôi trai ở Phú Quốc. Ảnh: Báo Lao Động.
 
Những viên ngọc trai được thu hoạch có đủ màu sắc. Ảnh: VTCNews.
Trong tự nhiên, ngọc trai được tạo ra do các dị vật dưới biển vô tình lọt vào con trai. Trai sau đó phản ứng lại bằng cách tiết ra chất xà cừ bao phủ lấy dị vật, một thời gian sau sẽ tạo thành ngọc trai. Tuy nhiên xác suất dị vật lọt vào trai rất thấp, nên ngọc tự nhiên cũng rất hiếm.
 
Một cơ sở nuôi cấy ngọc trai ở Phú Quốc. Ảnh: VTCNews.
 
Ngọc trai Phú Quốc. Ảnh: Báo Tuổi Trẻ.
Để tạo ra nhiều ngọc trai hơn, các nhà nghiên cứu đã chủ động đưa dị vật vào trai, kích thích quá trình tạo ngọc. Viên ngọc sẽ có hình dáng của hạt nhân được cấy vào. Sau khi chế tác hạt nhân theo ý muốn, người nuôi khéo léo cấy vào tế bào trai. Để làm được điều này, người ta phải thực hiện đúng quy trình để trai không đào thải nhân mới cấy.
 
Chế tác ngọc trai ngày càng tinh xảo. Ảnh: Báo Tuổi Trẻ.
Sau khi cấy hạt nhân vào trai, những con trai được nuôi trong lồng, treo phao trên biển. Việc cấy nhân là công đoạn hết sức khó khăn, đòi hỏi những kỹ thuật viên phải thành thạo nghề, vô cùng tỉ mỉ, khéo léo. Bởi thế những kỹ thuật viên phải được qua đào tạo thời gian dài và phải được sát hạch tay nghề.
 
Ngọc trai đen.
Trong quá trình nuôi trai lấy ngọc, công việc chủ yếu là giữ cho lồng trai sạch để trai không mắc bệnh cũng như tránh những bất lợi cho trai. Do lồng trai thường được các sinh vật sống bám làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của trai. Phải vệ sinh lồng trai định kỳ khi thấy vỏ có nhiều sinh vật bám. Trong trường hợp môi trường nuôi bất lợi, phải chuyển lồng trai đến nơi khác.
 
Sản phẩm ngọc trai.
Định kỳ trai được đưa lên kiểm tra quá trình tạo ngọc, ngọc trai chất lượng thấp được thu hoạch sau 6 đến 12 tháng, ngọc chất lượng cao thu hoạch sau 6 đến 8 năm hoặc lâu hơn. Màu sắc ngọc trai thường phụ thuộc vào cá thể trai mẹ, ngọc thường có màu trắng ngà, vàng, đen, hồng. Tinh túy nhất là ngọc trai đen và xanh biển.
 
Ảnh: Báo Tuổi Trẻ.
Khi một viên ngọc trai đã hoàn chỉnh để thu hoạch, bước tiếp theo là tách ngọc ra khỏi nhuyễn thể trai. Thu hoạch ngọc trai là quá trình tinh vi, chính xác. Đầu tiên nhuyễn thể được mở nhẹ nhàng, vừa đủ để tiếp cận viên ngọc. Viên ngọc sau đó được lấy ra cẩn thận bằng các dụng cụ đặc biệt để không làm hại đến nhuyễn thể. Vì con trai có thể được sử dụng để tiếp tục sản xuất ngọc.
 
Ngọc trai vô cùng có giá trị.
Các cơ sở nuôi trai lấy ngọc ở Phú Quốc thu hoạch ngọc trai từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm. Lúc này ngọc trai được thu hoạch, rửa sạch và chọn lọc lại. Ngọc trai được nuôi thành công sẽ có đúng hình dạng của nhân được cấy.
 
Trang sức có đính ngọc trai. Ảnh: @mieyun_1.
Ngọc trai là sản phẩm đặc biệt mà du khách rất yêu thích ở Phú Quốc, được mệnh danh là “báu vật của đại dương”. Ngoài xuất khẩu, bán thô, nhiều cơ sở nuôi trai lấy ngọc còn gia công cả trang sức từ ngọc trai. Trang sức ngọc trai có giá trị rất cao, từ vài triệu đồng đến hàng chục triệu đồng cho từng sản phẩm, nhưng vẫn thu hút đông đảo khách hàng yêu thích cái đẹp.
 Theo iVIVU.com
Suu tam Ngo Diep 
Trở về đầu trang
  

Các tin khác

  • Văn hóa suối khoáng nóng tại Đài Loan (Trung Quốc): Nét đẹp từ truyền thống đến hiện đại
  • Khám phá cảnh đẹp Vũ Lăng Nguyên ở Trương Gia Giới, Trung Quốc
  • Chiềng Đi (Sơn La): Nơi nghệ thuật thắp sáng bản sắc
  • Sông Cầu (Bắc Kạn) - điểm đến du lịch
  • Đề xuất bảo tồn tại chỗ thuyền cổ độc nhất vô nhị tại Việt Nam
  • Hòa Bình: Phát triển du lịch bền vững từ vùng đất Mường cổ
  • Trải nghiệm đi cầu khỉ, chụp đìa bắt cá ở miệt rừng U Minh Hạ
  • Đoàn tàu “Hoa Phượng Đỏ”, điểm nhấn của du lịch Hải Phòng
  • Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động hấp dẫn thu hút du khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
  • Nhiều hoạt động du lịch hấp dẫn tại Hà Nội dịp 30/4 và 01/5
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Khách sạn dưới nước: Bước tiến mới của ngành công...

    Nếu những khung cảnh ven biển, đường chân trời thành phố hay khu vườn tuyệt đẹp vốn đã là...

    143
  • Mèo Vạc (Hà Giang): Điểm hẹn du lịch trên Cao...

    Đến Cao nguyên đá Đồng Văn, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang chắc hẳn sẽ là điểm đến không...

    142
  • Về miền Tây Nam Bộ thưởng thức bánh dân gian

    Miền Tây sông nước được biết đến với văn hóa ẩm thực phong phú, trong đó phải kể tới...

    113
  • Sơn La: Du lịch thể thao đa dạng và hấp dẫn

    Du lịch thể thao, là loại hình du lịch kết hợp giữa hoạt động du lịch và tham gia hoặc...

    100
  • Du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5: người Hà Nội tìm về...

    Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay kéo dài 5 ngày liên tục. Thay cho những chuyến đi xa, nhiều...

    96

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch