• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
Văn hóaKiến trúc, mỹ thuật
  • UKEnglish

Giá trị lịch sử

Đình Phụng Pháp, di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia 300 tuổi ở Hải Phòng

Đình Phụng Pháp tọa lạc ở phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng, thờ phụng thành hoàng là đức vua Ngô Quyền, Đông Hải Đại Vương Đoàn Thượng thời Hậu Lý, nữ tướng Lê Chân thời nhị vua Hai Bà Trưng.

Đình Phụng Pháp còn có tên gọi là đình Trung, tên chữ là Khánh Thọ. Theo Hán tự, Khánh Thọ có nghĩa là luôn mang niềm vui thắng lợi, sự tốt đẹp đến cho mọi người.

Ngoài đức vương Ngô Quyền, đình còn thờ Đông Hải Đại Vương Đoàn Thượng, một danh tướng, trung thần thời Hậu Lý và nữ tướng Lê Chân, bậc danh tướng nữ kiệt có công lớn trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, người đã có công khai khẩn đất đai, lập nên An Trang Biên, nay là nội thành Hải Phòng. Bà được dân gian tôn vinh là thần chủ của vùng đất Hải Phòng.

Trong khuôn viên khu di tích Đình Phụng Pháp còn thờ Quyến Hoa Công Chúa, tương truyền bà là nữ tướng giúp việc hậu cần cho Đức Ngô Vương Quyền trong cuộc đại chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 chống quân xâm lược Nam Hán.

Đình là một công trình kiến trúc nghệ thuật bề thế, còn tương đối nguyên vẹn. Đình đã trải qua nhiều lần tu tạo vào các đời: Thiệu Trị thứ 6 (1847), Tự Đức  thứ 34 (1882), Bảo Đại thứ 17 (1942) và lần gần nhất là vào năm 1999.

Dình Phụng Pháp kết cấu kiểu chữ “Đinh”, mặt chính quay về hướng tây, gồm 5 gian tiền đường, 3 gian ống muống và hậu cung; vì kèo kiểu giá chiêng, kẻ chồng đấu sen.

Trên các cấu kiện kiến trúc còn bảo lưu nhiều mảng điêu khắc tinh xảo, có giá trị mỹ thuật cao, mang những nét tiêu biểu của phong cách trang trí điêu khắc mỹ thuật trên kiến trúc gỗ thời kỳ giữa thế kỷ 19 cho đến đầu thế kỷ 20.

Ngày nay, tại đình vẫn còn lưu giữ được một số hiện vật quý như: một cây trúc đài đá niên hiệu Cảnh Hưng, 3 bia đá thời Nguyễn; kiệu bát cống, câu đối, đại tự, long ngai, bài vị, tượng thờ, cùng sắc phong và nhiều tư liệu cổ.

Hàng năm, lễ hội đình được tổ chức trong 3 ngày: 17,18,19 tháng Giêng âm lịch, thu hút nhiều người dân trong vùng cùng du khách khắp trong và ngoài nước. Sau phần Lễ với những nghi thức tế lễ trang nghiêm tôn kính, là phần Hội với các trò chơi dân gian sôi nổi như đánh cờ người, chọi gà, biểu diễn chèo sân đình.

…

 Đình Phụng Pháp là một công trình kiến trúc nghệ thuật có kết cấu kiểu chữ “Đinh”, mặt chính quay về hướng tây, gồm 5 gian tiền đường, 3 gian và hậu cung.

 

 Trên các cấu kiện kiến trúc còn bảo lưu nhiều mảng điêu khắc tinh xảo, có giá trị mỹ thuật cao, mang những nét tiêu biểu của phong cách trang trí điêu khắc mỹ thuật trên kiến trúc gỗ thời kỳ giữa thế kỷ 19 cho đến đầu thế kỷ 20

 Tượng thờ Đức Vương Ngô Quyền

 Các bia đá cổ của đình

 

Lễ hội đình Phụng Pháp

 Bên cạnh đình Phụng Pháp là chùa Phụng Pháp - di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia cùng được công nhận năm 1994. Cụm Đình - Chùa Phụng Pháp cùng các công trình tôn giáo, tín ngưỡng như Nghĩa trang liệt sĩ quận Ngô Quyền, Đền thờ Bác Hồ và Cảnh quan cây đa 13 gốc - cây di sản Việt Nam... tạo điểm du lịch tâm linh đa dạng, thu hút hàng vạn lượt nhân dân, du khách mỗi năm.

  Nguồn: Báo Lao Động

Trở về đầu trang
   Đình Phụng Pháp phường Đằng Giang quận Ngô Quyền Thành phố Hải Phòng thờ phụng vua Ngô Quyền
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Đình, nghè Mai Động, thờ phụng Đô úy Tam Trinh triều Nhị vua Hai Bà Trưng
  • Đình Tây Đằng – Bảo tàng nghệ thuật kiến trúc thế kỷ 16
  • Quảng Nam: Làng Pơr’ning làm du lịch xanh bền vững
  • Khánh Hòa: Giữ gìn vẻ đẹp cho các di tích
  • Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Triển lãm “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”
  • Quảng Ninh: Chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị di tích, danh thắng
  • Làng Nôm - Hưng Yên: Nơi hồn quê lắng đọng, nơi lịch sử vẹn nguyên
  • Chùa Bổ Đà - Danh lam cổ tự nổi tiếng vùng Kinh Bắc
  • Cổ kính làng Ước Lễ
  • Điều chỉnh hồ sơ di sản Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Long An phát triển du lịch qua di tích lịch sử -...

    Hiện toàn tỉnh Long An có 127 di tích lịch sử - văn hóa (DTLSVH), trong đó, 22 DTLSVH cấp...

    174
  • Chùa Dàn - Trí Quả tự, thờ phụng Đại Thánh Pháp...

    Chùa Dàn, có tên chữ là Trí Quả tự, còn gọi là Chùa Dàn Phương Quan hay Chùa Dàn Câu là...

    132
  • Hải Dương: Phường rối nước Thanh Hải được công...

    Nghệ thuật múa rối nước Thanh Hải (Thanh Hà, Hải Dương) có lịch sử hơn 300 năm.

    129
  • Quảng Nam: Tây Giang hướng đến phát triển du lịch...

    Với thế mạnh điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu mát mẻ, độ che phủ rừng tự nhiên, giá trị bản...

    123
  • Hội Lim (Bắc Ninh) là di sản văn hóa phi vật thể...

    Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng ký Quyết định số 1744 ngày 10/6/2025 về việc công bố...

    98

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch