• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
Văn hóaLễ hội & trò chơi dân gian
  • UKEnglish

Lễ hội, trò chơi dân gian

Hội đình Đại Mỗ bảo lưu nhiều nét đẹp truyền thống dân tộc

NT- Trong không khí vui tươi, phấn khởi những ngày đầu xuân , ngày mùng 09, mùng 10 tháng Giêng, người dân phường Đại Mỗ long trọng tổ chức lễ hội truyền thống đình Đại Mỗ.
 

Hữu Hưng dệt lụa hoa hiên Cò bay bướm lượn in trên hoa đào. (Ca dao Hà Nội)

Đại Mỗ (trước đây là Hữu Hưng) cách Hồ Gươm 20km về hướng tây, có thể đi tới qua con đường rẽ ở Cầu Diễn hay chợ Hà Đông. Dưới triều Lê, Đại Mỗ thuộc Thiên Mỗ (phủ Quốc Oai) huyện Từ Liêm, trấn Sơn Tây. Năm 1848 triều Tự Đức đổi từ Thiên Mỗ sang Đại Mỗ.

Thành hoàng của làng là ả Lã nàng Đê, Thủy Hải Long vương và ba ông cháu dòng họ Nguyễn Quý:-Nguyễn Quý Đức (1648-1720), Nguyễn Quý Ân (1673-1722), Nguyễn Quý Kính (1693-1766). Nguyễn Quý Đức là một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử nước nhà, một nhà văn võ song toàn, có đạo đức, yêu nước, thương dân.

Ông đỗ đầu khoa thi Đình năm Bính Dần nhưng chỉ được thám hoa (khoa này không lấy trạng nguyên, bảng nhãn), Nguyễn Quý Đức cùng Lê Hy viết tiếp Đại Việt sử ký (tục biên) là người đứng ra sửa trường Quốc Tử Giám, Văn Miếu… Năm Đinh Dậu (1717) khai giảng trường Quốc Tử Giám, ông được giảng đầu tiên. Nguyễn Quý Đức là tể tướng rất nghiêm minh khiến dân gian có câu: “Tể tướng Lê Hy thiên hạ sầu bi, tể tướng Quý Đức thiên hạ hưu tức”.

 
 
 

Đình Đại Mỗ có kết cấu hình chữ nhị gồm đại đình và hậu cung. Nhà đại đình có quy mô kiến trúc lớn kiểu hai tầng 8 mái với các góc đao cong ngược lên. Nhà có mái lợp ngói ta, bờ nóc đắp dạng bờ dinh, giữa có hàng hoa chạm thủng chạy suốt và sang cả bờ giải.

Chính giữa bờ nóc đắp mặt trời lửa trên đầu hổ phù, hai hồi có hai đầu kìm hướng vào. Đầu của các đao đều đắp nổi hình rồng lá, rồng mây nom cân đối, đẹp mắt. Dọc theo chân các bờ dải đặt những tượng nghê nhỏ, phần cổ diềm giữa hai mái làm hàng chấn song con tiện để tăng ánh sáng cho không gian.

Bộ khung nhà đại đình được định vị rất vững chắc. Đỡ các mái trên là phần kết cấu gỗ dựng trên hai hàng cột cái. Hai vì hồi làm kiểu cốn mê đỡ hoành, các vì trong có dạng “chồng giường, giá nghiên”.

Dưới câu đầu của mỗi vì lại vươn ra hai bảy ngang ngắn đỡ 4 mái dưới có hệ thống cốn nách đặt trên xà ngang. Các xà này có một đầu ăn mộng sâu vào thân cột cái, đầu kia đặt trực tiếp lên tường bao.

Mỗi góc nhà đều đặt một kẻ xó to dày để tăng thêm sức chịu lực cho các góc đao. Các bộ vì nhà được liên kết bằng hệ thống xà đại thượng hạ chạy ngang dọc theo diện tích của tòa nhà.

 
 

Hội đình Đại Mỗ tổ chức vào ngày 10, 11 tháng Giêng . Chín chi họ (chín lò) tổ chức Hội thi kéo lửa bằng dang nứa và thổi xôi bằng ống nứa. Xôi đổ ra phải dẻo ngon, hạt nhộng, nắm xôi tròn như quả trứng. Hội làng thường kiệu các vị đại vương từ Đình Mỗ về miếu Hàm Rồng bên dòng sông Nhuệ lấy nước bài ban mộc dục.

 
 
 

Để tưởng nhớ công đức của các vị Thành hoàng làng, nhân dân 04 TDP Tháp, Chợ, Đình, Ngang tổ chức rước các mâm đồ lễ dâng tại đình vào các ngày lễ hội. Đoàn rước của các TDP với đồ lễ là các vật phẩm nông nghiệp sản xuất tại địa phương để bày tỏ lòng thành kính với các bậc có công với đất nước, địa phương cầu chúc cho một năm mới làm ăn thuận lợi, mưa thuận gió hòa.

Đình Đại Mỗ ngày 25/5/1954 bị giặc Pháp đốt phá trước khi rút đi. Hiện nay dân làng đã khôi phục lại được một phần. Đình được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa ngày 21/6/1993.

 

Làng tôi như bao nhiêu làng khác
Mỗi lần về tôi lại thấy yêu hơn
Sống cảnh xa hoa ở giữa phố phường
Tôi vẫn mang bóng hình về quê mẹ.
(Làng Tôi) Hoàng Thị Minh Khanh

Một số hình ảnh lễ hội đình Đại Mỗ

 
 
 
 

 Nguồn: Cổng thông tin điện tử Nam Từ liêm

Trở về đầu trang
   Lễ hội Làng Đại Mỗ Nam Từ Liêm Hà Nội
7.75   Tổng số:4 lượt

Các tin khác

  • Bắc Ninh phát triển du lịch trong thời kỳ mới
  • Quảng Ngãi: Khai mạc Không gian trưng bày văn hóa Hrê gắn với phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt
  • Lễ hội đền Đồng Cổ 2025: Nét đẹp văn hóa tâm linh xứ Thanh
  • Hà Nam: Tháng ba trẩy hội chùa Đọi
  • Hà Nội: Xây dựng không gian sáng tạo điểm đến tại các di tích Văn Miếu, Hỏa Lò…
  • Lễ hội Tràng An 2025 tại Ninh Bình - Di sản ngàn năm hồn thiêng sông núi
  • Hội diều làng Bá Dương Nội đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
  • Lễ hội Tràng An 2025 - Lan tỏa giá trị di sản ngàn năm
  • Làng Nôm - Hưng Yên: Nơi hồn quê lắng đọng, nơi lịch sử vẹn nguyên
  • Hà Nội: Đặc sắc Lễ hội bơi Đăm truyền thống
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Dấu ấn liên kết phát triển du lịch "Biển xanh -...

    Chương trình liên kết phát triển du lịch giữa các thành phố ở Tây Nguyên và TP. Tuy Hòa...

    94
  • Du lịch ẩm thực, "đòn bẩy" phát triển du lịch Huế

    Xây dựng thương hiệu “Huế - Kinh đô ẩm thực” là bước đi chiến lược nhằm quảng bá du lịch...

    88
  • Bắc Ninh phát triển du lịch trong thời kỳ mới

    Để phát triển du lịch nhanh, bền vững, tỉnh Bắc Ninh tiếp tục đổi mới tư duy sáng tạo...

    88
  • Các “địa chỉ đỏ” hút khách du lịch về nguồn dịp...

    Các “địa chỉ đỏ” trên cả nước đang hút khách du lịch với tour du lịch về nguồn trong...

    85
  • Phú Quốc sẽ có cảng hàng không quốc tế hiện đại...

    Theo quy hoạch, Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc sẽ được đầu tư mở rộng và nâng cấp toàn...

    85

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch